Mytour blogimg_logo
Tags:
thế giới đó đâykhám phá thế giới
06/04/20238210

Người chuyên cọ rửa các công trình kiệt tác thế giới năm 2025

Hơn 24 năm qua, Thorsten Mowes đã lau chùi nhiều công trình khổng lồ, từ Tử Cấm Thành ở Trung Quốc, tượng Chúa cứu thế ở Brazil đến những khuôn mặt khổng lồ ở núi Rushmore, Mỹ.

 

Thorsten Mowes là người đi khắp thế giới thực hiện các dự án lau dọn của công ty vệ sinh Karcher ở Đức, đồng thời làm việc cho các tổ chức di sản và chính phủ.

Thorsten Mowes là người đi khắp thế giới thực hiện các dự án lau dọn của công ty vệ sinh Karcher ở Đức, đồng thời làm việc cho các tổ chức di sản và chính phủ. Anh chia sẻ, leo trèo ở các công trình có độ cao "khủng" không phải là khó khăn duy nhất khi vừa lau dọn vừa bảo vệ những nơi này. 

 

Thorsten có thể coi là người có nhiều kiến thức sâu sắc về những công trình biểu tượng hơn bất kỳ ai khác trên thế giới, vì anh dành cả đời để theo đuổi công việc kỳ cọ chúng.

Thorsten có thể coi là người có nhiều kiến thức sâu sắc về những công trình biểu tượng hơn bất kỳ ai khác trên thế giới, vì anh dành cả đời để theo đuổi công việc kỳ cọ chúng. Hơn 24 năm làm nghề này, anh tự cam kết với bản thân là sẽ làm cho tất cả những "kỳ quan" thế giới phải sáng bóng như mới. Trên ảnh là đội của Thorsten đang đánh bóng vòng xoay London Eye ở Anh.

 

Những nơi anh từng tới, đặt chân lên đỉnh hoặc treo mình để làm việc có cả núi Rushmore, tòa nhà Space Needle của Mỹ, vòng xoay London Eye ở Anh, tượng Chúa cứu thế ở Brazil và cả Tử Cấm Thành ở Trung Quốc. 

Những nơi anh từng tới, đặt chân lên đỉnh hoặc treo mình để làm việc có cả núi Rushmore, tòa nhà Space Needle của Mỹ, vòng xoay London Eye ở Anh, tượng Chúa cứu thế ở Brazil và cả Tử Cấm Thành ở Trung Quốc. 

 

Tính đến nay, Thorsten cùng các cộng sự trong công ty Karcher đã thực hiện hơn 80 dự án làm sạch những công trình văn hóa.

Tính đến nay, Thorsten cùng các cộng sự trong công ty Karcher đã thực hiện hơn 80 dự án làm sạch những công trình văn hóa. Anh cho biết: "Đây là một công việc rất tuyệt vì có vô số công trình như thế trên thế giới, mỗi dự án lại có một điểm khác biệt". Ban đầu đây chỉ là một dự án nhỏ ở Đức nhưng vì ý tưởng rất hay nên đã được phát triển và mở rộng ra toàn thế giới. Trong ảnh là khi mọi người làm việc tại đập Matsudagawa ở Nhật Bản.

 

Cùng với công việc có ý nghĩa đặc biệt, Thorsten còn có cơ hội du lịch và được bước chân tới những địa điểm nổi tiếng bậc nhất thế giới.

Cùng với công việc có ý nghĩa đặc biệt, Thorsten còn có cơ hội du lịch và được bước chân tới những địa điểm nổi tiếng bậc nhất thế giới. Tuy nhiên nó cũng đi kèm nhiều thử thách. Anh chia sẻ: "Mỗi nghề nghiệp lại có những lợi ích khác nhau, nhưng có một điểm chung - chúng ta không được phá hay hủy hoại bất cứ thứ gì". Ví như khi Thorsten làm ở Space Needle, anh phải kỳ cọ, lau dọn để không làm hỏng lớp sơn bên ngoài tòa nhà.

 

Mỗi dự án đơn lẻ lại có số lượng lớn người làm công việc này do các yêu cầu ở từng khâu khác nhau. Trong hình là một người đàn ông đang xả nước làm sạch Rạp hát quốc gia ở Prague, CH Czech. 

Mỗi dự án đơn lẻ lại có số lượng lớn người làm công việc này do các yêu cầu ở từng khâu khác nhau. Trong hình là một người đàn ông đang xả nước làm sạch Rạp hát quốc gia ở Prague, CH Czech. 

 

Theo Thorsten, hơn 90% công việc anh làm đều từ phía những tổ chức di sản và chính phủ. Họ muốn anh xong việc thì mọi thứ đều sáng bóng. Trong ảnh là nhóm lau dọn đang rửa đập Eibenstock, Đức.

Theo Thorsten, hơn 90% công việc anh làm đều từ phía những tổ chức di sản và chính phủ. Họ muốn anh xong việc thì mọi thứ đều sáng bóng. Trong ảnh là nhóm lau dọn đang rửa đập Eibenstock, Đức.

 

Việc lau dọn rất nguy hiểm khi đang ở độ cao 100 m cùng nhiều thiết bị và vòi nước nóng xung quanh. Vì vậy, mọi thứ đều phải được lên kế hoạch kỹ càng. 

Việc lau dọn rất nguy hiểm khi đang ở độ cao 100 m cùng nhiều thiết bị và vòi nước nóng xung quanh. Vì vậy, mọi thứ đều phải được lên kế hoạch kỹ càng. 

 

Dự án tôi thích nhất là làm ở núi Rushmore vào năm 2005. Có rất nhiều thử thách khi đó, không nguồn nước ở gần, không đường đi để tới tận đỉnh núi và công trình thì thật khổng lồ.

Thorsten cho hay: "Dự án tôi thích nhất là làm ở núi Rushmore vào năm 2005. Có rất nhiều thử thách khi đó, không nguồn nước ở gần, không đường đi để tới tận đỉnh núi và công trình thì thật khổng lồ. Nhưng cuối cùng cả đội cũng lắp đặt được thiết bị bằng sự trợ giúp của trực thăng và bộ phận phòng cháy chữa cháy địa phương. Điều đặc biệt là mọi thứ diễn ra trong khi du khách đang tham quan".

 

Vòng xoay London Eye cũng là một thử thách công việc khác của Thorsten và đội của anh.

Vòng xoay London Eye cũng là một thử thách công việc khác của Thorsten và đội của anh. "London Eye là công trình khó lau dọn. Ban đầu chúng tôi phải làm buổi tối, để không ảnh hưởng tới du khách đang ngắm thành phố vào ban ngày. Thứ hai là chúng tôi phải đảm bảo không có chất tẩy rửa hóa học nào rớt xuống sông Thames nên luôn phải giữ luôn lại chất thải đó đem xuống đất", Thorsten cho hay.

 

Nếu dự án nhỏ và gần quê hương thì chỉ cần 3, 4 người làm. Nhưng với dự án lớn hơn, số người lau dọn, các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, đội hỗ trợ, nhiếp ảnh gia... sẽ nhiều hơn. 

Nếu dự án nhỏ và gần quê hương thì chỉ cần 3, 4 người làm. Nhưng với dự án lớn hơn, số người lau dọn, các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, đội hỗ trợ, nhiếp ảnh gia... sẽ nhiều hơn. 

 

blog.mytour.vn - Nguồn: Vnexpress

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /236