Mytour blog
Tags:
Lễ hội gò Đống Đa du lịch tâm linh
06/04/20231.2683

Lễ hội Gò Đống Đa có gì mà thu hút hàng ngàn người đổ về mỗi năm năm 2024?

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789, là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Để ghi nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Người dân hàng năm tổ chức hội Gò Đống Đa, thu hút hàng ngàn người yêu Tổ Quốc tham gia.

Sáng mùng 5 Tết Nguyên Đán hàng năm, hàng ngàn người tụ họp tại gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa - Hà Nội). Tại đây, những người con với tinh thần yêu Tổ quốc cùng dâng hương kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Cùng Mytour tìm hiểu về địa danh cũng như ngày hội quan trọng của dân tộc này nhé.

Đôi nét về lịch sử gò Đống Đa 

Trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa 

Quay lại ngược dòng lịch sử, tháng 10 năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện Triều đình Mãn Thanh nhằm vùng lên lật đổ nhà Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội ấy, Triều đình Mãn Thanh cử quân sang với mục đích xâm chiếm Đại Việt. Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị của nhà Mãn Thanh chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 3 hướng tiến đánh nước ta. 

Lúc đó, đất nước ta đứng trước tình hình cấp bách: thù trong, giặc ngoài. Vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ lễ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, hiệu là Quang Trung và tiến quân ra bắc. Ông đưa ra lời hiểu dụ thể hiện ý chí độc lập tự chủ cao độ và tinh thần quyết tâm tiêu diệt địch: 

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

hội Gò Đống Đa

Bức vẽ mô tả trận đánh thần tốc do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chỉ huy - Nguồn: Sưu tầm

Với nghệ thuật chuyển quân thần tốc và nghệ thuật tác chiến, chiến lược kĩ càng, trận Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng. Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung ngự trên lưng voi, tiến vào Kinh thành Thăng Long cùng đại quân của mình. Nhân dân mừng vui khôn xiết. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta đã đập tan âm mưu xâm lược của quân Thanh, bình hòa đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc. 

Sự ra đời của Hội Gò Đống Đa 

Nhân dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, vào năm 1989. Công viên Văn hóa Đống Đa được xây dựng trên ở khu vực Gò Đống Đa. Công trình kiến trúc mang tính lịch sử - văn hóa này được thành lập để tưởng nhớ công ơn của Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình này lên đến 21.745 m2.

Công viên Văn hóa Đống Đa được chia làm 2 khu vực, bao gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò. Từ đó, hàng năm, cứ vào mùng 5 tết Nguyên Đán, nhân dân lại tổ chức hội Gò Đống Đa. Ðây là lễ hội mừng chiến thắng, mừng chiến tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hội Gò Đống Đa gồm phần lễ và phần hội. Phần hội có rất nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò. 

hội Gò Đống Đa

Gò Đống Đa - dấu ấn lịch sử giữa lòng thủ đô - Nguồn: Sưu tầm

Đôi nét về lễ hội gò Đống Đa 

Không khí tưng bừng mỗi dịp Hội Gò Đống Đa  

Lễ hội gò Ðống Ða được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Ðán (5/1 âm lịch) hàng năm. Không chỉ thu hút người dân Hà Nội, mà cả nhân dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về chung vui. Từ sáng sớm, những con đường trên quận Đống Đa đổ về gò đã đông nghịt người. Không khí xuân tràn ngập mọi nẻo đường. Mọi người ai ai cũng vui cười rạng rỡ. Tất cả nhân dân đều cùng chia sẻ niềm tự hào chiến thắng.

Sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa trở thành ngày hội Đống Đa truyền thống, và được coi là quốc lễ. Do đó, các vị lãnh đạo đại diện cho Đảng và Nhà nước mỗi năm đều tới tham dự và chủ trì mọi nghi thức của lễ hội. Quốc kỳ và cờ của ngày hội rực rỡ sắc màu, bay phấp phới như nhiệt liệt đón chào du khách muôn phương.

Nằm đối diện gò là chùa Đồng Quang, nơi đây cũng tỏa hương khói nghi ngút, tấp nập người vào kẻ ra. Tại chùa, các sư cúng cháo và thắp hương cho linh hồn của quân giặc đã hy sinh trong trận chiến. Đây là một hành động đề cao truyền thống nhân nghĩa và đạo đức ngàn đời của dân tộc ta. Trước tượng người anh hùng áo vải Quang Trung, nhân dân cũng tới dâng hoa và tưởng niệm rất đông.

 anh hùng áo vải Quang Trung

Người dân dâng hương tưởng niệm người anh hùng áo vải tại hội Gò Đống Đa - Nguồn: Sưu tầm

Hội Gò Đống Đa diễn ra đầy khí thế và tự hào 

Từ sáng sớm tinh mơ, cổng đình làng Khương Thượng đã mở rộng, hương khói lan toả bốn phương. Các vị chức sắc và bô lão trong làng đã mũ áo chỉnh tề, tề tựu đông đủ, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đại lễ. Đến gần 12 giờ trưa, nhân dân tiến hành đám rước thần từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa để ăn mừng chiến thắng. Đi cuối cùng của đám rước là Rồng Lửa. Thanh niên của hai làng Đồng Quang và Khương Thượng mặc những bộ trang phục giống nhau, biểu diễn côn quyền. Màn biểu diễn quanh Rồng Lửa tái hiện lại chiến trận năm xưa nhằm biểu dương khí thế hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn.

hội Gò Đống Đa

Màn biểu diễn mô phỏng lại trận đánh lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa - Nguồn: Sưu tầm

Sau những nghi thức trang trọng, hội Gò Đống Đa còn có các trò chơi và biểu diễn nghệ thuật dân gian. Bạn có thể xem biểu diễn múa lân, múa rồng, hay những trò chơi như đấu vật, cờ người, chọi gà. Họ còn tổ chức các cuộc thi đấu võ, côn quyền, đánh trống,... rất đặc sắc và hào hùng. Đặc biệt, tham gia vào các cuộc đấu võ không chỉ có nam giới mà có cả nữ giới. Hội vừa có giá trị lịch sử, văn hóa và thể hiện lòng tự hào dân tộc nên càng thu hút đông khách tham quan.

Lời kết

Ngày nay, tham dự hội Gò Đống Đa đối với người Hà Nội nói riêng và người dân khắp mọi miền Tổ quốc đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân. Nếu bạn đi du lịch Hà Nội vào dịp Xuân Tân Sửu này đừng quên đến thăm hội Gò Đống Đa bạn nhé!

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội Gò Đống Đa là gì?

Lễ hội Gò Đống Đa là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Hà Nội, được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm để kỷ niệm chiến thắng của vua Quang Trung trước quân Thanh vào năm 1789.

Tại sao Lễ hội Gò Đống Đa lại thu hút hàng ngàn người đổ về mỗi năm?

Lễ hội Gò Đống Đa thu hút hàng ngàn người đổ về mỗi năm bởi vì nó là một dịp để người dân Hà Nội và du khách khám phá và trải nghiệm văn hóa truyền thống của Việt Nam. Lễ hội có nhiều hoạt động đa dạng như diễu hành, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn võ thuật, chơi trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Những hoạt động nào được tổ chức trong Lễ hội Gò Đống Đa?

Trong Lễ hội Gò Đống Đa, có nhiều hoạt động đa dạng như diễu hành, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn võ thuật, chơi trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống. Đặc biệt, có một lễ hội chùa Đống Đa, nơi người dân đến cầu nguyện và tưởng nhớ vua Quang Trung.

Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào thời điểm nào?

Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức ở đâu?

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức tại khu vực Gò Đống Đa, phường Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội.

3 Thích

Đánh giá : 4.8 /155