Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộikinh nghiệm du lịch Hà Nội khám phá hà nội
06/04/202310.6140

Con đường "Gốm sứ" năm 2024

Đã từ rất lâu, nghệ thuật ghép gốm tạo thành những bức tranh trang trí tường, cột… được thế giới ưa chuộng bởi độ bền và vẻ đẹp mỹ thuật. Rất nhiều nơi sử dụng loại hình này để làm đẹp cảnh quan và góp phần quan trọng vào những sự kiện hoạt động nghệ thuật ngoài trời phục vụ đông đảo công chúng. Nhận thấy ưu điểm cũng như tiềm năng thực hiện loại hình này ở nước ta, nhà báo, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy đã hoàn thành dự án nghệ thuật “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”. Đây là một trong những món quà dâng lên Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi.

con đường gốm sứ hà nội
Con đường gốm sứ, sự hội tụ của những tấm lòng
 
Dự án Con đường gốm sứ xuất phát từ ý tưởng của nhà báo - họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Với mục tiêu làm đẹp một không gian công cộng bằng chất liệu gốm sứ truyền thống qua phong cách thể hiện của các nghệ sỹ đương đại. Dự án bắt đầu được thực hiện từ năm 2007, với tổng chiều dài gần 4km, diện tích gần 7.000m2. Mỗi mét vuông tranh tường sử dụng khoảng 1.000 miếng gốm có diện tích 3x3cm. Con đường chạy dọc từ cửa khẩu An Dương trên đường Yên Phụ, dọc theo phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đến tận cửa khẩu Vạn Kiếp.
 
con đường gốm sứ hà nội
Dự án Con đường gốm sứ xuất phát từ ý tưởng của nhà báo - họa sĩ Nguyễn Thu Thủy


Theo nhà báo, họa sĩ  Nguyễn Thu Thủy, Phần lớn kinh phí của công trình đều dựa vào cộng đồng, nguồn tài trợ của xã hội và cả nguồn vốn tự xoay của hai vợ chồng. Cả hai đã bỏ nhiều tiền của dành dụm để chạy dự án trong giai đoạn đầu. Thậm chí, anh Cường phải lần lượt từ giã những chiếc xe cổ, niềm đam mê của mình để cùng vợ đầu tư cho con đường gốm sứ. Chúng tôi làm như vậy không vì một mục đích riêng nào ngoài tình yêu Hà Nội và khát vọng muốn cải thiện không gian sống, quảng bá nghề gốm truyền thống của người Việt ra thế giới, cùng sự góp sức của xã hội đã tạo niềm tin thành công cho dự án.  

 

Dòng người qua lại tấp nập

Xem thêm: khách sạn tại Hà Nội tại khu Phố Cổ


Cũng theo chị Thủy, trong 4 năm thực hiện dự án, “Con đường gốm sứ” đã thu hút sự tham gia của 20 họa sĩ trong nước và 15 họa sĩ nước ngoài như: Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Mỹ, Argentina... Ngoài ra, còn có hơn 100 nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề gốm trong nước, hơn 500 người dân, sinh viên, thiếu nhi... cùng tham gia thực hiện dự án.

 

Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội

Xem thêm: khách sạn giá rẻ tại Hà Nội


Với 21 trường đoạn như: Trường đoạn A1 - Tôn vinh di sản nghệ thuật theo dòng chảy lịch sử từ thời kỳ Đông Sơn qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn và một bức tranh lớn về hình tượng rồng thời Lý cùng hàng chữ Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tại nút giao thông cầu Chương Dương; Trường A2 - Tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm và trang trí kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam; Trường đoạn A3  - Tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”; Từ đoạn A4 đến A9 là tranh gốm đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...

 

Bức ảnh thể hiện sự đoàn kết dân tộc

 

Rồng - con vật mang biểu tượng của sức mạnh

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội



Sau 4 năm chúng ta đã có một Con đường gốm sứ rực rỡ sắc màu, thay thế cho màu thời gian của dải đường đê bê tông ngày nào. Con đường gốm sứ là sự hội tụ của những tấm lòng trong nước và quốc tế đối với Thủ đô thân yêu – trái tim của cả nước. Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận, và trao bằng chứng nhận kỷ lục bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới cho đoạn tranh “Hoa văn Việt nam trong dòng chảy lịch sử” (từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Tân Ấp).

 

Cảnh đua thuyền được thể hiện lên bức tường

Xem thêm: tour du lịch giá rẻ tại Hà Nội


Thiết nghĩ, Con đường gốm sứ ven sông Hồng là một công trình công cộng đầu tiên tại nước ta mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Từ khi công trình hoàn thành, không chỉ Hà Nội có một món quà quý giá mừng Đại lễ Ngàn năm mà người Việt Nam cũng có kỷ lục độc đáo để tự hào với thế giới. Cũng từ đây, con đường đã trở thành một điểm đến không thể thiểu của du khách mỗi khi đến thăm quan Hà Nội. Và hơn hết, hình ảnh đất nước cũng như những giá trị văn hóa, mỹ thuật được quảng bá một cách hiệu quả ra thế giới.

Các câu hỏi thường gặp
Con đường "Gốm sứ" là gì?

- Con đường "Gốm sứ" là một con đường nằm ở phía Tây Hà Nội, được gọi là "Gốm sứ" bởi vì trên đường này có nhiều cửa hàng sản xuất và bán gốm sứ.

Địa chỉ của con đường "Gốm sứ" ở Hà Nội?

- Con đường "Gốm sứ" nằm ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tại sao con đường "Gốm sứ" lại được gọi là "Gốm sứ"?

- Con đường "Gốm sứ" được gọi là vậy bởi vì trên đường này có nhiều cửa hàng sản xuất và bán gốm sứ, đồ gốm sứ trang trí và đồ dùng gia đình từ gốm sứ.

Những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng trên con đường "Gốm sứ"?

- Trên con đường "Gốm sứ" có nhiều cửa hàng sản xuất và bán gốm sứ, đồ gốm sứ trang trí và đồ dùng gia đình từ gốm sứ. Một số sản phẩm nổi tiếng trên đường này bao gồm: bộ ấm chén, bát đĩa, đồ trang trí, đồ dùng gia đình từ gốm sứ.

Ngoài gốm sứ, còn có gì đặc biệt trên con đường "Gốm sứ"?

- Ngoài gốm sứ, trên con đường "Gốm sứ" còn có nhiều quán ăn, cà phê, quán kem và các cửa hàng bán đồ handmade, đồ trang trí, quà lưu niệm.

Có nên ghé thăm con đường "Gốm sứ" khi đến Hà Nội?

- Nếu bạn yêu thích gốm sứ và muốn tìm hiểu về nghề sản xuất gốm sứ truyền thống của Việt Nam, thì con đường "Gốm sứ" là một điểm đến thú vị. Bạn có thể mua sắm các sản phẩm gốm sứ đẹp và chất lượng, thưởng thức đồ ăn ngon và thư giãn tại các quán cà phê, quán kem.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /490