Mytour blog
Tags:
Hà Nộidu lịch tâm linhđền Hương Nghĩa
06/04/20233.4071

Đền Hương Nghĩa năm 2024

Đền Hương Nghĩa ở số nhà 13 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia, đây là thôn Hương Bài (thôn Hương Bài sáp nhập với thôn Kiên Nghĩa thành thôn Hương Nghĩa) thuộc tổng Tả Túc, sau này là tổng Phúc Lâm.

 

Đền Hương Nghĩa thờ Cao Tứ và vợ là Phượng Minh công chúa. Cao Tứ là em Cao Lỗ - người sáng chế ra nỏ thần giúp vua Thục An Dương Vương. Cao Tứ sinh ngày 10 tháng giêng năm  Đinh Hợi thời vua Hùng Vương thứ 18. Ông là người tinh tú, sức khoẻ hơn người. Khi vua An Dương Vương mở khoa thi tại Cổ Loa ông đã ứng thí. Văn võ toàn tài được vua phong: “Trấn thủ Đại La thành” sau đổi thành Thăng Long.Cao Tứ giỏi võ nghệ, làm tướng dưới thời vua Thục, đóng quân ở khu Hương Bài, Hương Nghĩa trên bờ sông Tô Lịch và được vua gả con gái là Phượng Minh công chúa. Cao Tứ lập hành cung ở Hương Nghĩa, ông chỉ huy quân thuỷ chống lại quân Tần và đã chiến thắng vẻ vang. Khi Triệu Đà xâm lược nước ta, Cao Tứ đã được phong làm Thuỷ đạo tướng quân lập 5 đồn trên sông Tô Lịch chống lại quân Triệu Đà trong suốt 7,8 năm trời, quân Triệu Đà đã bị thua. Khi ấy, Trọng Thuỷ lợi dụng việc hoà hiếu gửi rể An Dương Vương rồi đánh cắp nỏ thần đem về nước, sau đó lại đem quân sang cướp nước ta. Cao Tứ được lệnh dàn quân trên sông Tô Lịch, chống lại quyết liệt và tử trận. Công chúa Phượng Minh sau khi biết tin chồng mình hy sinh, tự trẫm mình ở sông Bắc Giang để giữ trọn khí tiết, chung thuỷ với chồng.

 

Về sau, hai ông bà được nhà vua ban sắc phong tặng, cho phép dân làng Hương Nghĩa lập đền thờ phụng. Tấm bia “Hương Nghĩa đình công đức bi” được tạo tác vào tháng 10 năm Quý Mùi niên hiệu Bảo Đại năm 1943 viết “Ca ngợi công đức, mưu lược tài năng của thần Cao Tứ được các Hoàng đế phong mỹ tự, muôn dân tôn sùng. Thời gian gần đây, đình bị đổ nát nên đại thần toàn quyền Pháp cho phép tu sửa để việc thờ cúng được tinh khiết. Nên toàn dân cùng cựu kỳ mục bản đình là Lưu Văn Năm chánh hội Tân Đinh Nhi triệu tập mọi người góp sức trùng tu đền to đẹp để làm sáng tỏ những điều tốt đẹp từ thời Hùng Vương để nơi đây lại được linh thiêng, muôn dân chiêm ngưỡng, hương hoả mãi mãi, làm cho quốc gia được hưng thịnh, nhân dân khoẻ là như công đức của thần. Vậy làm bia để lưu truyền cùng giang sơn mãi mãi”.

 

Đền Hương Nghĩa hiện nay toạ lạc trên địa thế đẹp, ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Quy hoạch mặt bằng của di tích bao gồm: cổng, sân hẹp, đền chính kết cấu hình chữ “Đinh”. Cổng đình xây gạch đơn giản, kiểu hai tầng tám mái. Ở chính giữa đắp 3 chữ Hán “Hương Nghĩa từ” (Đền Hương Nghĩa). Cổng nằm sát mặt phố Đào Duy Từ, trông ra ngã năm. Qua cổng là lối nhỏ dẫn vào sân đền lát gạch chỉ. Đền chính hình chữ “Đinh” gồm tiền tế và hậu cung.

Đền Hương Nghĩa

Đền Hương Nghĩa

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Tiền tế gồm 3 gian 2 dĩ, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Bỗ vì đỡ mái gồm 6 bộ vì bằng gỗ được kết cấu theo kiểu chồng rường con nhị. Trên thân các con rường, trụ trốn đều được chạm khắc hoa lá cách điệu nổi, ôm sát vào vì nóc, các thân cách chắc khoẻ nhưng mềm mại. Gian giữa của tiền tế được mở các cửa bức bàn gỗ, phía trên của cửa bức bàn được chạm thủng hình hoa cúc mãn khai, đầu cánh hoa được chạm sắc nhọn như đao mác.

 

Hậu cung là một nếp nhà dọc ba gian nối với gian giữa tiền tế qua hệ thống máng che phần mái. Nhà xây gạch, bộ khung đỡ mái có ba vì gỗ làm kiểu vì kèo quá giang, để trơn không trang trí. Hiện nay, trong đền Hương Nghĩa còn lưu giữ được một số di vật có giá trị bao gồm:

 

Một cuốn thần phả (bằng chữ Hán cổ) ghi công tích của thần Cao Tứ.

 

Hai đạo sắc phong cho thần Cao Tứ: một sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783) và một sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1801).

 

Bốn tấm bia thời Nguyễn, tấm bia bằng đá “Hậu thần bi ký” tạo tác ngày tốt năm Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại tứ 7 (1932). “Bia Hương Nghĩa đình công đức bi” được tạo tác tháng 10 năm Quý Mùi (1943).

 

Hai pho tượng cổ đặt trong khám thờ gỗ: tượng Cao Tứ và Phượng Minh công chú; bốn ngai thờ gỗ, chín khám thờ gỗ, hai bài vị gỗ: một bài vị của Cao Tứ, một bài vị của Phượng Minh công chúa; sáu câu đối gỗ có năm bức hoành phi gỗ nội dung ca ngợi công tích của thần “Thánh cung vạn tuế”( Đức thánh muôn năm).

 

Đôi câu đối:

 

“Duyệt ngã Nam tiền thông giám di biên thuỷ hoá, cổ trung tiêu tiết nghĩa

Kiến La Thành tam danh từ trĩ lập, địa linh thánh tích đối linh hương”.

 

Dịch là:

 

“Đọc sử Nam, sách thông giám còn ghi nước lắng cổ trung tiêu tiết nghĩa

Dựng Thành La, ba đền đài vẫn đó, đất thiêng thắng tích đượm hương thơm”.

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Đền Hương Nghĩa với sự tích thần Cao Tứ và Phượng Minh công chúa là nguồn sử liệu dân gian giá trị. Nó là bằng chứng của người Thăng Long - Hà Nội xưa hướng về cội nguồn với tín ngưỡng thờ các vị anh hùng của thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước. Nó làm cho khu phố cổ có hồn hơn, nâng cao hơn bề dày lịch sử của khu phố cổ Hà Nội.

 

Các câu hỏi thường gặp
Đền Hương Nghĩa là gì?

- Đền Hương Nghĩa là một ngôi đền thờ vị tướng Nguyễn Hữu Huân, người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Đền Hương Nghĩa ở đâu?

- Đền Hương Nghĩa nằm ở số 1 đường Hương Nghĩa, phường Hương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lịch sử của Đền Hương Nghĩa như thế nào?

- Đền Hương Nghĩa được xây dựng vào thế kỷ 17, nhằm tôn vinh công lao của vị tướng Nguyễn Hữu Huân. Trong suốt quá trình lịch sử, đền đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

Đền Hương Nghĩa có gì đặc biệt?

- Đền Hương Nghĩa có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, đền còn có nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến vị tướng Nguyễn Hữu Huân và lịch sử đất nước.

Lễ hội Đền Hương Nghĩa diễn ra khi nào?

- Lễ hội Đền Hương Nghĩa diễn ra vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.

1 Thích

Đánh giá : 4.3 /335