Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộiđền kim liên
06/04/20235.2860

Đền Kim Liên năm 2024

Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương, tương truyền đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó, vua Lê cho xây đền, dựng bia “Cao Sơn Đại vương thần từ bi minh tự” để hương khói phụng thờ.

Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu...

 

 

Đình Kim Liên xây trên gò đất cao, quay mặt về hướng nam, trông ra một hồ rộng có tên xưa là hồ Đồng Lầm. Kim Liên, tên cũ là làng Kim Hoa, gọi nôm là Đồng Lầm, vốn là một làng đẹp, có nghề nhuộm vải, có phong tục lễ nghi phong phú (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1).

Đây là một trong 23 phường thôn hợp thành tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời Vua Thiệu Trị - Nguyễn Phúc Miên Tông tức Nguyễn Hiến Tổ (1841 - 1847) vì phải kiêng húy tên của bà mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên đổi là Kim Liên sau là tổng Kim Liên.

Kiến trúc của đình bao gồm hai phần tương đối rõ: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng và phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao. Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc gạch cao được xây bằng những viên gạch vồ có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng nối hai bộ phận kiến trúc trên.

Đình chính gồm nghi môn, đại bái và cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, cột trốn. Trên các bộ phận kiến trúc các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền thống.
Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta. Trong nhà xây vòm cuốn, nội thất được bố trí như sau: gian ngoài cùng, bó bệ gạch cao để đặt hương án; gian thứ hai xây bệ gạch cao để đặt long ngai và các đồ tế khí.
Gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa).
Di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá "Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh" do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Các câu hỏi thường gặp
Đền Kim Liên là gì?

- Đền Kim Liên là một ngôi đền tôn giáo nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội, Việt Nam.

Lịch sử của Đền Kim Liên như thế nào?

- Đền Kim Liên được xây dựng vào thế kỷ thứ 16, vào thời kỳ nhà Lê sơ. Đền được xây dựng để tôn vinh vị thần nữ Kim Liên, người được coi là thần linh bảo vệ cho các vùng đất nông nghiệp.

Đền Kim Liên có gì đặc biệt?

- Đền Kim Liên có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá và gỗ, với các tòa nhà và cổng đền được trang trí bằng các họa tiết đẹp mắt.

- Đền còn được coi là một trong những địa điểm tâm linh quan trọng của người dân Hà Nội và miền Bắc.

Làm thế nào để đến Đền Kim Liên?

- Đền Kim Liên nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km.

- Bạn có thể đi bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt để đến đền.

Đền Kim Liên có những hoạt động gì?

- Đền Kim Liên thường được sử dụng để tổ chức các lễ hội và các hoạt động tôn giáo.

- Ngoài ra, đền còn là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và khám phá.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /548