Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi, mang theo miền ký ức cứ thế ngày càng đầy trong ngăn chứa. Con người ta thật lạ, lúc nhỏ thì mong trở thành người lớn, lúc trưởng thành rồi lại muốn quay về thời bé thơ, vô lo vô nghĩ. Chẳng thế mà có đôi khi, bước trên con đường xô bồ, tấp nập của cuộc sống bon chen, trái tim cảm thấy mệt nhoài bởi những bộn bề. Thèm lắm được trở về chốn xưa, để lòng an nhiên, bồi hồi ngược dòng thời gian, tự mình tìm ra hạnh phúc đơn giản, hết sức bình lặng. Nếu là một người hay hoài niệm, yêu vẻ đẹp cổ xưa thì chắc chắn, những địa danh dưới đây hứa hẹn là điểm đến hoàn hảo dành riêng cho bạn đấy.
Có những điểm đến tưởng chừng chỉ dành riêng cho người hoài cổ - Ảnh: Lâm Tặc
Đường Lâm thuộc địa phận Sơn Tây, Hà Nội, là vùng ngoại ô thanh bình, khác hẳn với dòng người tấp nập trong nội đô. Đường Lâm có gần 1.000 ngôi nhà được xây dựng khá lâu, từ thế kỷ 17 với những vật dụng quen thuộc khi đó như tre, nứa, mái ngói, đá ong,... đặc trưng cho kiến trúc của vùng châu thổ sông Hồng. Con đường làng quanh co rợp bóng tre và phảng phất hương lúa dịu nhẹ trong gió thoảng, cây đa cổ thụ nghiêng mình lặng yên như vùi trong giấc ngủ sâu, giếng cổ trầm tư bên mái đình cổ kính. Tất cả đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn vẹn nguyên, khẽ lay động trái tim người hành hương mỗi lần ‘chạm mặt’.
Đường Lâm dưới góc nhìn 360 độ - Ảnh: Quang Vu
Một thoáng bình yên nơi làng quê Việt - Ảnh: David Tran
Cầu Long Biên được xây dựng từ thế kỷ 19 theo kiến trúc Pháp, sau khi bị đánh bom và gãy ở nhiều đoạn thì cầu cũng được trùng tu, sửa chữa, trở thành biểu tượng của Hà Nội xưa. Cầu Long Biên gần gũi, thân thuộc với người Hà Nội. Bằng vẻ đẹp mộc mạc của mình, cây cầu vẫn được người Hà thành và cả khách du lịch bốn phương thương mến. Đứng trên cầu, thưởng ngoạn phong cảnh bình yên hai bên bờ sông Hồng, nghe gió cất lời dịu êm, làm mát dịu cả tâm hồn.
Cầu Long Biên lịch sử - Ảnh: Tra Dao
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Đi qua thời gian gắn liền với nhiều thế hệ - Ảnh: Phan Nguyen
Góc nên thơ được nhìn từ cầu Long Biên - Ảnh: Phan Nguyen
Được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226, chùa Dâu được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam, nằm ở huyện Thuận Thành, quê hương của làng quan họ Bắc Ninh. Trải qua bao nhiêu lần tôn tạo, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử vào 1962. Chùa Dâu mang đậm nét đặc trưng của lối kiến trúc thời Hậu Lê, chùa có tổng cộng bốn dãy hợp thành hình chữ nhật, thờ rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát, La Hán,... Đến chùa Dâu, du khách có thể buông bỏ mọi ưu phiền, cho lòng mình tĩnh cùng không gian trầm mặc, chẳng còn vương vấn thế tục ngoài kia.
Không gian trầm mặc ở chùa Dâu - Ảnh: Đăng Định
Ở ngôi chùa cổ nhất Việt Nam - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh
Tạm rời vùng đất Bắc, xê dịch một chút về mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, dừng ngay ở Huế mộng mơ, tìm đến ngôi làng cổ Phước Tích. ‘Thẹn thùng’ nép mình bên dòng sông Ô Lâu, cách trung tâm thành phố chừng 45km, làng cổ Phước Tích vẫn giữ được toàn bộ nét đặc trưng riêng của một vùng quê miền Trung chân chất, đơn sơ. Phước Tích nhẹ nhàng với những ngôi nhà cổ, có khoảng sân rộng trước sân, được bao quanh bởi hàng rào cây xanh rợp bóng, là điểm đến quen thuộc của du khách bởi vẻ đẹp chân nguyên đó.
Bình yên ở làng cổ Phước Tích - Ảnh: photosvietnam
Hết sức mộc mạc, chân phương - Ảnh: ngocquy
Cầu Tràng Tiền thuộc thành phố Huế, được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, có tất cả 12 nhịp với lớp áo trắng bạc, quả thực rất hợp với khung cảnh lãng mạn trữ tình của Huế thương. Đứng trên cầu Tràng Tiền, du khách có thể cảm nhận toàn bộ vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hương hiền hòa, nhẹ nhàng cất lên tự tình cùng gió, khỏa lấp nỗi phiền muộn trong lòng người lữ hành.
Cầu Tràng Tiêng lặng lẽ bên dòng sông Hương hiền hòa - Ảnh: Thachhan
Nơi trái tim hay nhớ nhung về những kỷ niệm xưa cũ - Ảnh: Cao Đức
Welcome to Vietnam
Xem thêm: Các tour du lịch Thừa Thiên Huế giá rẻ
Mời bạn xem thêm: 10 điểm đến dành riêng cho người hoài cổ trên khắp Việt Nam - Kỳ 2
Scodaisym - blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
0 Thích