Mytour blog
Tags:
khám phá Việt Namẩm thực thế giới tại việt nam du xuân việt nam bảo tàng dân tộc việt nambánh chứng việt nam
06/04/20232.4620

Dạo Việt Nam cảm nhận không khí Tết qua ảnh năm 2024

Tết trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam nói riêng và người Á châu ăn Tết Âm lịch nói chung là một dịp lễ lớn và tưng bừng nhất trong năm. Tết Ất Mùi 2015 đang ngày càng cận kề, không khí chuẩn bị rạo rực khắp phố phường. Cùng Mytour dạo một vòng từ Bắc chí Nam ngắm hương vị Tết qua những bức ảnh được chụp lại nhé!

 

1. THỦ ĐÔ HÀ NỘI - HOA  ĐÀO NGẬP TRÀN PHỐ XUÂN

 

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc khác hằng năm đều đón Tết cổ truyền trong thời tiết khá lạnh. Đây cũng là điều kiện khí hậu thích hợp cho các loài cây cảnh ưa lạnh đặc biệt là hoa đào - loài hoa đặc trưng cho Tết của các tỉnh miền Bắc. Khoảng thời gian cận Tết này, dạo các chợ hoa sẽ thấy khung cảnh nhộn nhịp tấp nập người xe mua sắm chuẩn bị Tết. Các chợ hoa đông người nổi tiêng đa dạng các loài hoa gồm: chợ hoa Hoàng Hoa Thám, chợ hoa Quảng Bá, vỉa hè dọc đại lộ Thăng Long,... Đặc biệt trong đó có làng hoa Nhật Tân.

 

tết cổ truyền

Cảnh mua hoa nhộn nhịp không khí Tết của dân Hà thành - Ảnh: Iamtokita

 

tết cổ truyền

Chợ hoa Quảng Bá đông đúc người xe - Ảnh: Cao Anh Tuấn

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Năm nay, Hà Nội với khu chợ hoa xuân kéo dài từ mùng 3/2 đến 17/2 (29 Tết) quy tụ nhiều loài hoa đẹp, số lượng lớn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người chơi hoa. Ngoài đào các loại,địa lan và quất cũng là hai loại cây cảnh thu hút khách dịp Tết Ất Mùi này. Du khách có thể kết hợp ngắm hoa và thực hiện bộ ảnh xuân với khung cảnh thơ mộng xung quanh. Người dân miền Bắc và các tỉnh miền Trung thường có thói quen mua hoa, cây cảnh từ khá sớm (khoảng trước Tết tầm 1 đến 2 tuần), trong khi người miền Tây thường để đến cận ngày (cách Tết khoảng 2 đến 3 ngày) mới chọn mua về nhà các loại cây hoa.

 

tết cổ truyền

Giới trẻ thích thú cho ra đời những bộ ảnh bên cây cảnh ngày Tết - Ảnh: Cao Anh Tuấn

 

tết cổ truyền

Cảnh mua bán tấp nập lộc xuân - Ảnh: Dino Ngo

 

Tết ở Hà Nội thường có mưa phùn kéo theo thời tiết lạnh, ngoài trời có gió bấc. Vì vậy ngoài hoa và cây cảnh làm tăng phần màu sắc và sinh khí cho ngôi nhà, nhiều gia đình chọn mua thêm bong bóng và các vật treo mang màu ánh kim lấp lánh nhằm mang phước, lộc vào nhà và giúp căn nhà trở nên ấm cúng hơn.

 

tết cổ truyền

Phố Hàng Bạc nhộn nhịp và đầy màu sắc - Ảnh: Thái Linh

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

2. THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TRỜI HỒNG NGẬP SẮC HOA MAI ANH ĐÀO


Tết đến xuân về là khoảng thời gian thành phố sương mù cởi bỏ lớp áo choàng màu sương lạnh lẽo và huyền ảo, thay vào đó là không khí se lạnh nhưng luôn có nắng ấm. Điều đặc biệt khiến du khách thích thú khi chọn Đà Lạt làm chốn du xuân chính là sắc hồng thắm quyến rũ của loài hoa Mai Anh Đào - một loài hoa chỉ có ở đất Đà Lạt. Hoa nở khắp lối đi, xung quanh khuôn viên Hồ Xuân Hương và dọc khắp các con đường ở phía ngoại ô thành phố, trên đường Trần Hưng Đạo,...

 

tết cổ truyền

Hồ Xuân Hương nước trong vắt chào một năm mới tốt lành - Ảnh: Khanh Hoang Huynh

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Lạt

 

Nếu ghé thăm trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt hoặc Cao đẳng Sư phạm, du khách cũng có thể bắt gặp loài hoa này nở thành những hàng dài, tạo khung cảnh thơ mộng tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Dịp cận Tết được xem là thời gian du lịch nóng nhất trong năm của thành phố này, bởi không khí thời tiết dễ chịu cùng màu sắc đa dạng của hàng ngàn loài hoa.

 

tết cổ truyền

Hoa mai anh đào trong khuôn viên trường chuyên Thăng Long - Ảnh: Đạt Trần

 

3. NÚI RỪNG TÂY BẮC - VỊ TẾT GÓI TRONG BỨC TRANH YÊN BÌNH

 

Nói đến bức tranh Tây Bắc mùa Tết là nói đến muôn màu sắc của các loài hoa. Từ dịp cận Tết trước khoảng 2 tuần là mùa hoa mận nở rộ, trắng muốt cả một góc trời. Các địa điểm thu hút khách du lịch vẫn là thị trấn Sa Pa, Mộc Châu, Hà Giang,... Cách Tết khoảng chưa đầy một tuần, khi các vườn hoa mận bắt đầu tàn và đơm những quả đầu tiên, vùng núi rừng Tây Bắc lại đến với mùa anh đào đặc trưng.

 

tết cổ truyền

Trẻ em Tây Bắc xúng xính quần áo mới dạo chơi  - Ảnh: Jucker

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai

 

Giống đào ở Tây Bắc là đào rừng nên có cánh hoa to, dày và chắc, thân cao. Vào dịp Tết, người dân tộc ít người ở vùng núi Tây Bắc như H’Mong, Dao đỏ,.. dệt cho gia đình những bộ quần áo mới làm từ vải thổ cẩm. Các gia đình ít ra chợ mua hoa vì hầu như có thể tận dụng ngày nguồn hoa phong phú trong rừng. Những ngày này, đồng bào dân tộc còn đi chợ phiên tích trữ lương thực và những dụng cụ cần thiết cho ngày Tết đủ đầy.

 

tết cổ truyền

Một góc chợ phiên Đồng Văn - Ảnh: Tui Ti

 

4. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ĐÔ THỊ NGẬP TRÀN SẮC HOA

 

Dạo phố những ngày này, các bạn có thể cảm nhận một Sài Gòn thật khác. Thành phố tấp nập thường ngày giờ đây yên tĩnh với những con phố hoa và bày bán tranh thư pháp với các câu đối, câu chúc xuân. Các phố bày bán hoa và tranh có thể kể đến: khu trung tâm quận 1 (gần VinCom, Diamond,...), phố hoa đường Nam Kì Khởi Nghĩa, phố tranh thư pháp Phạm Ngọc Thạch,..

 

tết cổ truyền

Phố phường được trang trí bởi những giò hoa treo lủng lẳng trên cao - Ảnh: Quang Pierre

 

Nổi bật là vào khoảng thời gian từ 28 tháng Chạp đến đêm giao thừa, du khách đến với thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chiêm ngưỡng con đường hoa Nguyễn Huệ đẹp nổi tiếng. Với hàng ngàn giống hoa đẹp mang màu sắc ngày Tết như hoa mai, hoa cúc, quất, địa lan,... được xếp thành các hàng dài, khách du lịch như đang lạc vào thiên đường hoa có thật dưới mặt đất. Đây cũng là địa điểm yêu thích của các cặp đôi và gia đình chụp ảnh lưu niệm cũng như ảnh chào Xuân, đón Tết.

 

tết cổ truyền

Thiếu nữ chụp ảnh ở đường hoa Nguyễn Huệ - Ảnh: 500px

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

tết cổ truyền

Người dân tìm mua cây cảnh trưng ngày Tết - Ảnh: Dantri

 

Khác với miền Bắc, người Nam chuộng hoa cúc và hoa mai. Người dân ở đây quan niệm, hoa mai mang màu sắc vàng rực rỡ báo hiệu một năm mới sung túc, may mắn và ngập tràn tiếng cười. Đây cũng được coi là loài hoa đặc trưng của đất phương Nam từ ngàn đời nay. Dọc con đường Phạm Ngọc Thạch hiện cũng trưng bày các cành hoa mai giả dọc dài hết con đường.

 

tết cổ truyền

Đường hoa Nguyễn Huệ trưng bày đủ mọi loại hoa - Ảnh: utvanutt

 

Hòa cùng nhịp sống sôi động, tuy nhiên Sài Gòn vẫn không mất đi vẻ đẹp truyền thống. Những ngày này dạo phố Tết, các bạn hoàn toàn có thể bắt gặp những gánh tò he với đầy đủ màu sắc và hình thù. Những trò chơi dân gian được mô phỏng lại thu hút các em nhỏ, những hàng quán với ông đồ già viết câu đối xếp bút mài mực viết câu đối truyền thống...

 

tết cổ truyền

Gánh tò he, gợi nhắc Tết truyền thống ngàn đời của người Việt - Ảnh: Dx TM

 

5. LÀNG HOA SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP HÚT KHÁCH DU LỊCH DỊP CẬN TẾT

 

Làng hoa Sa Đéc (phía Nam sông Tiền), thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được coi là một trong những điểm nóng dịp cận Tết cho các tín đồ yêu hoa. Ở đây nổi tiếng với các loại hoa được trồng trên giàn cao, trồng thành từng dãy ngay ngắn và có phân luồng cụ thể để tiện cho việc tưới nước và phục vụ nhu cầu thích chụp ảnh của khách du lịch khi đến chơi vườn hoa.

 

tết cổ truyền

Đủ mọi loài hoa tại vườn hoa Sa Đéc - Ảnh: Dương Phát Minh

 

tết cổ truyền

Hoa cúc mâm xôi được trồng trên các giàn cao - Ảnh: Nica bán

 

Các hộ trồng hoa thường chọn chăm sóc nhiều loại, đặc trưng nhất vẫn là cúc mâm xôi, cúc vạn thọ, hoa cánh bướm, hoa địa lan, hoa linh lan, hoa chào mào...  Tết ở miền Tây mang khí hậu nắng ấm, nên các loài hoa ưa chuộng đều là những loài có màu sắc tươi, thường là màu đỏ và vàng để làm rực rỡ thêm không khí của phố phường và quan niệm truyền thống rằng những loài hoa mang màu tươi sẽ mang may mắn vào gia đình trong suốt cá một năm.

 

tết cổ truyền

Vườn hoa của một hộ gia đình tại Sa Đéc - Ảnh: Nica

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đồng Tháp

 

Đến thăm vườn hoa Sa Đéc, du khách nên đi sớm, trước khoảng 1 đến 2 tuần ngày Tết. nếu du lịch cận ngày, các hộ gia đình có thể đã thu hoạch hoa chuyển lên các thành phố lân cận hoặc Sài Gòn để bán. Du khách có thể thăm thú vườn hoa Tân Quy Đông - đây cũng được coi là một trong những vựa hoa đẹp và lớn nhất nhì Tây Nam Bộ.

 

tết cổ truyền

Cảnh người dân địa phương thu hoạch trên vựa hoa của mình - Ảnh: Báo Dân Sinh

 

Không khí chuẩn bị cho Tết cổ truyền của người Việt Nam khắp mọi miền đất nước đều mang trong mình màu sắc tươi tắn, tưng bừng. Có thể thấy, điểm nhấn không thể thiếu của những ngày này là màu sắc sặc sỡ đến từ các chợ hoa xuân, nhà nhà trang hoàng lại nhà cửa, mua sắm những vật lễ, bánh kẹo chuẩn bị cho 3 ngày chào năm mới. Một số gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng, bánh tét, bánh tẻ,... Mytour chúc các bạn có một năm mới an khang, thịnh vượng và dồi dào sức khỏe.

 

Hạnh Nguyên - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Tại sao nên dạo Việt Nam vào dịp Tết?

- Tết là một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam, đây là dịp để bạn có thể trải nghiệm không khí Tết đặc trưng của người Việt Nam.

- Bạn có thể tham gia vào các hoạt động đón Tết như chơi bài, đốt pháo hoa, ăn Tết cùng gia đình và bạn bè.

- Ngoài ra, vào dịp Tết, các địa điểm du lịch cũng được trang hoàng đẹp mắt, tạo nên không khí rộn ràng, sôi động.

Hồ Chí Minh có gì đặc sắc vào dịp Tết?

- Tại Hồ Chí Minh, bạn có thể tham gia vào các hoạt động đón Tết như đi chơi đền, chùa, tham gia lễ hội đường phố, chụp ảnh tại các điểm trang trí đẹp mắt.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tết như bánh chưng, bánh tét, nem rán, thịt kho tàu, canh măng...

Miền Nam có những địa điểm nào đáng để dạo vào dịp Tết?

- Cần Thơ: Tham quan chợ nổi Cái Răng, đền Ông, đền Bà, chùa Bửu Long, chùa Phật Thích Ca.

- Đà Lạt: Tham quan vườn hoa Đà Lạt, thác Prenn, thác Datanla, chùa Linh Phước, chợ đêm Đà Lạt.

- Vũng Tàu: Tham quan đền thờ Thích Ca Phật Đài, chùa Tăng Chơn, bãi biển Bãi Trước, đồi cát Bà, chợ đêm Vũng Tàu.

Có nên đặt phòng khách sạn trước khi dạo Việt Nam vào dịp Tết?

- Có, vì vào dịp Tết, nhu cầu đặt phòng khách sạn tăng cao, nên bạn nên đặt trước để tránh tình trạng hết phòng hoặc giá tăng cao.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /117