Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộikhám phá Hà NộiĐình Yên Phụ Hà Nội
06/04/20233.1280

Đình Yên Phụ năm 2024

Đình Yên Phụ là một ngôi đình ở làng Yên Phụ trên bán đảo Tây Hồ, quận tây hồ. Trước đây, đình này ở nhà số 66 phố Phó Đức Chính.

 

Làng Yên Phụ là một ngôi làng cổ ở trên bán đảo nhô ra Hồ Tây, trước đây ngoài nghề trồng hoa, nuôi cá cảnh, làng còn có nghề làm hương đốt với lịch sử rất lâu đời. Người làng Yên Phụ có câu ca dao: Hỡi cô đội nón ba tầm/ Cô về Yên Phụ phiên rằm lại sang/ Phiên rằm chợ chính Yên Quang/ Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua. Chính bối cảnh của làng đã tạo cảm hứng để Khái Hưng và Nhất Linh sáng tác nên tác phẩm Anh phải sống.

  

Đình Yên PhụĐình Yên Phụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Nét độc đáo của đình Yên Phụ nằm ở chỗ toàn bộ ngôi đình được thiết kế theo lối nhà dọc, quay hướng Bắc tạo nên sự thâm nghiêm, tao nhã. Ngoài cùng sát với ao đình là cổng đình được xây theo kiểu tứ trụ. Qua cổng, là sân đình khá rộng, hai bên hai dãy nhà dải vũ, tiếp đến là đại đình được xây theo kiểu chữ đinh, đình có năm gian đại đình và năm gian hậu cung. Cửa đình mở ở hồi hướng bắc theo kiểu bức bàn.

 

Mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, các góc uốn cong quay chầu về nóc mái. Chính giữa bờ nóc mái có đắp nổi hình hai con rồng chầu mặt trời, bên cạnh là đôi phượng xòe cánh. Cột đình được làm bằng gỗ lim kê trên các chân tảng đá xanh. Các đầu bẩy được chạm nổi các đề tài rồng mây, tứ linh.

  

Đình Yên PhụBên hữu Đình Yên Phụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần đình Yên Phụ

 

Các bức cốn cũng được chạm nổi tứ quý, tứ linh, các hình hoa lá, mây cách điệu… Nghệ thuật chạm khắc gỗ khá tinh xảo, đường nét sâu đậm, sống động, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII-XVIII.

 

Một bên đình xưa là nền và bệ của văn chỉ thờ Đức Thánh hiền và một bên có dựng bia công đức (lập từ thời Tự Đức). Đình có hai giáp: giáp đông và giáp nam. Trong đình còn lưu một chuông đồng đúc thời Thiệu Trị (1842) nhân dịp đình được đổi tên là đình Yên Phụ. Tại đây hiện còn lưu giữ được 78 đạo sắc, cổ nhất là sắc thời Lê Vĩnh Tộ (1619).

   

Đình Yên PhụBên tả Đình Yên Phụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Do đình nằm dọc nên cũng thờ dọc. Chính giữa hậu cung có khán thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng. Trong đó đặt ba bộ long ngai, bài vị, mũ áo của ba vị thành hoàng. Phía trước đặt các đồ thờ tự. Nổi lên trên các hàng cột đình ở phía trước là những bức hoành phi, câu đối ca ngợi đức hạnh của thành hoàng và phong cảnh tuyệt mỹ của đình.

 

Cụ Từ trông đình cho biết: Thành hoàng được thờ ở đình Yên Phụ là ba anh em: Uy Linh Lang, Vương Duy và Vương Ba. Uy Linh Lang là con trai của hoàng hậu Minh Đức, dưới thời Trần Thánh Tông. Năm tuổi 18, ham mê đạo Phật, xin phép vua cha cho xuất gia nhưng không được chấp thuận, chàng bèn giả làm dân thường, trốn đi tìm thầy học đạo.

  

Đình Yên PhụCột cờ Đình Yên Phụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Khi quân Mông Nguyên xâm lược nước ta, chàng đã chiêu mộ binh sĩ chống lại quân xâm lược. Đội quân của chàng tự xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên Mông ở Bàn Than, Vạn Kiếp, Mạn Trù, Đông Kết… lập được nhiều chiến công. Khi bình công, xét thưởng, Uy Linh Lang được vua phong Đại Vương.

 

Hiện nay có tới 72 nơi xa gần thờ hoàng tử Linh Lang. Tất cả đều mở hội vào ngày 10 tháng Hai. Cuốn Lễ hội Thăng Long của Lê Trung Vũ cho biết về lễ hội ở đình Yên Phụ: Chính lễ ngày 10 tháng Hai có lễ bò thui, mỗi giáp một con. Cuộc tế rất trọng thể. Sau đó, rước từ cung An Thọ vào đình rồi lại hoàn cung. Nghi thức oai nghiêm: cờ, bát bửu, long đình, bát âm tài tử, kiệu bát cống rước mẫu, đội tứ linh múa cầu phúc.

  

Đình Yên PhụCổng làng Đình Yên Phụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Đình Yên Phụ không chỉ là một công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo của thủ đô mà còn là nơi giáo dục truyền thống và tình thần yêu nước. Kiến trúc sư, nguyên phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Huỳnh Tấn Phát có viết: “….đình Yên Phụ, một di tích quý báu của đất nước, niềm tự hào của dân tộc về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Mong rằng đình Yên Phụ được khôi phục tốt, làm nơi tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, đồng thời là trung tâm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Đình Yên Phụ là gì?
Đình Yên Phụ là một di tích lịch sử nằm ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Lịch sử của Đình Yên Phụ như thế nào?
Đình Yên Phụ được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, là nơi thờ cúng các vị thần linh và các vị anh hùng dân tộc. Trong lịch sử, Đình Yên Phụ đã trải qua nhiều biến cố, từng bị phá hủy và xây lại nhiều lần.
Đình Yên Phụ có những đặc điểm nổi bật gì?
Đình Yên Phụ có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa kiến trúc đình làng và kiến trúc đền đài. Ngoài ra, Đình Yên Phụ còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và họa tiết trang trí đẹp mắt.
Lễ hội Đình Yên Phụ diễn ra vào thời điểm nào?
Lễ hội Đình Yên Phụ diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.
Làm thế nào để đến Đình Yên Phụ?
Để đến Đình Yên Phụ, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể chọn các tuyến xe buýt số 09, 14, 20, 23, 41, 55, 58, 83, 90, 91, 96, 203, 205, 206, 208, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 221, 225, 236, 237, 239, 240, 241, 243, 244, 246, 247, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 603, 604, 605, 606, 607, 608, 609, 610, 611, 612, 613, 614, 615, 616, 617, 618, 619, 620, 621, 622, 623, 624, 625, 626, 627, 628, 629, 630, 631, 632, 633, 634, 635, 636, 637, 638, 639, 640, 641, 642, 643, 644, 645, 646, 647, 648, 649, 650, 651, 652, 653, 654, 655, 656, 657, 658, 659, 660, 661, 662, 663, 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670, 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 678, 679, 680, 681, 682, 683, 684, 685, 686, 687, 688, 689, 690, 691, 692, 693, 694, 695, 696, 697, 698, 699.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /589