Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhđền chùakhám phá khánh hòa Hòn Sinh Trung chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa
06/04/20235.7420

Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa năm 2025

Trên ngọn đồi Sinh Trung, một trong bốn ngọn núi Tứ linh giữa lòng thành phố biển Nha Trang - Bạch Tượng quyện hồ (Voi trắng cuốn hồ nước), Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa tọa lạc tại số 132 đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

 

Nói về thế đất Nha Trang tỉnh Khánh Hòa các nhà phong thủy gọi đó là cuộc đất "Tứ thủy triều quy, Tứ thú tụ“: bốn mặt có nước bao bọc, bốn hòn núi, tượng hình 4 con thú tụ lại để giữ gìn địa linh. Giúp điều hòa âm dương của địa khí và sự vượng phát của thành phố Nha Trang. Bốn ngọn núi đó là: - Hòn Trại Thủy : giống một con Dơi, nằm xòe đôi cánh, người xưa gọi là "Ngọc Bức Hàm Hoàn" (Dơi ngọc ngậm vòng ngọc) - Hòn Hoa Sơn : còn gọi là Núi Một, nó trông giống con Rùa vì phần núi nhỏ hướng ra biển Đông như "đầu Rùa", trên có ngọn cổ Tháp nhỏ của Tổ Phật Ấn nên gọi là "Kim Qui đới Tháp", (Rùa Vàng đội tháp). -Núi Cảnh Long ở Chụt, núi chạy dài theo bờ biển, giống như một con Rồng xanh. "Thanh Long hý thủy", (Rồng xanh giỡn nước).- Hòn Sinh Trung : gọi là "Bạch Tượng quyện hồ" (Voi trắng cuốn hồ nước).

 

Chùa Kỳ Viên Trung NghĩaCổng tam quan chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Nha Trang

 

Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa ngày xưa nguyên là miếu Thờ các vị Công Thần nhà Nguyễn, có tên là miếu Tinh Trung. Miếu Tinh Trung là theo tấm gương trung nghĩa của Quan Vân Trường – thời Tam quốc: “Tinh trung xung nhật nguyêt. Nghĩa khí quán càn khôn” (Tinh trung nhật nguyêt rạng soi. Ngất trời nghĩa khí trong ngoài tiếng vang), sau đổi là Sinh Trung (theo địa danh đồi Sinh Trung). Miếu  được xây dựng năm 1802 dưới triều Gia Long. Năm 1852, thời triều Nguyễn, Miếu được trùng tu và đổi tên là Trung Nghĩa miếu.

 

Chùa Kỳ Viên Trung NghĩaSân trong cổng Tam quan

 

Khoảng năm 1948 - 1950 Đức Bà Đoan Huy Hoàng Thái hậu – (tức Bà Từ Cung)nhũ danh là Hoàng Thị Cúc, Pháp danh Trừng Thành – tự Diệu Hòa, thân mẫu của vua Bảo Đại và cũng là Hoàng Thái Hậu cuối cùng của Triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Trong một dịp Bà về thăm đất Khánh Hòa, đến Nha Trang lên viếng miếu Trung Nghĩa thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình, thâm nghiêm, u tịch thích hợp cho một ngôi chùa nên Đức Bà đã vận động Ban Khánh tiết và các cụ hào lão làng Vạn Thạnh hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa làm nơi thờ Phật. Sau khi Ban Khánh tiết và các cụ Hào lão đồng ý hiến cúng Miếu Trung Nghĩa cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Giáo hội đã đặc cử một Ban Đại Diện và lấy tên là Khuôn hội Phật giáo thôn III, Kỳ Viên.

 

Chùa Kỳ Viên Trung NghĩaKhông gian thanh tịnh của chùa

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Khánh Hòa

 

Khi công việc tu chỉnh miếu thờ các vị Công Thần Triều Nguyễn thành chùa thờ Phật hoàn tất, Giáo hội Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa và Phật tử Khuôn hội Kỳ Viên đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Phật Học Khánh Hòa Trụ trì. Ở cương vị trụ trì, Hòa thượng đặt lại tên: Linh Sơn Kỳ Viên Khuôn hội. Ngài chính là Tổ Khai sơn chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa (Nha Trang).

 

Vì nhiều công việc Phật sự của Giáo hội nên Hòa thượng Thích Thiện Minh đã cử Hòa thượng Thích Từ Mãn trụ trì. Sau một thời gian Hòa thượng Thích Từ Mãn nhận nhiệm vụ Phật sự tại Đà Lạt, Hòa thượng Thích Từ Mãn đã giao lại cho Hòa thượng Thích Chí Tín trụ trì (1951-1957). Kế tiếp Hòa Thượng Thích Chí Tín là Hòa thượng Thích Viên Mãn trụ trì (1958-1976).

 

Đất nước thống nhất, năm 1977 Thượng tọa Thích Trí Viên nhận Trụ trì chùa Kỳ Viên do Viện Cao Đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang đề cử, Ban Đại Diện Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa bổ nhiệm. Sau khi nhận nhiệm vụ trụ trì Giáo hội giao, năm 1986 Thượng tọa Thích Trí Viên bắt đầu tu sửa những công trình phụ. Đến năm 1990, Thượng Tọa trụ trì họp Ban Hộ Tự, Ban Nghi Lễ và Phật tử phát tâm Đại trùng tu ngôi Chánh điện, Hậu Tổ và những công trinh phụ khác…

 

Nhờ Tam Bảo gia hộ, chư Tôn đức Tăng Ni trợ niệm, nam nữ Phật tử phát tâm cúng dường, sau hơn 10 tháng xây dựng ngôi Chánh điện, Hậu Tổ... đã hoàn tất. Đến ngày 19 tháng 2 năm 1992, Đại lễ Khánh thành được tổ chức và chùa được đổi tên là KỲ VIÊN TRUNG NGHĨA TỰ.

 

Chùa Kỳ Viên Trung NghĩaTượng Phật Di Lặc lộ thiên trước sân chùa

 

Kể từ khi Kỳ Viên Trung Nghĩa phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, chùa là địa điểm  dừng chân của chư tăng Phật tử và  những ngày lễ lớn. Năm 1993, Giới tử của Đại Giới Đàn Trí Thủ Long Sơn quy tụ nơi đây. Năm 1995, Thượng tọa trụ trì và Ban Hộ tự đã xây dựng Tổ đường thờ Tổ Khai sơn Hòa thượng Thích Thiện Minh, và giảng đường để có nơi Tăng chúng học và Phật tử sinh hoạt. Năm 1996, tu sửa lại tượng đài Quan Thế Âm lộ thiên. Năm 1997, xây dựng tượng Đức Di Lặc lộ thiên và bậc cấp. Năm 2000, tu sửa cổng Tam quan. Năm 2002, tu sửa gác Đại Hồng Chung. Năm 2004, xây dựng tượng Đức Văn Thù Bồ Tát lộ thiên. Từ ấy đến nay, mỗi năm đều có xây dựng kiến tạo thêm Lộc Uyển, phương trượng Trụ trì, nhà khách, tượng đài Địa Tạng, Tháp ô linh cốt… Và đặc biệt đã lắp cầu thang máy để chư Tôn đức Tăng Ni cao niên và Phật tử lớn tuổi lên chùa thuận tiện.

 

Chùa Kỳ Viên Trung NghĩaHưởng ứng giờ Trái Đất tại chùa

Xem thêm: Tour du lịch Nha Trang - Khánh Hòa giá tốt

 

Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa ngày nay không chỉ là nơi Tăng chúng tu học, nơi sinh hoạt và tu tập của đạo tràng Pháp Hoa, một trong những đạo tràng được Hòa thượng Tôn sư Thích Trí Quảng hoằng pháp khắp mọi miền đất nước, nơi Phật tử sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật, tu nhân hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của thành phố biển Nha Trang, quê hương xứ Trầm, biển Yến.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa là gì?

- Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa là một ngôi chùa nằm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Miền Trung.

Lịch sử của Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa?

- Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa được xây dựng vào năm 1962 bởi Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, một vị giáo phái Thiền nổi tiếng tại Việt Nam.

Các hoạt động tại Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa?

- Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa là nơi tập trung của các tăng ni và phật tử đến tham quan, cầu nguyện và tu tập. Ngoài ra, chùa cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, tôn giáo và xã hội như lễ hội Phật đản, lễ Vu Lan, lễ Quan Âm, lễ Tết Trung thu,...

Đặc điểm kiến trúc của Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa?

- Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa có kiến trúc đặc trưng của phong cách Thiền, với các công trình như cổng chùa, đài phước, đài tưởng niệm, đài đức Phật, đài Quan Âm,...

Làm thế nào để đến Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa?

- Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 30km, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lên xe tại bến xe Nha Trang và chọn xe đi đến Vạn Ninh, sau đó đi taxi hoặc xe máy đến chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /175