Mytour blog
Tags:
vui chơi giải trídu lịch tâm linhdi sản văn hóaLễ hội - Sự kiệnđền chùa
06/04/202310.9710

Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba năm 2024

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, người dân từ khắp mọi nơi tại Việt Nam và khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ để tham gia Giỗ tổ Hùng Vương. Là một trong những lễ hội quan trọng của đất nước.

 

Dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 này hãy đến đền Hùng di tích lịch sử tọa lạc tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo nghiên cứu lịch sử, ngôi đền này được coi là ngôi đền cổ nhất ở Việt Nam để tham gia vào một trong những lễ hội lớn của đất nước.

 

Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng - Phú Thọ

Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng - Phú Thọ - Ảnh: Sưu tầm

 

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗ của các vua Hùng và là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các Vua Hùng. Du lịch 30/4, đến với đền Hùng dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương là về với cội nguồn dân tộc.

 

Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5 này hãy về với cội nguồn Phú thọ tham gia vào lễ hội đền Hùng đặc sắc

Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5 này hãy về với cội nguồn Phú thọ tham gia vào lễ hội đền Hùng đặc sắc - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng.

 

Đền Thượng - đền Hùng Phú Thọ điểm du lịch lý tưởng cho ngày 30/4

Đền Thượng - đền Hùng Phú Thọ điểm du lịch lý tưởng cho ngày 30/4 - Ảnh: langhanhthien''''''''''''''''s

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Việt Trì - Phú Thọ

 

Lễ hội đền Hùng Việt Trì, Phú Thọ hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ, sẽ tổ chức lớn vào những năm chẵn. UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".

 

Lễ đón bằng UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013. - Ảnh: Sưu tầm

 

Năm Ất Mùi - 2015 là năm lẻ, giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 05 tỉnh: Bạc Liêu, Tiền Giang, Phú Yên, Đắc Nông, và Sơn La theo đề án tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Hãy đến với giỗ Tổ Hùng Vương để dâng lên những nén hương thành tâm

Hãy đến với giỗ Tổ Hùng Vương để dâng lên những nén hương thành tâm - Ảnh: sưu tầm

 

Các hoạt động phần Lễ và phần Hội trong giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức trong 06 ngày, từ ngày 23 - 28  tháng 4 năm 2015. Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:

 

Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn những cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

 

Lễ rước kiệu vua trong giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Lễ rước kiệu vua trong giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng - Ảnh: baophuyen

 

Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.

Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng. - Ảnh:  Sưu tầm

 

Lễ dâng hương: tưởng niệm Các Vua Hùng cũng như Tổ Mẫu Âu Cơ.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Chu Ngọc Anh đọc chúc văn tưởng nhớ ân đức của các vị vua Hùng

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Chu Ngọc Anh đọc chúc văn tưởng nhớ ân đức của các vị vua Hùng - Ảnh: Nguyễn Khánh

 

Dòng người kéo dài hàng trăm mét từ khu vực cổng chính đền Hùng đến khu vực sân trung tâm lễ hội

Dòng người kéo dài hàng trăm mét từ khu vực cổng chính đền Hùng đến khu vực sân trung tâm lễ hội - Ảnh:  Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Thọ

 

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc hứa hẹn sẽ là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong chuyến du lịch 30/4 - 1/5 này. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

 

Hát xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Hát xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - Ảnh: vanhocnghethuatphutho

 

Đua thuyền trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Đua thuyền trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Ảnh: viettri

 

Ngoài ra phần hội còn có:

 

- Tổ chức triển lãm tư liệu ảnh, hiện vật đồng bào cả nước cung tiến Đền Hùng tại Nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật - Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

 

- Tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân tại khu vực nhà Công quán.

 

- Tổ chức Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy liên tỉnh lần thứ X.

 

- Tổ chức Hội trại văn hóa: Dựng trại văn hóa, trình diễn Diễn xướng dân gian, biểu diễn Văn nghệ quần chúng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, quảng bá du lịch.

 

- Tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật của các tỉnh tham gia tổ chức giỗ Tổ năm 2015 phục vụ đồng bào về dự Lễ hội.

 

- Tổ chức các hoạt động thể thao: bóng chuyền, vật dân tộc, bắn nỏ, cờ tướng của các huyện, thị, thành trong tỉnh.

 

- Tổ chức Hội chợ Du lịch Tây Bắc năm 2015 và giới thiệu, quảng bá hình ảnh của tỉnh Nara, Nhật Bản; tổ chức các hoạt động dịch vụ - du lịch, trưng bày và bán các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm văn hoá, hoa, cây cảnh phục vụ đồng bào về dự lễ hội.

 

Hội thi gói bánh trưng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Hội thi gói bánh trưng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Ảnh: Sưu tầm

 

Từ những chiếc bánh trưng ngon nhất để dâng lên người

Từ những chiếc bánh trưng ngon nhất để dâng lên “người” - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Phú Thọ giá rẻ

 

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Khắp miền truyền mãi câu ca,

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

 

Thông qua giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá thời đại Hùng Vương; tiếp tục tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về di sản “Hát Xoan ở Phú Thọ” và di sản "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ"; xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng xứng tầm là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.

 

Gumi vtp - Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Ngày giỗ Tổ là ngày nào?

- Ngày giỗ Tổ là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Tổ là ai?

- Tổ là người đầu tiên của gia đình, người đã khai hoang đất đai, xây dựng tổ ấm và truyền lại những giá trị văn hóa, tín ngưỡng cho thế hệ sau.

Tại sao phải tổ chức lễ giỗ Tổ?

- Lễ giỗ Tổ là dịp để tôn vinh và tri ân Tổ tiên, đồng thời cầu mong Tổ tiên bảo vệ gia đình, mang lại may mắn, tài lộc cho con cháu.

Phú Thọ là địa điểm nào trong lễ giỗ Tổ?

- Phú Thọ là nơi có đền Hùng, nơi được coi là trung tâm của lễ hội giỗ Tổ của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội giỗ Tổ tại Phú Thọ diễn ra như thế nào?

- Lễ hội giỗ Tổ tại Phú Thọ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Trong đó, ngày 10 tháng 3 là ngày chính của lễ hội, có các hoạt động như đón đưa đoàn khách, lễ dâng hương, diễu hành, múa sạp, hát xoan, chọi trâu, đua thuyền trên sông Hồng...

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /188