Ngôi nhà trước đây vốn là một nhà sàn là nơi ở của Sabatier - Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại ở khi đi săn tại Đak Lak, nên bây giờ còn có tên gọi là Biệt Điện Bảo Đại.
Nhà ở của Công sứ Pháp này được xây dựng lại vào năm 1940, với khuôn viên cơ bản như hiện nay. Khuôn viên di tích rộng gần 7ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ.
Cây cổ thụ trong sân "Biệt Điện Bảo Đại" - Ảnh: Sưu tầm
Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam.Từ cổng vào là 02 cây Long não ở hai phía bên trong cổng, mỗi cây có chu vi gốc khoảng 8m, tán xòe lá rộng tạo nên khung cảnh trang nghiêm.
Không gian bên trong "Biệt Điện Bảo Đại" - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn gần Biệt điện Bảo Đại
Lịch sử của cây cổ thụ cũng chính là lịch sử vùng đất Buôn Ma Thuột này, dấu ấn lịch sử vẫn còn hằn trên thân cây cổ thụ, nhưng cây vẫn mạnh mẽ, đứng vững cùng Thành phố cho đến ngày nay.
Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng. Khi đó ngôi nhà của Công sứ Pháp được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam và ngôi nhà đã trở thành nơi ở cho vị vua cuối cùng này. Sau khi chính phủ của cựu hoàng Bảo Đại sụp đổ toà nhà được sử dụng làm nhà nghỉ cho các tướng tá chính quyền Việt Nam Cộng hòa mỗi khi công cán tại Đắk Lắk.
Không gian bên trong "Biệt Điện Bảo Đại" - Ảnh: Sưu tầm
Không gian bên trong "Biệt Điện Bảo Đại" - Ảnh: Sưu tầm
Sau năm 1975 toà nhà được dùng làm nhà khách tỉnh Đắk Lắk trong một thời gian dài, đến năm 1999 ngôi nhà được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau tạm thời chuyển thành khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc anh em đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét.
Tháng 11 năm 2007, để phát huy và tôn vinh văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một loại hình văn hóa độc đáo của Việt Nam đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, Tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và Biệt điện Bảo Đại lần thứ hai vinh dự được chọn làm địa điểm tổ chức chính thức cho Lễ hội này.
Không gian bên trong "Biệt Điện Bảo Đại" - Ảnh: Sưu tầm
Không gian bên trong "Biệt Điện Bảo Đại" - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Đắk Lắk - Buôn Mê Thuột
Đến Đắk Lắk, du khách nào cũng muốn một lần được đến Biệt điện để nhìn rõ một quá trình lịch sử lâu dài và oai hùng của người Buôn Ma Thuột. Được chiêm ngưỡng cây Long não cổ thụ từ năm 1904 như được trò chuyện với nhân chứng lịch sử cuối cùng này. Hãy một lần tới và trải nghiệm nhé bạn!
- Biệt điện Bảo Đại là một công trình kiến trúc nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi cư trú của vua Bảo Đại và gia đình trong thời gian ông còn là vị vua của Việt Nam.
- Biệt điện Bảo Đại được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp, kết hợp với nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Nơi đây có nhiều phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng thư viện, phòng hội nghị, vườn hoa, hồ cá, đài phun nước, đài quan sát, đài tưởng niệm,...
- Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở phía Nam của Việt Nam. Tỉnh này có diện tích khoảng 13.000 km2 và được bao quanh bởi các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Phú Yên.
- Đắk Lắk có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như hồ Ea Kao, hồ Lak, thác Dray Nur, thác Dray Sap, đồi chè Trưng Vương, đồi cà phê Buôn Ma Thuột, khu du lịch sinh thái Yok Đôn,...
- Miền Trung là một khu vực địa lý nằm ở phía Trung của Việt Nam, bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Khu vực này có diện tích khoảng 100.000 km2 và được chia thành 3 vùng địa lý là Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
1 Thích