Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
Xem thêm Khách sạn gần Đình làng Đĩnh Tú - Hà Nội
Vẻ đẹp cổ kính Đình làng Đĩnh Tú - Hà Nội
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Hiện ngôi đình vẫn còn giữ được lối kiến trúc cổ, lưu giữ được nhiều di vật có giá trị, đó là cuốn thần phả "Hùng Duệ Vương triều công thần nhất vị đại vương phả lục", 14 đạo sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam gồm 5 đạo sắc thời Lê, 1 đạo sắc thời Tây Sơn và 8 đạo sắc thời Nguyễn.
Kiến trúc cổ tại Đình làng Đĩnh Tú - Hà Nội
Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội
Di vật gỗ chạm cổ có 1 cỗ long ngai bài vị đức Thành hoàng làng và nhiều di vật khác, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của đình được thể hiện trên toàn bộ khung nhà gỗ rất tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian và chiến tranh tàn phá, lại không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục của ngôi đình đã bị hư hỏng nặng.
Đình Đĩnh Tú có giá trị tinh thần rất lớn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều cuộc họp, bàn thảo các chiến lược quan trọng của chính quyền Cách mạng ở phủ Quốc Oai trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.
0 Thích