Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóadu lịch hà nộiđền chùaChùa Hưng Ký
06/04/20234.2440

Chùa Hưng Ký năm 2024

Ông Hưng Ký có bà vợ hai là bà Vũ Thị Sau quê ở thông Đông làng Hoàng Mai. Ông Hưng Ký nhà giàu, làm gạch (loại gạch hai lỗ chạy dọc viên gạch, song song với nhau), ngói (trên viên ngói có hai chữ Hưng Ký nổi rõ).

 

Chùa Hưng Ký

Chùa Hưng Ký nét tài hoa về nghệ thuật kiến trúc - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Chùa Hưng Ký là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cuối vương triều Nguyễn. Trên khuôn viên 3.000m². Chùa không phải được xây dựng từ gỗ, gạch ngói thông thường, mà được làm từ gốm sứ độc nhất vô nhị. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng bảo tồn năm 1992. 

 

Chùa Hưng Ký

Chùa Hưng Ký còn có tên là Võ Hưng thiền am - Ảnh: Sưu tầm.

 

Cổng tam quan hút người xem bởi thế đứng đồ sộ, được xây theo kiểu gác chuông hai tầng mái. Bốn cột đồng trụ đỉnh có chạm chim phượng, lồng đèn và đắp tứ linh. Cổng chính gồm tứ trụ nối với tam quan tạo nên thế nguy nga, vững chãi. Hai mặt ngoài cổng phụ có đắp phù điêu hình voi ngựa, tám góc mái chạm hình rồng chầu nguyệt. Các mặt trụ đều có câu đối chữ Hán, chữ Nôm bằng sứ tráng men màu trông hệt như một bức tranh thủy mặc. 

 

Chùa Hưng Ký

Tượng Phật Quan Âm đặt dưới sân Chùa - Ảnh: Sưu tầm

 


Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

 

Ông mua đất làm dãy phố Hưng Ký gọi tên là “đền Mai Sau” do ghép chữ tên làng Mai với tên vợ ông là bà Sau. Chùa Hưng Ký xây dựng năm 1938. Nét nổi bật của chùa là sử dụng lối trang trí bằng những mảnh sành, sứ đủ màu sắc để ghép chữ, hoa, quả, hình người, ngựa, nhân vật Lưu, Quan, Trương  trong “Tam quốc chí” tiểu thuyết Trung Quốc để gắn lên tường, và chữ trên câu đối ở tường chùa, đền.

 

Chùa Hưng Ký

Cổng chùa - Ảnh: Sưu tầm.

 

Chùa Hưng Ký

Tượng Phật ngàn tay trong chùa - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá tốt 

 

Tòa tam bảo kiến trúc theo kiểu tường xây, chia làm 7 gian gồm 12 cột chính, mỗi cột cao 7 m, vuông 30 cm. Mái chùa được lợp ngói ống, đầu gắn chữ "Thọ". Trên nóc mái có bày chính giữa một chiếc nậm đựng nước cam lồ, thứ nước mà nhà Phật dùng để cứu độ chúng sinh... 

 

Chùa Hưng Ký

Nét kiến trúc trong chùa - Ảnh: Sưu tầm.

 

Chùa Hưng Ký

Mái chùa không phải lợp bằng gạch ngói thông thường, mà được làm từ gốm sứ độc nhất vô nhị - Ảnh: Sưu tầm

  

Trong chùa có “Địa phủ” (thập điện Diêm Vương) và tượng Phật đẹp, tượng Hộ Pháp đồ sộ. Chùa Hưng Ký được xếp hạng di tích kiến trúc năm 1992.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Hưng Ký ở đâu?

Chùa Hưng Ký nằm ở số 354 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Lịch sử của Chùa Hưng Ký như thế nào?

Chùa Hưng Ký được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội. Chùa từng được sử dụng làm nơi cất giữ văn khắc và bảo vật quý giá của đền Hùng.

Chùa Hưng Ký có gì đặc biệt?

Chùa Hưng Ký có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều bảo vật quý giá như tượng Phật Bà Quan Âm và bức tượng đồng Phật Di Lặc.

Thời gian mở cửa của Chùa Hưng Ký là khi nào?

Chùa Hưng Ký mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

Có những hoạt động gì tại Chùa Hưng Ký?

Chùa Hưng Ký thường tổ chức các hoạt động tâm linh như lễ cầu an, lễ hội Phật đản, lễ Vu Lan, lễ Quan Âm và các khóa tu học Phật pháp. Ngoài ra, chùa còn là nơi tham quan và tìm hiểu về văn hóa tâm linh của Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /571