Mytour blog
Tags:
khám phá Hà NộiNúi Tản ViênĐá Chông Hà Nội
06/04/20235.7800

K9 - Đá Chông năm 2024

Đá Chông có diện tích 234 ha nằm trên quả đồi lớn gọi là U Rồng trong dãy núi Tản Viên, giáp địa giới hành chính của ba xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ và huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây.Xưa kia, đây là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, lá rộng, tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ. Trên đồi có những tảng đá đứng lô nhô, sắc nhọn như những mũi chông lớn nên gọi là Đá Chông. Truyền thuyết kể lại rằng đây là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Địa danh này có một đặc điểm rất kỳ lạ là Sông Đà qua Lai Châu về Hòa Bình chảy xuôi qua đằng Khê Thượng, đến đây đột ngột chuyển dòng ngược về hướng Bắc, tạo thành một khúc gầy, đến ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) gặp sông Hồng, gông Thao để rồi cùng chầu về Đền Hùng, đất Tổ


Xem thêm: Các khách sạn tại Lai Châu

 

 

Năm 1957 trong một lần Bác Hồ cùng các đồng chí quân uỷ Trung ương đi kiểm tra diễn tập của Sư đoàn 308, khi dừng chân tại địa điểm này, bác thấy phong cảnh ở đây sơn thủy, hữu tình, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Phía đông có dãy núi Tản Viên, có sông Đà liền kề. Phía tây có dãy núi Thiết Sơn (Lưỡi hái), thế đất có dáng hình “phong thuỷ" lại lợi nhiều về mặt quân sự, Bác đã quyết định chọn vị trí này là “Khu căn cứ địa" để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài.

Thể theo nguyện vọng của Bác, ngôi nhà sàn do chính Bác sửa thiết kế và cắm hương đã được khởi công xây dựng tháng 5 năm 1958 và hoàn thành tháng 3 năm 1960. Nhà Bác nhìn về hướng Nam, phía trước có hòn non bộ "thiên tạo", có nhiều cây cổ thụ xung quanh nên rất mát mẻ. Tiếp đến là các nhà làm việc của Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ được lần lượt xây dựng.

 

Địa danh Đá Chông còn có tên khác là K9, K84 (địa danh mật) do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quy định. Gần 9 năm làm việc ở đây (1960 - 1969) Bác đã tiếp hai người khách nước ngoài, đó là anh hùng phi công vũ trụ Giéc man Titốp (Liên xô) Và phu nhân của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu. Hai người khách này đã trồng lưu niệm hai cây Vàng Anh trước ngôi nhà làm việc của Bác. Ngày nay, hai cây Vàng Anh vẫn tỏa cành xanh biếc như để lại dấu ấn mối tình hữu nghị của hai dân tộc Trung – Xô với Việt Nam đời đời bền vững.

Năm 1969 Bác Hồ qua đời, khu Đá Chông lại được chọn là nơi giữ gìn thi hài của Bác những năm kháng chiến chống Mỹ (Từ ngày 23/12/1969 đến ngày18/7/1975).

Sau khi Tổ quốc thống nhất, Bác Hồ được về an nghỉ tại Thủ đô Hà Nội (Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) để nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế về thăm viếng Bác.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

Các câu hỏi thường gặp
K9 - Đá Chông là gì?
K9 - Đá Chông là loại đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá ở Việt Nam. Đá K9 có độ cứng và độ bền cao, được sử dụng để lát sàn, trang trí nội thất, xây dựng công trình,...
Đá K9 có những ưu điểm gì?
Đá K9 có độ cứng và độ bền cao, chịu được va đập, chống trầy xước, chống thấm nước, không bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp. Ngoài ra, đá K9 còn có màu sắc đa dạng, đẹp mắt, phù hợp với nhiều phong cách trang trí nội thất.
K9 - Đá Chông có giá thành như thế nào?
Giá thành của đá K9 phụ thuộc vào chất lượng, màu sắc và kích thước của từng tấm đá. Tuy nhiên, giá thành của đá K9 thường cao hơn so với các loại đá khác do độ cứng và độ bền cao.
Làm thế nào để bảo quản và vệ sinh đá K9?
Để bảo quản và vệ sinh đá K9, bạn nên lau chùi bề mặt đá thường xuyên bằng khăn ẩm hoặc bàn chải mềm. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc chất tẩy trắng để không làm hỏng bề mặt đá. Nếu có vết bẩn khó tẩy, bạn có thể sử dụng dung dịch xà phòng nhẹ để lau chùi.
K9 - Đá Chông có thể sử dụng ở đâu?
Đá K9 có thể sử dụng để lát sàn, trang trí tường, cột, bậc cầu thang, bàn ăn, bàn làm việc, lavabo, vách ngăn,... Ngoài ra, đá K9 còn được sử dụng trong xây dựng các công trình như cầu, đường, hầm,...

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /510