Mytour blog
Tags:
hồ Gươmdu lịch hà nộichùa Một Cộtbến chương dương
06/04/20237.4751

Hồ Gươm năm 2024

Người Việt, nhất là những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dù sống ở đâu, trong nước hay ngoài nước, nhưng mỗi khi nhớ về Hà Nội là lại nhắc đến Hồ Gươm với nỗi niềm tha thiết.

 

Hồ Gươm - biểu tượng của Hà Nội - thủ đô của Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm

 

Nói đến Thăng Long - Hà Nội không thể không nhắc tới chùa Một Cột (thời Lý) - Cột Cờ lịch sử trong thành Hoàng Diệu, điện Kính Thiên, bến Chương Dương bên sông Hồng, đến vườn hoa Ba Đình lịch sử. Nhưng mọi người dân Việt Nam hay người nước ngoài đến Hà Nội không thể không đến Hồ Gươm với hình ảnh mang theo trong ký ức, trong tâm thức thật khó phai mờ.

 

Hồ Gươm luôn hiện ra trong tâm trí người dân Việt xa quê mỗi khi nhớ về quê hương - Ảnh: Sưu tầm

 

Hồ Gươm có tự bao giờ, không thấy tài liệu nào nói chính xác. Chỉ biết, cách đây chừng 6 thế kỷ, vào năm 1490, theo bản đồ thời Hồng Đức có tên là “Trung Đô đồ” thì chung quanh kinh thành khi ấy vẫn mênh mang nước. 

 

Ảnh quý chụp quang cảnh Hồ Gươm từ rất xa xưa - Ảnh: Sưu tầm



Hồ Gươm là một phân lưu của sông Hồng có hình loe thắt không đều nhau chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, tới Hàng Chuối rồi lại thông ra sông Hồng. Nơi loe nhất gọi là hồ, rộng gấp nhiều lần sông Tô, nước quanh năm xanh biếc.

 

Nước Hồ Gươm quanh năm xanh biếc - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn xung quanh khu vực Hồ Gươm



Hồ xưa có nhiều tên gọi như Hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, Hữu Vọng, hồ Thủy Quân. Nhưng cái tên Hồ Gươm, còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 (khoảng năm 1428), gắn với truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần, sau khi đánh đuổi giặc nhà Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, được nhắc đến nhiều nhất, trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người Hà Nội.

 

Theo truyền thuyết thì tháp Rùa đánh dấu nơi rùa thần Kim Quy hiện lên đòi lại gươm thần của Vua Lê Lợi. Rùa hồ Gươm vào những ngày nắng ấm vẫn thỉnh thoảng nổi lên phơi mình trên gò nên càng làm câu chuyện truyền khẩu "gươm thần" thêm căn cứ. Vì vị trí đẹp giữa hồ, cho dù sự tích, huyền tích hay huyền thoại như thế nào đi nữa thì tháp Rùa nghiễm nhiên biến thành thắng tích của Thủ đô Hà Nội. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích. Ở hai tầng dưới những phần mái cong giữ nghiêm quy thức, niêm luật của kiến trúc Việt Nam, mãi mãi là biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

 

Hồ Gươm - Hồ Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết rùa thần Kim Quy hiện lên đòi lại gươm thần của Vua Lê Lợi - Ảnh: Sưu tầm

 

Thật hiếm khi được chiêm ngưỡng cụ rùa ở Hồ Gươm nổi trên mặt nước. Trong nhiều năm trở lại đây, vô tình rất nhiều lần, cụ rùa hồ Gươm nổi lên đúng vào dịp đặc biệt hay những sự kiện quan trọng của đất nước. Một sự kiện gây xúc động cả nước, đó là vào 0 giờ 0 phút ngày 1/1/2000, khi hàng vạn người dân thủ đô tụ tập quanh Hồ Gươm để cùng thế giới đón chào Thiên niên kỷ mới, đúng lúc pháo hoa bắt đầu bắn thì “cụ rùa” liên tục nổi lên mặt nước. Trong hoàn cảnh đó, không ít người đã rơi nước mắt. 

 

Có rất nhiều các giáo sư, tiến sĩ đã nghiên cứu và ghi chép cẩn thận những lần cụ rùa nổi lên. Tuy nhiên, không phải bất cứ lần nào “cụ” nổi cũng gắn với một sự kiện nào đó của đất nước và cũng khẳng định, hiện tượng “cụ rùa” nổi ở Hồ Gươm trùng với các sự kiện lịch sử chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi. Nhưng đối với đông đảo người dân Việt Nam, “cụ rùa” là báu vật của đất nước, nên mỗi khi “cụ” nổi, người dân đều có niềm tin vào sự linh thiêng huyền bí, tốt lành. 

 

Cụ rùa tại hồ Gươm nổi lên vào một ngày đẹp trời - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Trải qua nhiều biến đổi của thời gian, sự bồi đắp vơi đầy của lịch sử, cái nơi loe ra, rộng nhất có màu xanh lục huyền ảo với truyền thuyết hào hùng và lãng mạn ấy, giờ đã trở thành di sản kiến trúc văn hóa, viên ngọc quý long lanh giữa lòng Hà Nội ngàn năm tuổi. 

 

Ngày cũng như đêm, nhịp sống ở quanh khu vực hồ luôn sôi động và náo nhiệt - Ảnh: Sưu tầm



Hà Nội vốn là vùng đất của cây xanh, mặt nước. Qua hơn 130 năm đô thị hóa, nếu tính từ năm 1875, khi người Pháp bắt đầu thực hiện chính sách cai trị và khai thác thuộc địa cho đến sau khi miền Bắc được giải phóng 1954, rồi tiếp tục đến năm 1985 và đặc biệt từ những năm đổi mới đến nay, rất nhiều sông hồ Hà Nội bị biến mất, bởi công cuộc xây dựng, cải tạo và mở rộng Thủ đô. Nhưng may thay, trong cái cuộc xoay vần thế sự và xây dựng ào ạt bằng mọi giá của con người thì Hồ Gươm, cái hồ nhỏ bé, xinh xắn và huyền thoại, rộng hơn 11ha, nằm ở trung tâm Hà Nội, giáp khu phố cổ 36 phố phường với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên… và cụ Rùa hàng trăm tuổi kia, hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. 

 

 Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Cầu Thê Húc nối từ bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn - Ảnh: Sưu tầm



Hơn 10 năm trở lại đây, Hồ Gươm luôn được chính quyền thành phố quan tâm, chăm sóc, từ trồng thêm cây, trồng hoa, thảm cỏ, lát đá, gạch màu, lắp đèn chiếu sáng trên con đường dạo quanh hồ đến chỉnh trang các công trình kiến trúc làm cho Hồ Gươm càng thêm đẹp, thêm hấp dẫn. 

 

Cổng vào đên Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Hồ Gươm không lớn, không mênh mông như Hồ Tây mà nhỏ bé, nhưng lại có vị trí thật đặc biệt, thật thiêng liêng mà không một nơi nào trong thành phố này có được.

 

Hồ Gươm hiện tại lung linh hơn bởi sự trang hoàng của những chiếc bóng đèn hiện đại - Ảnh: Sưu tầm

 

Đền thờ Trần Hưng Đạo bên trong đền Ngọc Sơn - Ảnh: Sưu tầm

 

Nằm ở vị trí trung tâm, hồ là nơi kết nối giữa khu phố cổ với khu phố Tây theo phong cách kiến trúc quy hoạch châu Âu mà người Pháp thực hiện cách đây hơn thế kỷ. Hồ như lòng bàn tay và các ngón tay là những con đường thân quen của Hà Nội, từ các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… của khu phố cổ đến phố cũ Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu… Tất cả như những “dòng sông phố” chảy về Hồ Hoàn Kiếm. 

 

Hồ Gươm lúc nào cũng yên bình dù cuộc sống đã ít nhiều thay đổi - Ảnh: Sưu tầm

 

 Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội

 

Bên cạnh đó, xung quanh Hồ Gươm còn có rất nhiều di tịch nổi tiếng khác càng làm tăng thêm giá trị cổ kính trong đó nổi bật lên có: Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đền bà Kiệu, Đền vua Lê Thái Tổ, Tháp Hoà Phong….. Ngoài ra, đến đây quý khách còn có cơ hội thưởng ngoạn và hít thở không khí trong lành vì xung quanh hồ là một không gian xanh vì vậy mà Hồ được ví như “lẵng hoa giữa lòng thành phố” … Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh…. Chính vì thế mà những du khách thập phương mỗi khi đến đây thường mang về cho mình rất nhiều bức hình lưu niệm đẹp.

 

 

Các câu hỏi thường gặp
Hồ Gươm là gì?

- Hồ Gươm là một hồ nước nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, Việt Nam. Nó là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của thành phố.

Tại sao Hồ Gươm lại được gọi là Hồ Gươm?

- Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Lý, vua Lý Thái Tổ đã nhận được một thanh kiếm từ một người đàn ông khi đang câu cá trên hồ này. Vua Lý Thái Tổ đã đặt tên cho hồ là Hồ Gươm để tưởng nhớ sự kiện đó.

Có những hoạt động gì tại Hồ Gươm?

- Du khách có thể tham gia các hoạt động như đi bộ quanh hồ, tham quan các đền và chùa xung quanh hồ, thưởng thức ẩm thực đường phố, hoặc thuê thuyền đi chèo thuyền trên hồ.

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, có những địa điểm du lịch nổi tiếng nào ở đây?

- Hà Nội có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phố cổ Hà Nội, Hồ Tây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,..

Miền Bắc có những địa điểm du lịch nào khác ngoài Hà Nội?

- Miền Bắc còn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như: Hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình, Mai Châu, Mộc Châu, Điện Biên Phủ,..

1 Thích

Đánh giá : 5.0 /287