Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộikhám phá Hà Nộikinh nghiệm du lịch Hà Nộiđền chùaDi tích Hội XáChùa Linh Tiên Hà Nội
06/04/20233.6630

Chùa Linh Tiên - Hội Xá năm 2024

Chùa Linh Tiên thường gọi là chùa Hội Xá, tọa lạc ở thôn Hội Xá, xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, ở phía Nam bờ đê sông Đuống.
 
Chùa trước đây thuộc phủ Thuận An, sau là tỉnh Bắc Ninh, đến năm 1961, mới thuộc Hà Nội.
 
 Toàn cảnh chùa Linh Tiên Hà Nội
Toàn cảnh chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm
 
 

Chùa được tạo dựng từ lâu đời, gắn với làng Hội Xá, nằm trong địa bàn sinh tụ chính của cư dân Việt cổ thời dựng nước. Văn bia và hệ thống tượng của Phật điện cho biết chùa đã được trùng tu ở thế kỷ XVI. Đợt tu sửa cuối cùng ghi trên bia là vào năm 1935. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

 

Mặt trước chùa Linh Tiên Hà Nội

Mặt trước chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Mộ tháp chùa Linh Tiên Hà Nội

Mộ tháp chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Chùa được xây dựng trên khu đất cao, mặt hướng Tây, gồm tiền đường và hậu cung kết cấu kiểu chữ “Đinh”. Chùa có 12 tấm bia đá, trong đó 3 tấm bia có niên đại triều Lê và 9 tấm bia thuộc triều Nguyễn. Đại hồng chung có tên “Linh Tiên tự chung” đúc năm 1844.

 

Tam bảo chùa Hội Xá Hà Nội (cũ) Tam bảo chùa Hội Xá Hà Nội (cũ) - Ảnh: Sưu tầm

 

Di tích Hội Xá - một di tích được xếp hạng đã 15 năm nay thuộc quận Long Biên - Hà Nội.Tên chữ gọi là Linh Tiên Tự. Dựa vào những hiện vật còn được lưu giữ, ít nhất chúng ta vẫn có thể nắm được là chùa được dựng vào nửa đầu thế kỷ 17. Trải qua thời gian, ngôi chùa đã được tu bổ nhiều lần. Hiện nay chùa chỉ là một kiến trúc năm gian tường hồi bít đốc.

 

Chùa Linh Tiên Hà Nội được dựng vào nửa đầu thế kỷ 17

Chùa Linh Tiên Hà Nội được dựng vào nửa đầu thế kỷ 17 - Ảnh: Sưu tầm

 

Tam bảo chùa Linh Tiên Hà Nội

Tam bảo chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Với nghệ thuật khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trên nóc tiền đường vẫn còn nhiều dấu tích về chạm khắc chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Đó là những vân xoắn và đao cách điệu, biểu tượng của sấm chớp - một gợi ý với thần linh để các ngài dùng pháp lực vô lượng vô biên đưa mây về, để mưa xuống cho muôn loài và cây trồng phát triển sinh sôi. Trên những cốn mê là những hình cây thiêng hoá rồng được chạm nổi khá đẹp. Mà mỗi hình thức đó vẫn níu kéo tâm hồn nhân thế bởi giá trị biểu tượng của chúng khó có thể tàn phai.

 

Chùa Linh Tiên Hà Nội với những nét chạm khắc tỉ mỉ

Chùa Linh Tiên Hà Nội với những nét chạm khắc tỉ mỉ - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Linh Tiên Hà Nội với nghệ thuật của thế kỷ 19, 20

Chùa Linh Tiên Hà Nội với nghệ thuật của thế kỷ 19, 20 - Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện nay thượng điện chùa có cả tượng Phật, tượng Mẫu, thậm chí cả tượng ông Tổ Huyền đàn và trợ thủ là Độc Cước và Tôn Ngộ Không… Trên cùng là bộ Tam thế Phật được chạm trổ rất đẹp có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 17. Bộ tượng Tam thế này có thể xếp vào “loại một” của cấp quốc gia nhưng gần đây cả ba tượng đều đã bị mất. Những tượng kể trên vừa có phong cách mang nét phương Nam gần với nghệ thuật Ấn Độ (sọ lớn, hàm thon, có hoa tai, hình đài sen ngửa…).

Bên trong Chùa Linh Tiên Hà Nội

Bên trong Chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Khuôn viên Chùa Linh Tiên Hà Nội

Khuôn viên Chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 
Các tượng này đều được làm bằng gỗ hoặc đất. Nhưng nhiều pho đã được gia công rất kỹ nên đạt được giá trị nghệ thuật nhất định, có một vài pho rất đặc biệt cả về nghệ thuật và ý nghĩa thuộc tín ngưỡng dân gian mà chúng ta cần phải lưu tâm. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
 
Một góc Chùa Linh Tiên Hà Nội
Một góc Chùa Linh Tiên Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm
 

Có dịp đến Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Linh Tiên - Hội Xá, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /556