Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộiLễ hội - Sự kiện Hà NộiLàng Đăm Hà Nội
06/04/20238.9202

Lễ hội Làng Đăm năm 2024

Làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời . “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy" hay “ Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền" là những câu ca dao quen thuộc vang đến tận kinh thành Thăng Long xưa.

 
Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễn ra cuộc đua thuyền, còn gọi là đầm Đăm. 

 

 

Trong buổi tập bơi của thuyền miền Hạ - Ảnh: sưu tầm

 
Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày, từ mồng 9 - 11/3 (âm lịch). Trước đây, hội kéo dài đến 5 ngày và cứ 5 năm mới tổ chức đua thuyền, bởi để chuẩn bị cho một cuộc đua, người dân làng Đăm phải mất nhiều thời gian và công sức.

 

 

Để chuẩn bị cho ngày hồi các tay đua phải luyện tập từ trước đó nhiều ngày - Ảnh: sưu tầm

 

Từ Cầu Giấy, theo đường Quốc Lộ 32, đến Nhổn rẽ tay phải, chỉ đi vài cây số là tới làng Đăm. Từ đằng xa du khách đã có thể nhận biết bằng màu sắc của cờ hội nổi bật trên một thảm xanh của những ruộng rau, dưa đang mùa thu hoạch.

 

Công tác chuẩn bị của người dân địa phương cũng rất hăng hái. Nhà nhà, người người nô nức treo cờ, đèn, và các mục khác trang trí cho ngày hội. 

 

Làm cổng chào chuẩn bị cho ngày hội - Ảnh: sưu tầm

 

Nhà nhà đều treo lồng đèn đỏ ngoài cửa - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn gần lễ hội Làng Đăm

 

Theo một số người cao tuổi trong làng, lần cuối cùng hội làng Đăm tổ chức là năm 1940. Kể từ đó không mở hội nhưng đội thuyền đua làng Đăm vẫn luôn được mời về dự đua trong những dịp lễ hội lớn của đất nước tại hồ Thuyền Quang, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu. Khoảng những năm 1972 - 1973 làng có tổ chức nhân đón Quốc trưởng Cămpuchia sang thăm nước ta, nhưng cuộc đua đó chưa phải là hội.

 

Khiêng kiệu rước thánh - Ảnh: sưu tầm
 

Những năm gần đây xu thế khôi phục dần dần những lễ hội truyền thống xưa được chú ý. Đến năm 1994, hội được tổ chức lại một cách công phu và trang trọng.

 
Những bé gái đáng yêu trong đội múa - Ảnh: sưu tầm

 

Những cụ lớn tuổi cũng không chịu kém cạnh - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Ông Đinh Duy Toàn, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Tựu, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Tây Tựu năm 2010 cho biết, nhân dịp chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngay từ đầu năm, lễ hội đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền thành phố. Lễ hội năm nay cũng được tổ chức với quy mô hoàng tráng hơn và ước tính có khoảng gần 4.000 người tham gia.

 

Các nghi lễ trong ngày hội: lễ rước thánh, lễ tế ở đình, lễ cáo yết ở miếu, lễ tạ ơn thánh, rước thánh về miếu.

 

Kiệu của thánh đã về tới - Ảnh: sưu tầm

 

Theo tục lệ ngựa của Thánh đi trước sau đó đến kiệu Thánh - Ảnh: sưu tầm

 

Đoàn rước có cả những nhà sư tham gia - Ảnh: sưu tầm

 

Phu khiêng kiệu chính là các thiếu nữ của làng - Ảnh: sưu tầm

 

Tà áo dài thướt tha trong đoàn rước - Ảnh: sưu tầm

 

Điệu đà với điệu múa dân tộc - Ảnh: sưu tầm

 

Ở Lễ hội làng Đăm, màn rước kiệu diễn ra hết sức công phu và hoành tráng. Chỉ tính riêng đoàn tham gia rước kiệu, mặc áo lễ hội đã lên đến gần 1.000 người và dài đến hơn 1km. Họ từ đình Tây Tựu đi quanh các thôn của làng Đăm rồi cuối cùng là về đình Thuỷ Tạ. Vì theo tục lệ, ngày thường Thánh sẽ ngự ở Đình Tây Tựu còn đến ngày hội đình Thuỷ Tạ là nơi Thánh về.

Những “Con đĩ đánh bồng” của lễ rước Thánh làng Đăm - Ảnh: sưu tầm

 

Chân dung "con Tướng" trong đội cờ người - Ảnh: sưu tầm

 

Đội cổ động đi đầu đoàn với với "tay trống" tuổi U10 - Ảnh: sưu tầm

 

Các võ sinh nhí vừa đi rước Thánh vừa biểu diễn võ thuật - Ảnh: sưu tầm

 

  

Chánh ngự Đình làng Đăm - Ảnh: sưu tầm

 

Rước thánh đã về đến miếu - Ảnh: sưu tầm

 
Điều khiến người dân và các du khách vô cùng thích thú chính là màn múa Lân cướp tiền ở dọc các con đường làng Đăm. Hai con lân được 8 thanh niên khoẻ mạnh thay nhau múa.
 
 
Màn múa lân sôi nổi - Ảnh: sưu tầm
 

Và màn Lân biểu diễn “ăn” tiền lộc - Ảnh: sưu tầm

 

Pháo giấy nổ rền vang - Ảnh: sưu tầm
 
Cứ đến cổng của mỗi nhà dân, chủ nhà treo những đồng tiền lẻ vào sợi chỉ được buộc vào những chiếc gậy dài và treo lên. Hai con Lân dùng miệng để đớp những đồng tiền được treo trên gậy ấy và cúi đầu chào như cảm ơn gia chủ. Người ta gọi đây mà màn múa Lân cướp tiền. Tương truyền, những gia đình được Lân lễ hội cướp tiền thì cả năm sung túc và gặp nhiều điều may mắn.
 
Mùa Lễ hội, đến làng Đăm, trước cửa nhà, đường làng, bờ sông Đăm chỗ nào nào cũng treo đèn lồng, cờ hội màu đỏ. Đặc biệt, các gia đình đều soạn một mâm cỗ đặt ngay ngoài đường để cúng Thánh làng.
 
Nhà nhà đều chuẩn bị bàn cúng - Ảnh: sưu tầm
 

Những nhà dân bên đường đặt bàn thờ Thánh lúc kiệu đi qua - Ảnh: sưu tầm

 

Tất cả những người dân trong làng đều cho rằng Thánh làng rất linh thiêng - Ảnh: sưu tầm

 
Rước kiệu diễn ra trong khoảng 4 giờ đồng hồ, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Tuy trời nắng to nhưng hàng nghìn người già trẻ vẫn háo hức đi theo đoàn rước đến khi kiệu về đình Thuỷ Tạ.
 

Đua thuyền cũng là một nét văn hoá truyền thống ở lễ hội làng Đăm. Mỗi thuyền đại diện cho một xóm tham dự thi đấu trong hai ngày mùng 10 -11/3 trên đầm Đăm dài khoảng 1000m.

 

Theo tục xưa, nơi đây sông ngòi ken dày, đua thuyền như phần mở đầu cho việc chế ngự con nước dữ. Những chàng trai vươn sức trải nghiệm trên sông càng khéo léo bao nhiêu thì việc vượt lên con nước lũ lớn càng đơn giản.

 

Sau những ngày tập luyện đã đến lúc thi tài - Ảnh: sưu tầm

 

Thuyền đua dài tới 15m gồm 18 trai bơi và sáu người khác. Sáu người đó là: ông lái, ông dô, ông phất cờ, ông cầm lạng, một người tát nước và một trọng tài có nhiệm vụ chỉ ngồi theo dõi các trai bơi và những người trong thuyền không được vi phạm các luật lệ quy định.

 

18 thanh niên khỏe mạnh liên tục chèo mái - Ảnh: sưu tầm

 


Ông cầm lạng có nhiệm vụ chống, đẩy thuyền không bị sát vào thuyền bạn - Ảnh: sưu tầm

 


Ông độ có nhiệm vụ chỉ huy và bắt nhịp cho những trai bơi thuyền mình - Ảnh: sưu tầm

 


Pha giao tranh quyết liệt của những trai bơi - Ảnh: sưu tầm

 

Còn ngày nay, cuộc đua thuyền trên đầm (một nhánh sông Nhuệ) làng Đăm vừa mang ý nghĩa đánh thức về một vùng đất văn hóa lịch sử, cuộc thi có giải thưởng, vừa như để thử sức những chàng trai, làm quen với sông nước khi phải đối phó với con nước đỏng đảnh mùa lũ về. Hằng năm, cứ vào ngày 9 đến 11- 3 (Âm lịch) người dân khắp nơi tề tựu về làng Đăm để vui hội làng, để đắm mình trong nét văn hóa của một vùng quê và để ngắm nhìn cuộc giao tranh trên mặt nước làng Đăm của những tay chèo khéo léo nhưng không kém phần quyết liệt.

  

Đến hết hội thi, Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn giải cho từng thuyền, từng đội. Thôn nào được giải nhất đồng đội thì cả thôn reo hò tưng bừng và ăn mừng thâu đêm suốt sáng. Niềm kiêu hãnh hiện rõ trong nét mặt của mỗi người, tiếng tăm của thôn giành được chiến thắng còn lưu mãi cho tới cuộc đua thuyền lần sau. Một điều đặc biệt là hai thuyền đua giành giải cao nhất trong hội bơi sẽ được vinh dự rước kiệu Thánh bằng đường thủy từ Đình Đăm trở về miếu trước khi kết thúc hội Đăm (lúc đi đã rước bằng đường bộ). Có lẽ một phần cũng nhờ yếu tố tín ngưỡng này mà tinh thần “Vì màu cờ sắc áo” của các đội đua và hơn nữa là của người dân ba thôn được thể hiện cao đến cực độ trong hội bơi đăm.

 

Quyết liệt bức phá từ những đoạn đường cuối cùng - Ảnh: sưu tầm

 


Chiến thắng là xứng đáng với những nổ lực hết mình - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Ngoài sông là cuộc đua thuyền sôi nổi, trên mặt đất là lễ thả chim, thi cờ bỏi và chọi gà, hội cờ người, đu quay…. Kết thúc bằng lễ đốt pháo bông. Xã Tây Tựu – Từ Liêm không những nổi tiếng là một làng hoa mới của Hà Nội (với 90% ruộng canh tác là trồng hoa) mà còn được biết đến với một hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc từ lâu đời, đó là hội bơi thuyền.

 

Hội Đăm có ý nghĩa lớn về truyền thống đoàn kết cộng đồng, giáo dục thể chất và rèn luyện ý thức tập thể và tinh thần thượng võ cổ truyền cho các thành viên của làng - một hình thức sinh hoạt văn hóa thể thao tiêu biểu. Đây sẽ là những hình ảnh đáng nhớ trong bất kỳ mùa lễ hội nào của làng Đăm.

 

Hiện nay, một số lễ hội ở nơi này, nơi kia đã bị biến tướng theo hướng thương mại hóa, nhưng lễ hội Làng Đăm và hội Bơi Đăm vẫn giữ được những yếu tố văn hóa đặc sắc của ông cha ta thuở trước. Nhờ vậy lễ hội có tính giáo dục rất cao đối với nhân dân trong vùng, góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa thể thao truyền thống của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội Làng Đăm là gì?

Lễ hội Làng Đăm là một lễ hội truyền thống của người dân tộc Tày ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Đây là dịp để người dân tộc Tày tôn vinh các vị thần, cầu may mắn và bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần đã giúp đỡ họ trong cuộc sống.

Lễ hội Làng Đăm diễn ra vào thời điểm nào?

Lễ hội Làng Đăm thường diễn ra vào tháng 1 âm lịch hàng năm, tức khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 dương lịch.

Lễ hội Làng Đăm được tổ chức ở đâu?

Lễ hội Làng Đăm được tổ chức tại các làng của người Tày ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,...

Những hoạt động gì diễn ra trong Lễ hội Làng Đăm?

Trong Lễ hội Làng Đăm, người dân tộc Tày thường tổ chức các hoạt động như diễu hành, múa lân, múa sạp, đánh trống, hát dân ca, chơi nhạc cụ truyền thống, cùng các trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền trên sông, đua gà,...

Lễ hội Làng Đăm có ý nghĩa gì đối với người dân tộc Tày?

Lễ hội Làng Đăm có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân tộc Tày. Đây là dịp để họ tôn vinh các vị thần, cầu may mắn và bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần đã giúp đỡ họ trong cuộc sống. Ngoài ra, Lễ hội Làng Đăm còn giúp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày.

2 Thích

Đánh giá : 4.6 /144