Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộidi tích lịch sửchùa cổ Việt Namchùa Kim Cổ
06/04/20233.6490

Chùa Kim Cổ năm 2024

Phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, hiện có ngôi chùa Kim Cổ thuộc số nhà 73.

 

Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn, di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa phận thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương.

 

  Chùa Kim Cổ Hà Nội

Chùa Kim Cổ Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

 

Chùa gắn bó mật thiết với đình Tạm Thương ở sát bên phải thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, chếch về phía tây khoảng 300 m là đền thờ Hoả thần - một di tích độc đáo của Thăng Long. Xa hơn một chút về hướng đông nam có những địa danh di tích nổi tiếng như: Cửa Nam thành, đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm, chùa Lý Quốc Sư, chùa Bà Đá…

 

Sách “Hà Nội nghìn xưa” cho biết phường Kim Cổ còn có tên là Cổ Vũ - một phường nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại phường Kim Cổ dành cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Đầu tời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái, trên khu nền cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Đời Tự Đức triều Nguyễn, cũng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, phật giáo cũng được đưa vào thờ tại đền, từ đó di tích có thêm tên gọi là chùa.

 

Bên ngoài Chùa Kim Cổ Hà Nội

Bên ngoài Chùa Kim Cổ Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần chùa Kim Cổ Hà Nội

 

Quá trình xây dựng, trùng tu và biến đổi của di tích được Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ Đốc học Thanh Hoá là Tiến sĩ Lê Duy Trung ghi lại trên tấm bia “Kim Cổ thôn bi ký” dựng năm Tự Đức thứ 13 (1860). “…Triều vua ta (triều Nguyễn) dấy vận lệ thờ cúng đổi mới vạn vật trong sáng ngày càng thêm thịnh đẹp. Việc thờ cúng đế vương các đời, cờ quạt, đồ thờ đều có quy định. Nhà tế không rộng thì sao xứng với nơi ở tráng lệ của các vua chúa, quy mô có thể mở rộng nhưng ngặt vì tiền nong, vật dụng thiếu thốn. Nguyên Bố chánh sứ tỉnh Tuyên Quang thăng chức Lại bộ Thị Lang Bùi Thương Hán là người làm quan hiển đạt ở thôn Kim Cổ ta đã bỏ ra 100 lạng bạc, công việc bèn thành.

 

Tam bảo trong Chùa Kim Cổ Hà Nội

Tam bảo trong Chùa Kim Cổ Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Những ghi chép trên cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước khi bà được vua Lý cho xây dựng cung riêng tại phường Kim Cổ.

 

 

Nguyên phi Ỷ Lan sau được phong là Hoàng Thái hậu. Tên thật là Lê Thị Yến chính quán ở hương Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại. Bà xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, xinh đẹp và rất chăm làm. Bà là người  nhân hậu, giỏi trị nước, thương dân, là người sùng đạo Phật, nên đã xây dựng rất nhiều chùa thờ Phật, dân gian thường gọi là bà Tấm của xứ Kinh Bắc.

 

Ban cộng đồng trong Chùa Kim Cổ Hà Nội

Ban cộng đồng trong Chùa Kim Cổ Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Chùa Kim Cổ trước đây có quy mô kiến trúc lớn, hình chữ “Tam”. Về sau khi người Pháp phá dỡ chùa, nhân dân địa phương đã góp tiền xây dựng lại. Hiện nay, chùa có quy mô kiến trúc nhỏ, ở kề sát với hè phố Đường Thành và khu vực đình Tam Thương. Các kiến trúc gồm: cổng vào, khu thờ tự và khoảng sân hẹp trước đền.

 

Cổng chùa xây bằng gạch do các trụ biểu kết hợp với những mảnh tường nhỏ hợp thành. Bên trên cửa, lối vào làm kiểu hai tầng tám mái vớicác góc đao cong ngược len. Cổ diêm giữa hai mái đắp nổi 4 chữ Hán “Kim Cổ cổ tự”. Kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ “đinh”. Tiền đường ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, các vì kèo đỡ mái kết cấu kiểu vì kèo quá giang, quá giang đặt trực tiếp lên tường bổ trụ. Toà thượng điện ba gian xây kiểu tường hồi bít đốc, nối với tiền đường, mái lợp ngói ta. Các vì kèo làm kiểu kèo cầu quá giang.

 

Ban thờ Chùa Kim Cổ Hà Nội

Ban thờ Chùa Kim Cổ Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Hiện nay, chùa Kim Cổ còn bảo lưu được bộ di vật, minh chứng cho sự hiện diện của di tích trong lịch sử cụ thể gồm: tám pho tượng Phật thuộc nghệ thuật thế kỷ XIX, một pho tượng Nguyên phi Ỷ Lan ngồi trong khám, một số pho tượng Mẫu, tượng Chầu; ba tấm bia niên hiệu triều Nguyễn; một quả chuông đồng niên hiệu triều Nguyễn, hai hạc thờ đứng trên lưng rùa; một bức cửa võng, một bức cuốn thư chạm rồng, ba bức hoành phi sơn son, hai đôi câu đối.

 

Giá trị nổi bật nhất của di tích do chính bà Ỷ Lan xây dựng để làm nơi tu luyện, tham thiền học đạo của bà trong một thời gian dài trước khi gánh vác những công việc trọng đại của quốc gia. Chùa là một trong những di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích tưởng niệm về Nguyên phi Ỷ Lan ở Hà Nội và các vùng lân cận.

 

Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu trụ trì Chùa Kim Cổ Hà Nội

Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu trụ trì Chùa Kim Cổ Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Khởi nguồn xây dựng là quán Đồng Thiên, chuyển đổi nội dung thờ tự thành đền, rồi chùa. Di tích chùa Kim Cổ là một tư liệu quý giá trong việc tìm hiểu quy hoạch của Thăng Long thời Lý, đặc biệt là về “Thăng Long tứ quán”, một nét văn hoá độc đáo của Thủ đô Hà Nội trước đây.

 

 

Có dịp đến Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Kim Cổ, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

 

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Kim Cổ là gì?

- Chùa Kim Cổ là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở phía Tây Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ thứ 7.

Chùa Kim Cổ nằm ở đâu?

- Chùa Kim Cổ nằm ở xã Kim Cổ, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Lịch sử của Chùa Kim Cổ?

- Chùa Kim Cổ được xây dựng vào thời kỳ Đại Việt, từ thế kỷ thứ 7. Trong quá trình lịch sử, chùa đã trải qua nhiều biến cố và được tu bổ nhiều lần.

Các hoạt động tại Chùa Kim Cổ?

- Chùa Kim Cổ là nơi tôn nghiêm, linh thiêng, thường xuyên tổ chức các hoạt động tâm linh như lễ hội, lễ cầu an, lễ cầu siêu, lễ đại bảo tháp,...

Thời gian mở cửa của Chùa Kim Cổ?

- Chùa Kim Cổ mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

Cách đi đến Chùa Kim Cổ?

- Bạn có thể đi đến Chùa Kim Cổ bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Quốc lộ 21B hoặc đường Lê Trọng Tấn để đến chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /444