Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhkhám phá Hà NộiChùa Liên Phái Hà Nội
06/04/20237.0770

Chùa Liên Phái và những tòa tháp cổ kính trên đất Thăng Long năm 2024

Chùa Liên Phái là một ngôi chùa ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Chùa nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, thuộc quận Hai Bà Trưng.

 

Chùa Liên Phái trước kia gọi là chùa Liên Hoa rồi Liên Tông, vì phải kiêng tên Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Thiệu Trị nên chùa đổi tên thành Liên Phái. Đó là chốn tổ của phái Liên  Tông (dòng hoa sen) – một trong những phái  thiền của Phật giáo nước ta – xuất hiện cuối thời Hậu Lê (thế kỷ XVII, XVIII). Trong chùa còn có ngôi tháp Cửu Sinh 5 tầng, cũng đã gần 300 tuổi. Đây là ngôi tháp cổ nhất và có lai lịch rõ ràng nhất trong khu vực nội thành Hà Nội.

 

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Chuyện kể rằng: phò mã Trịnh Thập là một người bình sinh thích nghiên cứu Phật pháp. Hàng ngày vẫn thường đọc sách về Phật giáo và đàm luận với các cao tăng. Một lần Trịnh Thập sai gia nhân đào đất ở vườn phía sau phủ để làm bể nuôi cá vàng thì đào được một viên đá hình bông sen.

  

Hoa sen đối với đạo Phật là một hình ảnh tượng trưng cho sự giác ngộ. Các sách về lịch sử Phật giáo truyền lại rằng: Trong một lần thuyết pháp, Phật Thích Ca đã cầm bông hoa sen giơ lên. Tất cả đệ tử không ai hiểu duy chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Phật Thích Ca cho rằng tôn giả Ca Diếp đã lĩnh hội được ý thiền ở trong nên sau khi ông viên tịch đã truyền cho Ca Diếp làm người kế thừa sự nghiệp truyền giảng đạo Phật.

 

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái ngày nay - Ảnh: Sưu tầm


Xem thêm: Khách sạn gần chùa Liên Phái


Vì thế nên khi đào được viên đá hình hoa sen, phò mã Trịnh Thập cho là điềm báo có duyên với cửa Phật nên ông quyết chí xuống tóc đi tu. Sau đó, ông liền dâng tấu lên vua Lê Hy Tông trình bày lại sự việc cùng chí hướng xuất gia của mình. Một thời gian sau, nhà vua chuẩn tấu cho phép ông quy y cửa Phật.

 

Vậy là vị phò mã xuất gia lấy hiệu là thượng sĩ Lân Giác đồng thời về nhà cải tạo phủ đệ với những lầu son gác tía rộng hơn 6 mẫu thành một ngôi chùa đặt tên là chùa Liên Hoa.

 

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Sau khi xuống tóc, khoảng năm 1726, sư Lân Giác đi chùa Long Động trên núi Yên Tử tham vấn hòa thượng Chân Nguyên của phái Trúc Lâm. Thời gian sau ông trở về chùa lập ra một phái thiền mới lấy tên là phái Liên Tông. Đây là phái thiền thứ hai ra đời trong nội địa nước Đại Việt, sau phái Trúc Lâm. Phái thiền Liên Tông thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã phát triển khắp đất Bắc Hà, trở thành một phái thiền lớn trong lịch sử Phật giáo nước ta.

 

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng trên một gò đất cao lần lượt có 2, 5 và 2 ngôi tháp. Ở hàng giữa có tháp Cửu Sinh xây bằng đá - đây là ngôi tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội. Khoảng năm 1890, người ta còn xây dựng một ngọn tháp cao 9 tầng có kiến trúc rất đẹp trong chùa.

 

Chùa Liên Phái

Vườn tháp - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Tuy nhiên trải qua binh hỏa nhiều năm, hiện giờ chỉ còn lại 7 tòa. Trong số 7 tòa tháp thì tháp chứa đựng di cốt tổ sư Lân Giác nằm chính giữa và được xây bằng đá. Các tháp xung quanh có cùng kiểu dáng nhưng xây bằng gạch. Nếu đúng như những tư liệu còn lưu lại thì tòa tháp này dựng khoảng năm 1733 đến 1740 vì năm 1733 là năm mất của thượng sĩ Lân Giác. Với ngót 3 thế kỷ tồn tại, có lẽ đây là tòa tháp cổ kính nhất ở trong thành Hà Nội mà ta còn biết rõ được lai lịch.

 

Chùa Liên Phái

Ngôi tháp bên trong khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa đã được nhiều lần tu sửa, trong đó được sửa chữa lớn vào các năm Ất Mão (1855) và Kỷ Tỵ (1869). Trước cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng có hình lục lǎng. Có hai hồ rộng ở hai bên cổng chùa. Trong chùa, có một sân rộng, nhà bái đường và khu tam bảo là nơi thờ Phật. Nhà tổ cách khu tam bảo một sân nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có nhà bia với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức. 

Chùa Liên Phái

Ngôi tháp bên trong khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Ngoài tượng Phật, trong chùa còn có tượng Lân Giác Thượng Sỹ và một quả chuông có khắc chữ "Liên Tông tục diện" (có nghĩa "Liên Tông kế tục sáng ngời").  

 

Chùa đã được nhiều lần tu sửa, trong đó được sửa chữa lớn vào các năm Ất Mão (1855) và Kỷ Tỵ (1869). Trước cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng có hình lục lǎng. Có hai hồ rộng ở hai bên cổng chùa. Trong chùa, có một sân rộng, nhà bái đường và khu tam bảo là nơi thờ Phật. Nhà tổ cách khu tam bảo một sân nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có nhà bia với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức.

 

Chùa Liên Phái

Bên trong chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Có dịp đến thủ đô Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Liên Phái, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /525