Khi thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong. Rồi lệnh nhân dân Xâm Miện đến kinh thành rước sắc về để dân làng thờ phụng.
Khung cảnh trang nghiêm và uy nghi nơi đây
Các triều vua kế tiếp đều có sắc phong cho đền. Nhân dân cũng không quên xây một đền để thờ Hưng Đạo Vương. Vì thế mà bên cạnh chùa, không chỉ có miếu cô, miếu cậu còn có đền thờ Trần Hưng Đạo.
Đền khá rộng, kiến trúc cổ, cột gỗ mái ngói xưa cũ màu thời gian. Khuôn viên đền thoáng đãng, cây đa trên trăm tuổi. Bên cạnh chính điện chùa là miếu cô, miếu cậu. Miếu cô được dựng trên một khuôn viên rộng, nằm giữa hồ. Miếu cậu được đặt ngay sân chùa.
Miếu Cậu được đặt ngay cạnh sân chùa
Lễ hội đền Dầm được tổ chức vào dịp tháng 2 mỗi năm từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Vào những ngày hội, sân đền đều chật kín du khách.
Vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, đền chật cứng người đến thắp hương
Đền nằm ngay ven sông Hồng, chính vì thế mà ngày nay, thường có tuor du lịch bằng thuyền qua các Đền dọc theo sông Hồng như: Chữ Đồng Tử (Hưng yên), đền Dầm, đền Đại Lộ (gần đền Dầm), làng gốm Bát Tràng.
Cận cảnh một gian thờ của đền
Khung cảnh tĩnh mịch của đền vào những ngày thường trong tháng
Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Nội
Sân trước của đền Dầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Vào mùa lễ hội, người người dâng hương tấp nập
0 Thích