Mytour blog
Tags:
du lịch Phú Thọlễ hội chùa thầy khám phá Phú Thọ
06/04/20233.8600

Hội làng He - Hội rước Chúa gái năm 2024

Rước Chúa gái - Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương. Lễ hội rước chúa gái thường được tổ chức vào ngày 7- 8 tháng giêng, tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao. Rước chúa gái là một lễ hội được mọi người tôn trọng và sùng bái. 

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Đoàn người đi hội đông đúc - Ảnh: sưu tầm

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Kiệu rước đã đến làng - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Tour du lịch có điểm đến Phú Thọ

 

Mang đậm chất văn hóa dân gian phản ánh đời sống văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân ta từ thời đại Hùng Vương, lễ hội làng He (còn gọi là lễ hội Rước chúa gái) ở thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao) được nhân dân địa phương lưu giữ và phát huy, đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Những nét truyền thống còn lưu trữ đến ngày nay - Ảnh: sưu tầm

 

Năm nay, với lễ hội Rước chúa gái, thị trấn Hùng Sơn là một trong 3 địa phương của huyện vinh dự được tổ chức các hoạt động tham gia chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2010”.

 

He là tên tục xưa của 2 làng Vi -Trẹo, Hội He mà trọng tâm là lễ hội Rước Chúa Gái là hình thức nguyên sơ của lễ hội Đền Hùng trước Cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ chính quyền phong kiến tự chủ Việt Nam. Đó là tiền khởi của lễ hội Đền Hùng ngày nay. Rước Chúa Gái được nhân dân giải thích và các nhà nghiên cứu thừa nhận tích chuyện là sự diễn lại cảnh đưa đón công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng (hay còn gọi là tích Tản Viên đón vợ).

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Núi Tản Viên - Ảnh: sưu tầm

 

Chuyện kể rằng, do mang lễ vật đến trước Thủy Tinh, Sơn Tinh được đón Ngọc Hoa về làm vợ. Lễ rước dâu được tổ chức theo phong tục dân tộc và nghi lễ trọng thể, từ nhà cô dâu ra Đình Cả để dân làng làm lễ tạ. Tạ xong cô dâu được đưa lên kiệu rước qua làng Triệu Phú để đưa về núi Tản theo đường sông Hồng. Đến cây hương đầu làng, vì thương cha nhớ mẹ cô dâu không đi nữa, dân làng phải làm lễ tế Thành hoàng tại cây hương. Tế xong họ làm trò diễn theo các tích: Lấy tiếng hú, tế lợn và chạy địch, tế sóc và trình voi ngựa, chạy tùng dí, lễ hạ điền và các trò bách nghệ khôi hài… để vui lòng công chúa và nàng ưng thuận tiếp tục đi về nhà chồng.

 

Thời phong kiến tự chủ, ngoài những nghi lễ cầu tế hàng năm ở các Đền trên núi Nghĩa Lĩnh và trong ngôi đình Cả, nhân dân 2 làng Vi - Trẹo còn tổ chức lễ Rước Chúa Gái và diễn trình theo các tích xưa. Thường đến ngày 25 tháng chạp hàng năm, cả 2 thôn đều cử ông Từ lên làm lễ mở cửa Đền nhưng thôn nào có đền thôn ấy cúng. Sau khi làm lễ trên núi xong, cả 2 thôn về đình Cả bàn nhau ngày cầu cúng và bàn nhau mở hội Rước Chúa Gái. Nếu nhất trí là năm đó rước Chúa Gái thì cả 2 thôn cùng về dự kiến chọn Chúa Gái, sau đó tiến hành chọn cử Chúa Gái.

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Hàng nghìn du khách đến xem hội - Ảnh: sưu tầm

 

Tiêu chuẩn đơn giản nhưng phải chọn lựa kỹ càng, đó là người con gái xinh đẹp, chưa có chồng, tuổi từ 18 đến 25, gia đình phong quang (không có tang chế), con nhà có chức sắc. Gia đình có con là Chúa Gái phải xếp dọn nhà cửa thành nơi thờ kính, may sắm quần áo đẹp, đồ nữ trang cho con. Trước ngày rước 1 tuần, nhà chúa Gái được dân làng trang trí, treo đèn, kết hoa, lập bàn thờ, chăng vải đỏ tựa nhà lầu công chúa Ngọc Hoa – Tiên Dung thờ ở Đền Giếng. Chúa Gái từ chiều 30 tháng chạp đến ngày 7 tháng giêng không được đi ra ngoài, mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt đều do các nữ tỳ - cũng là những cô gái chưa chồng, xinh đẹp, nhà không có tang - phục vụ.

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái) 

Những cô gái trẻ trong lễ hội - Ảnh: Sưu tầm

 

Ngày rước Chúa Gái cũng chính là ngày hội làng He. Chúa Gái đi có cờ dong trống mở, cùng rước kiệu với chúa gái có kiệu văn rước sắc và kiệu bát cống rước cổ vật. Nghi trượng là nghi thức rước trọng thể, có đủ các loại cờ, trống, chiêng, tàn, tán, lọng, bát biểu, voi, ngựa gỗ, kiếm gươm, giáo mác… Trong đám rước có phường Đồng văn hóa trang làm nhiều trò như: Câu cá, múa, trình nghề. Khi kiệu Chúa Gái đến gần Đình Cả thì có thêm 2 voi, 4 ngựa (đều làm bằng giấy phát; xương bằng tre nứa; có đủ yên cương và to như voi, ngựa thật) chờ sẵn cùng đi. Sau khi tế lễ Thành hoàng, dân làng diễn nhiều trò vui như: Săn lợn, chạy địch, chạy tùng dí và diễn trò bách nghệ khôi hài…để công chúa không buồn bã nữa mà vui lòng lên kiệu về với chồng trên núi Tản sông Đà. Lễ hội với không khí vui tươi, không chỉ thu hút nhân dân 2 làng Vi - Trẹo ( 2 thôn này thuộc 2 xã Chu Hoá và Hy Cương và hội làng He chính là hội Đền Hùng ngày nay).mà còn thu hút đông đảo khách thập phương trong và ngoài huyện tới dự hội. Chính vì vậy mới có câu rằng:

 

Vui nhất là hội Chùa Thầy

Vui thì vui thật, không tầy hội He

 

Trải qua nhiều năm gián đoạn, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, lễ hội Rước Chúa Gái đã được khôi phục, song phải đến 3 năm trở lại đây, lễ hội Rước Chúa Gái mới được địa phương tổ chức thường xuyên. Năm nay, lễ hội Rước Chúa Gái được thị trấn Hùng Sơn tổ chức trang nghiêm, trọng thể mà không kém phần vui tươi, hào hứng, bao gồm 2 phần chính, phần lễ với các nghi thức Tế lễ tại đình làng Trẹo và đình làng Vi Cương, tổ chức đón Vua về làng ăn Tết; phần hội với các hoạt động: Rước “Chúa Gái”, trình diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, hát “Tùng dí”, “chạy địch”, bắt lợn ông và tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ trong nhân dân. Việc khôi phục và phát huy lễ hội Rước Chúa Gái không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về những nghi lễ, những phong tục tập quán truyền thống đặc sắc từ thời đại Hùng Vương, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Lễ hội mang đậm đà bản sắc dân tộc - Ảnh: Sưu tầm


Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ

 

Hội làng He được được tổ chức thành 2 phần riêng biệt, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trọng thể tại ngôi đình làng. Đó là sự biểu đạt phần đời thường của con dân trước các thiên thần và các nhân thần đã có công dựng nước và bảo vệ xã tắc. Phần hội được tổ chức vui tươi lành mạnh đó là sự biểu đạt nhu cẩu thưởng ngoạn của cuộc đời mỗi con người. Tất cả các trò vui được diễn trong hội làng He chỉ nhằm mục đích sao cho Chúa Gái vui tươi. Vì theo quan niệm của dân làng nếu Chúa Gái vui cười thật nhiều thì năm ấy cả làng sẽ làm ăn thuận lợi hơn.

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Một trong những cảnh rước hội - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo các cụ già trong làng kể lại thì, thực chất cuộc rước Chúa Gái trong hội làng He được mô phỏng theo tích Tản Viên đón vợ. Vì sau khi Ngọc Hoa đã kết hôn cùng Sơn Tinh, nàng đã trở về với bố đẻ mà không về ở với chồng, nên Sơn Tinh dã phải đem lễ lại mặt đến đón vợ về. Vì thương cha nhớ mẹ nên sắp ra khỏi cổng làng, Công chúa Ngọc Hoa không đi nữa, dân làng phải làm đủ mọi trò vui, trò bách nghệ khôi hài để nàng vui lòng lên kiệu về với chồng bên quê hương Núi Tản – sông Đà (Ba Vì – Hà Tây). Ngày nay, khi tìm hiểu toàn bộ diễn trình của các lễ hội dân gian trong làng xã quanh đất cổ Phong Châu, khảo sát câu chuyện tình sử giữa công chúa Ngọc Hoa và Tản Viên Sơn Thánh, ta sẽ ghi nhận được dung diên phong tục hôn nhân thời cổ đại khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Đó là tục hôn nhân một vợ một chồng, và việc kén chọn để “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ..”, đó cũng là tục thách cưới, tục cưới xin có tổ chức trò vui và tục đón dâu, lại mặt…

 

Hội làng He (hội rước Chúa gái)

Lễ hội còn lưu lại những tục lệ xa xưa của tổ tiên làng He - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Phú Thọ

 

Qua tất cả các phong tục hôn nhân thời ấy đã phản ánh rõ nét đời sống, xã hội thời Hùng Vương là một xã hội phát triển khá cao. Chuyện tình công chúa Ngọc Hoa đã phản ánh chế độ hôn nhân trong xã hội có gia đình ở giai đoạn phụ quyền, nghĩa là “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Sự lựa chọn chàng rể và tục thách cưới dường như là phong túc được bảo lưu ở rất nhiều địa phương thuộc tỉnh Phú Thọ cho đến ngày nay.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Hội làng He là gì?
Hội làng He là một lễ hội truyền thống của người dân tộc Tày ở các xã thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Hội rước Chúa gái là gì?
Hội rước Chúa gái là một nghi lễ trong Hội làng He, trong đó người dân tộc Tày sẽ rước một tượng Chúa gái từ nhà thờ về làng để cầu nguyện cho một mùa màng bội thu.
Khi nào diễn ra Hội làng He và Hội rước Chúa gái?
Hội làng He diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, còn Hội rước Chúa gái diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch.
Có những hoạt động gì trong Hội làng He và Hội rước Chúa gái?
Trong Hội làng He, người dân tộc Tày sẽ cùng nhau tham gia các hoạt động như hát, múa, chơi nhạc cụ truyền thống, đốt pháo hoa, ăn uống và tham gia các trò chơi dân gian. Trong Hội rước Chúa gái, người dân sẽ cùng nhau rước tượng Chúa gái từ nhà thờ về làng, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện và thưởng thức các món ăn truyền thống.
Có nên tham gia Hội làng He và Hội rước Chúa gái?
Đây là một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa và đẹp mắt, nên rất đáng để trải nghiệm. Tuy nhiên, khi tham gia, bạn cần tuân thủ các quy định và tôn trọng văn hóa, tập quán của người dân địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /570