Mytour blog
Tags:
ẩm thực Hà Nộidu lịch hà nộikhám phá Hà Nộibún mọc Hà Nội
06/04/20234.9610

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm năm 2024

Một lễ hội được diễn ra thường niên vào mỗi năm khá thú vị tại Hà Nội đó là lễ hội thổi cơm thi, Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, ông đã rèn luyện cho các binh sĩ của mình nấu ăn ở điều kiện khó nhất và làm quen với những gian lan.
 
Không được phép dùng đồ mồi lửa, gạo phải được giã từ thóc làng phát, cơm nấu phải trắng, thơm, không bị cháy... Đó là cuộc thi thổi lửa nấu cơm vừa đòi hỏi tốc độ, vừa cần có sự khéo léo của người làng Thị Cấm.

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm
Nhóm lửa nấu cơm cực kỳ khó khăn - Ảnh: sưu tầm
 
Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm
Một không đủ thì ta thêm mồi lửa cho mau chín - Ảnh: sưu tầm

Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.

Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm
Để nấu chín nồi cơm sẽ mất rất nhiều thời gian - Ảnh: sưu tầm

Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Bước 1: Thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

Bước 2:
 Thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm
Chơi hẳn cả 1 lò lửa bên dưới - Ảnh: sưu tầm
 
 
Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm
Vừa đi vừa đun cho nhanh - Ảnh: sưu tầm

Bước 3: Nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.

Bạn thấy khá khó khăn đúng không? hãy đến vói lễ hội để cùng được chiêm ngưỡng tài năng của những chàng trai, cô gái trổ tài nấu cơm đẳng cấp của mình. Mỗi năm cứ đến ngày lễ hội không ít những khách thập phương từ khắp nơi đổ về đây để xem lễn hội diễn ra. Cuộc thi này sẽ diễn ra vào sáng hôm nay, ngày mùng 8 Tết tại đình làng Thị Cấm, Từ Liêm, Hà Nội.

Bạn có thể đi đến Cầu Diễn, rẽ trái, đi về hướng Xuân Phương. Đình làng nằm ngay bên đường Xuân Phương. Bạn nên đi sớm (từ khoảng 7h30) để tránh tắc đường và chứng kiến được hết các chương trình của cuộc thi thú vị này.
Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm là gì?

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm là một trong những lễ hội truyền thống của người dân làng Thị Cấm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Lễ hội được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Thổi cơm là gì?

Thổi cơm là một trò chơi dân gian truyền thống của người Việt Nam. Người chơi sẽ thổi vào một đĩa cơm để đẩy cơm ra khỏi đĩa và chạy qua đường đua. Người nào chạy nhanh nhất và không rớt cơm sẽ là người chiến thắng.

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm có gì đặc biệt?

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm có sự tham gia của rất nhiều người dân trong làng và các làng lân cận. Đây là một dịp để người dân gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí.

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm diễn ra như thế nào?

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm diễn ra trong một không gian rộng lớn, có sân khấu và đường đua dài khoảng 100m. Người chơi sẽ được chia thành các đội và tham gia vào các vòng thi để chọn ra người chiến thắng.

Lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm có những hoạt động gì khác?

Ngoài trò chơi thổi cơm, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như múa lân, múa rồng, hát xẩm, hát chầu văn... Ngoài ra, còn có các gian hàng bán đồ ăn, đồ uống và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người dân trong làng.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /309