Mytour blog
Tags:
ẩm thực Việt NamCần Thơdu lịch An Giangđặc sản miền Tâybánh cam
06/04/20236.7720

Ngọt lịm các thức bánh miền Tây sông nước năm 2024

Người dân miền Tây sông nước luôn gắn liền với tính cách giản dị, mộc mạc, chân chất và phóng khoáng; vì thế ẩm thực đặc sản của vùng đất này không chỉ đa dạng, phong phú mà còn mang hương vị ngọt lịm như chính tính cách trữ tình của họ. Du lịch miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ được khám phá nhiều loại hình du lịch sinh thái và thưởng thức các món bánh đặc sản thơm ngon khiến bạn nhớ mãi. Hãy cùng Mytour tận hưởng hương vị ngọt lịm qua 5 món bánh đặc trưng này nhé!

 

1. BÁNH CAM

 

Bánh cam có màu sắc nổi bật, kích thích vị giác của bao người

Bánh cam có màu sắc nổi bật, kích thích vị giác của bao người - Ảnh: pinnee

 

Bánh cam là một loại bánh ăn vặt phổ biến và được người dân địa phương miền Tây sông nước ưa chuộng. Bánh cam được làm từ bột gạo và bột nếp, có nhân đậu xanh tán nhuyễn ở bên trong và được phủ lên lớp đường mạch nha vàng óng ánh bên ngoài.

 

Bánh cam có nhân đậu xanh bùi bùi thơm ngon

Bánh cam có nhân đậu xanh bùi bùi thơm ngon - Ảnh: Hong Pham

 

Bánh cam miền Tây mềm dẻo, thơm ngon có vị ngọt lịm của đường, vị béo của đậu xanh cùng lớp vỏ bánh giòn giòn bên ngoài hẳn sẽ khiến cho du khách hảo ngọt thích mê món bánh cam này.

 

Dĩa bánh cam mộc mạc mang hương vị thôn quê miền sông nước

Dĩa bánh cam mộc mạc mang hương vị thôn quê miền sông nước - Ảnh: Bao Ngo

 

Món bánh cam đặc trưng cho hương vị tuổi thơ mộc mạc, giản dị của quê hương Tây Nam Bộ. Du khách du lịch miền Tây sông nước, có dịp thưởng thức món bánh cam ngay chính vùng đất này hẳn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị bánh cam.

 

2. BÁNH DA LỢN

 

Ổ bánh da lợn thơm ngon của người dân miền sông nước

Ổ bánh da lợn thơm ngon của người dân miền sông nước - Ảnh: Saigonamthuc

 

Bánh da lợn là món ăn vặt dân dã của nhiều đứa trẻ và người dân miền Tây Nam Bộ. Bánh da lợn chủ yếu dùng bột và các loại màu thực vật. Trong đó, mỗi tầng bánh đều có những màu sắc đẹp mắt khác nhau, như màu xanh của lá dứa, màu cam của gấc, màu vàng của đậu xanh,…

 

Những lớp bánh xen kẽ màu sắc hấp dẫn du khách du lịch miền Tây sông nước

Những lớp bánh xen kẽ màu sắc hấp dẫn du khách du lịch miền Tây sông nước - Ảnh: Xuan Dao

 

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Cà Mau

 

Bánh da lợn còn được thưởng thức kèm theo nước cốt dừa và đậu phộng rang. Hương vị ngọt lịm quyện chặt vào từng miếng bánh, bạn sẽ ngất ngây trước vị bùi đặc trưng của đậu xanh, vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm lừng hương đậu phộng rang.

 

Bánh da lợn là món quà vặt được thực khách du lịch miền Tây ưa chuộng

Bánh da lợn là món quà vặt được thực khách du lịch miền Tây ưa chuộng - Ảnh: han

 

Bánh da lợn từ lâu đã trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều du khách. Trong chuyến du lịch miền Tây, du khách đừng quên nếm hương vị bánh da lợn thơm ngon ngay chính vùng đất quê hương nhé!

 

3. BÁNH TẰM KHOAI MỲ

 

Dĩa bánh tằm khoai mỳ đầy màu sắc cuốn hút

Dĩa bánh tằm khoai mỳ đầy màu sắc cuốn hút - Ảnh: Blue Jan’s

 

Bánh tằm khoai mỳ là món bánh tráng miệng, ăn vặt của người dân địa phương vùng đất Tây Nam Bộ. Bánh tằm khoai mỳ được làm từ nguyên liệu chính là khoai mỳ, có hình dáng thon dài, nhiều màu sắc rực rỡ từ các loại màu rau củ thiên nhiên và được phủ lên lớp vụn dừa như những sợi tơ trắng của con tằm.

 

Bánh tằm khoai mỳ được chế biến đơn giản, sáng tạo từ những củ khoai mỳ sần sùi

Bánh tằm khoai mỳ được chế biến đơn giản, sáng tạo từ những củ khoai mỳ sần sùi - Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh tằm khoai mỳ được chế biến đơn giản và thường được sáng tạo thành nhiều hình thù khác nhau tùy theo người chế biến. Bánh tằm ăn hơi dai, có vị ngọt bùi của khoai mỳ, mùi mè và dừa thơm, béo.

 

Vị ngọt, béo và bùi của dĩa bánh tằm khoai mỳ miền sông nước hẳn sẽ khiến du khách nhớ mãi

Vị ngọt, béo và bùi của dĩa bánh tằm khoai mỳ miền sông nước hẳn sẽ khiến du khách nhớ mãi - Ảnh: Blue Jan’s

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức bánh tằm khoai mỳ cùng với nước cốt dừa để tăng thêm vị ngọt lịm đậm đà hơn, quyện sâu vào món bánh này.

 

4. BÁNH TAI YẾN

 

Những chiếc bánh tai yến là món quà vặt phổ biến của miền Tây Nam Bộ

Những chiếc bánh tai yến là món quà vặt phổ biến của miền Tây Nam Bộ - Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh tai yến có xuất xứ từ quê hương miền Tây sông nước dân dã và giản dị với nguyên liệu bột gạo và bột năng. Từng mẻ bánh tai yến căng phồng, thơm ngon, có sự kết hợp hài hòa giữa hương vị và màu sắc đều phải trải qua những công đoạn chế biến không hề đơn giản.

 

Chiếc bánh tai yến thơm lừng mang vị thanh ngọt

Chiếc bánh tai yến thơm lừng mang vị thanh ngọt - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ

 

Món bánh tai yến càng để lâu thì ruột bánh lại càng dai, vì thế du khách miền Tây có thể thưởng thức bánh ngay sau khi chiên để tận hưởng hương vị nóng hổi, thơm lừng, giòn ngọt hoặc để nguội để khám phá vị bánh dai dai.

 

Những chiếc bánh tai yến trên chiếc mâm đơn sơ đi qua những ngõ hẻm miền Tây

Những chiếc bánh tai yến trên chiếc mâm đơn sơ đi qua những ngõ hẻm miền Tây - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong tour du lịch mùa hè ở miền Tây, du khách đi qua những nẻo đường, con hẻm nhỏ hẳn sẽ có dịp nghe tiếng rao hàng chân chất của người dân vùng nước cùng với gánh hàng rong, mâm bánh tai yến thơm ngon không thể quên được.

 

5. BÁNH ĐÚC LÁ DỨA

 

Dĩa bánh đúc lá dứa đặc sắc với hương vị thơm ngon, màu sắc hài hòa

Dĩa bánh đúc lá dứa đặc sắc với hương vị thơm ngon, màu sắc hài hòa - Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh đúc lá dứa là món quà vặt dân dã, giản dị quen thuộc thời thơ ấu của nhiều trẻ em vùng sông nước miền Tây. Món ăn thôn quê ngày nay không chỉ quen thuộc với người dân làng xóm miền Tây mà còn được mọi người Sài thành ưa chuộng.

 

Bánh đúc lá dứa ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy

Bánh đúc lá dứa ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Cần Thơ

 

Bánh đúc lá dứa là sự kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng. Khi thưởng thức món bánh đúc ngọt, du khách sẽ được tận hưởng hương vị ngọt lịm của đường, vị béo của nước cốt dừa và vị bùi của đậu phộng cùng hương thơm ngào ngạt của lá dứa.

 

Chén bánh đúc lá dứa hẳn sẽ đem đến cho bạn hương vị ngọt lịm dân dã của miền Tây Nam Bộ

Chén bánh đúc lá dứa hẳn sẽ đem đến cho bạn hương vị ngọt lịm dân dã của miền Tây Nam Bộ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang

 

Các loại bánh miền Tây dần phổ biến và ưa chuộng ở hầu hết các tỉnh thành trong nước, nhưng chỉ trong chuyến du lịch miền Tây sông nước, du khách mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị ẩm thực quà vặt dân dã, mộc mạc nhưng không kém phần thơm ngon của miền Tây sông nước. Du khách có dịp du lịch miền Tây đừng quên dừng chân tại những khu chợ truyền thống, những gánh hàng rong ở nhiều ngõ hẻm để thưởng thức vị ngon đặc trưng ngay tại quê hương của các món bánh này nhé!

 

Mỹ Phượng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Ngọt lịm là gì?
Ngọt lịm là một loại thức uống truyền thống của miền Tây, được làm từ đường, nước cốt dừa và một số gia vị khác.
Thức uống ngọt lịm có hại cho sức khỏe không?
Nếu sử dụng đúng cách và không quá thường xuyên, ngọt lịm không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đường, có thể gây tăng đường huyết.
Các thức bánh miền Tây sông nước nổi tiếng nào có ngọt lịm?
Các thức bánh miền Tây sông nước nổi tiếng như bánh xèo, bánh khọt, bánh tét, bánh bò, bánh pía,... thường được ăn kèm với ngọt lịm.
Người ta thường uống ngọt lịm vào thời điểm nào?
Người ta thường uống ngọt lịm vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi thời tiết nóng bức hoặc sau khi ăn bánh để giúp tiêu hóa tốt hơn.
Có cách nào để làm ngọt lịm tại nhà không?
Có, bạn có thể làm ngọt lịm tại nhà bằng cách trộn đường, nước cốt dừa và một số gia vị như lá dứa, lá dừa,... theo tỉ lệ phù hợp. Tuy nhiên, để có được hương vị chuẩn và đúng cách, bạn nên học cách làm từ người dân địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /360