Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namtết nguyên đánlễ hội sự kiệndu lịch lễ hội
06/04/20233.8930

5 quốc gia nào đón Tết Nguyên Đán giống Việt Nam năm 2024?

Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều đón Tết theo lịch dương thì với Việt Nam, Tết Nguyên Đán tính theo lịch Mặt Trăng, tức âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu xuân mới, mang đến những hi vọng về một năm hạnh phúc. Tuy nhiên, không chỉ một mình Việt Nam, một số nước châu Á cũng ăn Tết theo cách tính ngày đầu tiên của năm Âm lịch.

 

Những quốc gia nào đón Tết Âm Lịch

Những quốc gia nào đón Tết Âm Lịch? - Ảnh: vnpost

 

1. TRUNG QUỐC

 

Đầu tiên là anh bạn Trung Quốc, láng giềng thân thiết của Việt Nam. Tết cổ truyền là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người dân nơi đây. Ngày Tết, họ trang trí nhà cửa bằng các câu đối, đèn lồng, cắt dán giấy hoa văn đều màu đỏ và đốt pháo để trừ tà mà, cầu năm mới an lành, hạnh phúc.

 

Tết cổ truyền của Trung Quốc

Tết cổ truyền của Trung Quốc - Ảnh: Sưu Tầm

 

Tết của Trung Quốc cũng có những hoạt động quen thuộc như làm vệ sinh nhà cửa trước Tết, quây quần bên nhau làm món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên, bày khay bánh kẹo tiếp khách, tục lì xì cho trẻ nhỏ và người thân… Thực đơn ngày Tết chủ yếu là các loại bánh, nhất là không thể thiếu bánh tổ, món bánh phổ biến nhất, có thể dùng làm quà tặng, biểu thị sự tiến bộ, thịnh vượng.

 

Rộn ràng đón Tết Trung Quốc

Rộn ràng đón Tết - Ảnh: EPA

 

Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ

 

2. HÀN QUỐC

 

Năm mới ở xứ kim chi cũng chính thức bắt đầu từ 1/1 Âm lịch. Ngày 30 Tết, sau khi nhà cửa đã dọn dẹp xong xuôi, người dân Hàn Quốc sẽ tắm nước nóng tẩy trần, mặc hanbok (trang phục truyền thống) hoặc trang phục đẹp nhất để tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên. Theo quan niệm của người Hàn, đêm giao thừa sẽ là đêm không ngủ, họ còn đốt các thanh tre trong nhà để trừ tà ma.

 

Tết cổ truyền Hàn Quốc

Tết cổ truyền Hàn Quốc - Ảnh: Sưu Tầm

 

Các phong tục mừng năm mới ở Hàn rất đặc biệt, với mâm cỗ hơn 20 món, trong đó không thể thiếu ttok-kuk, món cay ki chi và canh bánh gạo tteokguk; uống rượu gui balli sool; làm lễ cúng tổ tiên Chesa, lễ vái lạy ông bà cha mẹ Seba; tục thưởng tiền, vàng, ngọc cho người thân…

 

Mâm cơm cúng tổ tiên của người Hàn

Mâm cơm cúng tổ tiên của người Hàn - Ảnh: Sưu Tầm

 

3. TRIỀU TIÊN

 

Ngoài các phong tục đêm 30 khác, Triều Tiên có tục may quần áo Tết vào đêm 30 khá thú vị. Sớm mùng 1 sẽ có nghi lễ tạ ơn gia tiên, gọi là Cha-rye, mời cơm Tết; ăn Ttok-kuk với quan niệm tăng tuổi thọ. Phong tục độc đáo của ngày Tết Nguyên Đán Triều Tiên là “đuổi quỷ” và “đốt tóc” với ý nghĩa tống khứ ma quỷ, đón điều tốt lành, xua dịch bệnh và cầu bình an năm mới.

 

Người dân Triều Tiên đón năm mới

Người dân Triều Tiên đón năm mới - Ảnh: anbagate

 

Tết ở đây kéo dài cả tuần, người dân có các hoạt động như dán hình động vật lên cửa cầu may, mời thầy pháp cúng tế, xem bói, tổ chức đón trăng mọc… Triều Tiên có món “cơm thuốc” đặc trưng dùng đãi khách và cúng tổ tiên, mang ý nghĩa sung túc và ngọt ngào.

 

Món Ttok-kuk mang lại may mắn cho người dân Triều Tiên

Món Ttok-kuk mang lại may mắn cho người dân Triều Tiên - Ảnh: discoverkorea

 

4. SINGAPORE

 

Tết Nguyên Đán của Singapore cũng là dịp diễn ra Lễ hội mùa xuân, bao gồm 3 sự kiện nổi bật là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay. Mỗi lễ hội, mỗi hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng đều chung một mong muốn về một năm mới an lành, sung túc.

 

Múa lân đón năm mới ở Singapore

Múa lân đón năm mới ở Singapore - Ảnh: Sưu Tầm

 

Nguyên một tháng trước và sau đêm Giao Thừa 15 ngày, người dân Singapore dành thời gian để tham gia các hoạt động vui xuân đón Tết, đi thăm họ hàng, bạn bè, tiệc tùng, thực hiện các phong tục tập quán truyền thống của địa phương.

 

Lễ hội mùa xuân Singapore

Lễ hội mùa xuân - Ảnh: Sưu Tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Singapore giá rẻ

 

5. MÔNG CỔ

 

Tết Nguyên Đán của Mông Cổ còn được gọi là Tết tháng trắng, tức là mọi người cùng “rửa sạch” thể xác và tâm hồn để đón một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Trước đêm giao thừa, người Mông Cổ dùng sữa ngựa rửa sạch bát đĩa, sau đó thực hiện tục uống trà trong khoảnh khắc đón giây phút chuyển giao năm mới.

 

Tết của người Mông Cổ

Tết của người Mông Cổ - Ảnh: mongoliax

 

Ở Mông Cổ, người ta dùng các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, các loại thịt động vật, rượu… cho mâm cơm truyền thống ngày Tết. Một phần cũng bởi Mông Cổ là vùng đất của những đàn cừu, vậy nên người Mông Cổ gặp nhau ngày Tết cũng có những câu chúc dành cho đàn cừu của họ.

 

Mâm cỗ truyền thống của người Mông Cổ

Mâm cỗ truyền thống của người Mông Cổ - Ảnh: dothi

 

Du lịch Châu Á

 

Các quốc gia đón Tết theo lịch Mặt trăng hiện nay trên thế giới còn rất ít, mỗi nước lại có một phong tục, tập quán riêng, các hoạt động ngày Tết thú vị, những món ăn truyền thống đặc sắc đậm đà bản sắc châu Á, gây sự thích thú cho khách du lịch nước ngoài nếu có dịp đón năm mới tại đó. Mặc dù khác quốc gia nhưng tựu chung ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán của các quốc gia đón Tết theo lịch âm đều là sự sum họp gia đình, tình cảm yêu thương quý mến, cầu mong về một năm mới an lành, sung túc, may mắn.

 

Hoa Cát – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Những quốc gia nào đón Tết Nguyên Đán giống Việt Nam?

- Trung Quốc: Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc cũng được gọi là Tết Âm Lịch và được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch. Trong dịp này, người dân Trung Quốc thường tổ chức các hoạt động như đón Táo quân, đốt pháo hoa, ăn bánh chưng, bánh tét và thăm viếng người thân.

- Hàn Quốc: Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc cũng được gọi là Seollal và được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Âm. Trong dịp này, người dân Hàn Quốc thường tổ chức các hoạt động như thăm viếng người thân, ăn bánh tteokguk và chơi trò chơi truyền thống.

- Nhật Bản: Tết Nguyên Đán ở Nhật Bản cũng được gọi là Oshogatsu và được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Âm. Trong dịp này, người dân Nhật Bản thường tổ chức các hoạt động như thăm viếng người thân, ăn món ăn truyền thống như osechi-ryori và chơi trò chơi truyền thống.

- Đài Loan: Tết Nguyên Đán ở Đài Loan cũng được gọi là Tết Âm Lịch và được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch. Trong dịp này, người dân Đài Loan thường tổ chức các hoạt động như đốt pháo hoa, ăn bánh chưng, bánh tét và thăm viếng người thân.

- Singapore: Tết Nguyên Đán ở Singapore cũng được gọi là Tết Trung Thu và được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Trong dịp này, người dân Singapore thường tổ chức các hoạt động như đốt pháo hoa, ăn bánh trung thu và chơi đèn lồng.

Hà Nội và Miền Bắc có những đặc sản gì trong dịp Tết Nguyên Đán?

- Bánh chưng, bánh tét: Đây là món ăn truyền thống của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo, bọc trong lá dong và nấu trong nồi nước đến khi chín. Bánh tét cũng tương tự nhưng được bọc trong lá chuối.

- Thịt đông: Đây là món ăn được làm từ thịt heo, gà hoặc cá, được cắt thành từng miếng nhỏ và trộn với nấm, hành, tỏi, gia vị và đóng thành hình tròn hoặc hình chữ nhật, sau đó đem hấp chín.

- Nem rán: Đây là món ăn được làm từ thịt heo, tôm, nấm và các loại rau củ, được cuộn trong bánh tráng và rán giòn.

- Mứt: Đây là món ăn được làm từ các loại trái cây như đào, mận, quýt, khóm, xoài, dưa hấu... được đem sơ chế, đun với đường và nước, sau đó để nguội và đóng hộp.

- Rượu nếp: Đây là loại rượu được làm từ gạo nếp, được ngâm trong nước và men để lên men, sau đó đem đun với nước và đường để có hương vị đặc trưng.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /223