Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nội đền chùa
06/04/20234.0880

Chùa Đào Xuyên năm 2024

Chùa Đào Xuyên tên chữ là “Thánh Ân tự”, ở thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

 

Chùa được xây dựng từ khá lâu, theo bia ở chùa cho biết thì năm 1635 chùa đã được tu tạo và được sửa chữa nhiều lần. Lần sau cùng vào năm Duy Tần 10 (1910) chùa đã được làm lại hoàn toàn.Chùa được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, có quy mô khá lớn. Chùa gồm nhà thiêu hương, thượng điện, tòa tam bảo, nhà tổ và các công trình phụ. Tòa tam bảo quay hướng đông nam, có kiến trúc kiểu chuôi vồ. Tiền đường có 7 gian 2 dĩ. Nhiều Bộ phận được chạm khắc tinh tế.

 

chùa đào xuyên

Chùa Đào Viên được UBND Gia Lâm tiến hành trùng tu - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch tại Hà Nội

 

chùa đào xuyên

Bên trong chùa trồng nhiều canh kiểng - Ảnh: sưu tầm

chùa đào xuyên

Tượng Phật bà Quan âm - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Gia Lâm

 

Chùa còn giữa được pho tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhân có niên đại thế kỷ 16. Tượng bằng gỗ mít, cao 1,35m (không kể bệ) ngồi trên bệ sen hình lục giác (nếu kể cả bệ thì cao 2,31m). Tượng có 42 tay lớn và 610 tay nhỏ. 42 tay lớn chìa ra phía trước và xung quanh với nhiều động tác, hình dáng khác nhau, tay thì cầm vật báu, tay thì bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Còn 610 tay nhỏ thì xếp thành nhiều lớp hai bên sườn và phía sau, xếp vào nhau như những nan quạt, tạo nên một quầng tròn phía sau tượng, như một vòng hào quang tỏa sáng quanh người. Đầu tượng đội mũ pháp sư, được trang trí những hạt tròn, sơn son thếp vàng óng ánh góp phần làm tăng thêm uy linh và đức độ của Phật Bà Quan Âm. Mặt tượng đầy đặn, đôn hậu, mắt lim dim nhìn xuống như đang tập trung tinh thần vào điều gì đó. Mũi tượng thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, tóc chảy dài ra phía sau. Dáng mặt của tượng là một phụ nữ Việt Nam. Tấm áo cà sa khoác trên người chảy dài xuống hai bên lẫn trong các nếp áo.

 

Tượng trong tư thế ngồi yên tĩnh, thế “tham thiền nhập định” nhưng vẫn toát lên vẻ động của một tâm hồn sôi nổi. Những cánh tay sinh động với nhiều dáng, những nếp áo mềm mại chạy dài, phủ trên một tấm thân cân xứng, nở nang… đã thể hiện sức sống của mỗi con người, có những nét gần gũi với bóng dáng hiền dịu của các cô gái nông thôn khỏe mạnh. Tượng được tạc ngồi trên một tòa sen do con rồng đội, nổi lên trên mặt biển sóng nhấp nhô. Tòa sen cao 0,50m gồm 13 cánh sen chính, 13 cánh sen phụ và 20 cánh cách điệu, bố trí xen kẽ thành 2 lớp trên, dưới. Rồng được thể hiện với bộ mặt dữ tợn, những cánh tay gân guốc với những chiếc móng sắc nhọn, mắt lồi nhìn thao láo ra phía trước, mồm rộng, mũi to căng phồng (Rồng ở dây tượng trưng cho loài ác quỷ ma vương, thế lực đen tối). Việc đội tòa sen của rồng biểu hiện sự quy phục Phật pháp. Về mặt thẩm mỹ, điều đó tạo nên sự tương phản giữa cái ác và cái thiện, góp phần làm tăng thêm vẻ nhân hậu, dịu dàng, thiện tâm và sự huyền diệu của Quan Âm. Bệ tượng cao 0,5m có mặt lục giác, được chia làm 3 phần, phần giữa thu hẹp. Trang trí trên bệ tượng là các hình mây lửa, sóng nước,… chính nhờ các trang trí này mà có thể đoán định tượng được tạo tác vào cuối thế kỷ 16.

 

chùa đào xuyên

Tượng được đặt tại giữa sân chùa để mọi người dễàng cúng bái - Ảnh: sưu tầm

 Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

chùa đào xuyên

Bên trong khuông viên chùa còn một khu vườn rộng lớn - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Chùa cũng còn nhiều tượng tạo tác vào thế kỷ 18 - 19.

Chùa đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 9.1.1990.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Đào Xuyên là gì?

- Chùa Đào Xuyên là một ngôi chùa nằm tại số 12 đường Đào Xuyên, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lịch sử của Chùa Đào Xuyên như thế nào?

- Chùa Đào Xuyên được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội. Trong quá trình lịch sử, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

Chùa Đào Xuyên có gì đặc biệt?

- Chùa Đào Xuyên có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đá quý, gỗ, đồng, sơn mài, thể hiện sự tinh tế và tài hoa của các nghệ nhân.

Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Đào Xuyên?

- Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Đào Xuyên tổ chức lễ hội Đền Đô, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự.

Làm thế nào để đến Chùa Đào Xuyên?

- Bạn có thể đi bằng xe buýt hoặc taxi. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể chọn các tuyến xe buýt số 09, 14, 23, 32, 34, 38, 41, 42, 44, 49, 50, 56, 58, 60, 70, 86, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99 và xuống tại bến Đào Xuyên.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /442