Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộichùa văn quán
06/04/20236.2330

Chùa Văn Quán năm 2024

Từ Hà Nội, qua thành phố Hà Đông vừa mới thành lập, đến Ba La, rẽ trái theo đường đi Tế Tiêu – Vân Đình, chạy xe 15 cây số thì đến thị trấn Kim Bài. Rẽ trái chừng hơn cây số thì đến chùa Văn Quán.

 

cổng - chùa Văn Quán 

Chùa Văn Quán, ngôi chùa cổ mang đậm phong thái của ngôi chùa cổ làng quê miền bắc

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Nội

 

Chùa Văn Quán nằm trên địa bàn làng Văn Quán, xã Đỗ Động, xưa thuộc về tổng Động Cứu, huyện Thanh Oai. Đây là một làng có từ lâu đời. Bên những mái đình, mái đền, bờ ao, bến nước, còn thấy những cây đa, cây đề cổ thụ, dấu ấn của sự thanh bình, trầm tích và sâu nặng tâm linh.

 

Ao - Chùa Văn Quán

Cái ao làng cổ trong khuôn viên chùa Văn Quán

 

Hệ thống di tích đình - đền – chùa – chợ của làng Văn Quán rất bề thế, tuy đang xuống cấp trầm trọng, tọa lạc trong chỉnh thể của một khu phố nhỏ, trong một không gian khoáng đạt, mênh mang, hài hòa với làng mạc xung quanh.

 

 

mái nhà cổ chùa Văn Quán

Kiến trúc cổ kính của các khu nhà trong chùa Văn Quán

 

Hai gam màu chủ đạo, màu nâu sậm của các công trình đình chùa cổ kính ẩm ướt và màu xanh thẫm của tán lá cổ thụ dưới nền trời nhiều mây, tạo nên cảm giác se lạnh, cô tịch, hoang vu.

Toàn bộ khu di tích ngoảnh mặt thoáng đãng ra phố làng Văn Quán. Đình đền và chùa nằm liền kề nhau, hài hòa như một.

Mái đình giữa khuôn viên chùa Văn Quán 

Mái đình cổ giữa khuôn viên chùa Văn Quán, nét độc đáo của làng quê miền bắc

 

Khu sân chung đình chùa rộng chừng hơn một mẫu Bắc Bộ. Các công trình kiến trúc trên đó mang đậm triết lý âm dương về phong thủy và thẩm mỹ.

Nhìn theo trục ngang: Đình – chùa thì, bên sân đình là giếng ngọc sâu thẳm, ăn sâu vào lòng đất, có tính hàm chứa – thuộc về âm. Bên sân chùa là tòa Tam quan Chùa, có diện tích tương xứng, 4 mái, 20 cột, với các đầu đao cong vút, thanh mảnh, nhẹ nhàng, vuốt vào không gian cảm giác nửa như bay bổng, nửa như níu giữ, tạc vào bầu trời, có tính hỉ xả - thuộc về dương.

 

chính điện - chùa Văn Quán 

Chính điện Chùa văn quán, với những cánh của bằng gỗ đã lâu đời

 

Nhìn theo trục dọc, phía bên sân đình, rất lạ là, phía ngoài cùng, sát đường, lại là một Tam quan Đình – kiến trúc đậm chất Phật giáo – có hình khối đậm, chắc, khỏe khoắn, cao ráo, soi bóng xuống giếng ngọc và đối xứng bên bờ bên kia là một bức bình phong đồ sộ trước của đình, gây nên cảm giác tầng lớp, uy nghi.

 

Sân - chùa Văn Quán 

Mái tranh, giếng nước, sân đình, nét đặc trưng của làng quê Hà thành

 

Phía bên sân chùa, nhờ tòa Tam quan trống rỗng bốn phía nên tạo ra cảm giác hư hư thực thực. Trong nhìn ra, ngoài nhìn vào thấy có có không không.

Phía ngoài tam quan chùa, là một khu chợ làng, thấy lều quán được dựng lên chi chít tạm bợ. Tuy vậy, chợ này có lẽ cũng đã có từ xa xưa. Mô tuýp mở chợ trước tam quan chùa khá phổ biến ở Bắc bộ, không biết ở đó có ẩn chứa giá trị tinh thần nào cần được giải mã hay không?

 

tượng phật - chùa Văn Quán 

Những pho tượng phật cổ bằng gỗ được sơn son thiết vàng

 

Giữa chùa và đình có một khu đất nổi cao lên như một chiếc mai rùa, được gọi là gò Kim tinh. Trên đó có một ngôi am nhỏ và một bụi cau rất lạ. Nhìn lướt qua thì không thấy gì đặc biệt, nhưng khi trao đổi với Sư ông Di Sơn - quyền trụ trì nhà chùa; cụ Cao Văn Bích – Thủ hộ khu đình đền và một số bô lão trong làng, thì thấy vị nào cũng dè dặt khi nói về gò ấy. Không biết ở đó có điều gì bí ẩn về lịch sử và tâm linh?

 

 

Lễ chùa Văn Quán 

Vào các ngày dằm, lễ tết, dân làng thường đến đây bái phật 

 

Một ấn tượng rất sâu đậm khi đến với khu di tích này đó là không gian thoáng đãng và rợp bóng cây cối, hoa cỏ. Có rất nhiều cây cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm như muỗm, nhãn, sấu, thị…tỏa bóng rườm rà lên mái đình chùa u tịch. Và nữa: hoa. Những cây hoa đại đỏ, đại trắng, mẫu đơn, cau, bưởi, lan, trạng nguyên… cổ thụ, thanh khiết phủ bóng lên các am miếu. Dường như ẩn chứa nhiều câu chuyện cổ tích có tính liêu trai.

 

điện thờ - Chùa Văn Quán

Ngôi chùa khi xưa được xây dựng bởi những người thợ nổi tiếng, với các chi tiết điêu khắc điêu luyện

 

Đến với khu di tích Văn Quán này, ta không khỏi ngạc nhiên về tính thẩm mỹ cao và sự đa dạng của hệ thống tượng, đồ thờ. Không biết những người thợ xứ nào đã tạo tác nên chúng? Võ Lăng gần đó chăng?

 

tượng phật - Chùa Văn Quán

Trong chùa thờ phụng rất nhiều vị phật và thánh thần

 

Hiện nay, khu di tích quý giá này đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tất cả các công trình kiến trúc đều đứng trước nguy cơ có thể bị sụp đổ và bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa bão.

 

di tích - chùa Văn Quán

 Nhiều vật dụng cũng như kiến trúc chùa Văn Quán đã xuống cấp, cần được tu bổ

 

Chùa Văn Quán đã nhiều năm không có sư trông coi. Mãi đến năm nay, dân làng mới thỉnh Thượng tọa Thích Tiến Thịnh – viện chủ Tổ đình Võ Lăng gần đó đứng ngôi trụ trì. Ngài đã giao cho đệ tử của mình là Đại đức Di Sơn về trực tiếp chăm sóc trụ xứ này. 

 

tu bổ - Chùa Văn Quán 

Người dân trong làng và chính quyền đã góp phần trùng tu lại ngôi chùa Văn Quán

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Hà Nội

 

Bản quy hoạch tổng thể đã được lên khung, công cuộc trùng tu đã được khai triển. Hiện nay, khu nhà Tổ đã thi công xong phần nền móng.

Công sức, thời gian và tiền của dành cho công cuộc đó chắc không phải là nhỏ. Thập phương tín thí đang khởi động chung sức, chung lòng, góp công, góp của, từng bước một phục hưng lại một trung tâm tôn giáo tín ngưỡng quan trọng của huyện Thanh Oai nói riêng và đất nước ta nói chung.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Văn Quán là gì?

- Chùa Văn Quán là một ngôi chùa nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội, Việt Nam.

Lịch sử của Chùa Văn Quán như thế nào?

- Chùa Văn Quán được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, trong thời gian của triều đại Lý. Trong suốt lịch sử của nó, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

Chùa Văn Quán có gì đặc biệt?

- Chùa Văn Quán có kiến trúc độc đáo, với nhiều tòa tháp và cửa ngõ được trang trí tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có nhiều bức tranh tường và tượng Phật đẹp mắt.

Lễ hội chùa Văn Quán diễn ra vào thời điểm nào?

- Lễ hội chùa Văn Quán diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương.

Làm thế nào để đến Chùa Văn Quán?

- Du khách có thể đi bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt. Chùa Văn Quán nằm ở địa chỉ số 62 Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /503