Mytour blog
Tags:
Nhà hát lớn Hà Nộikhám phá Hà Nộiquảng trường Ba ĐìnhKiến trúc cổ kính
06/04/20234.9390

Nhà hát Lớn Hà Nội năm 2024

Nhà hát Lớn Hà Nội là một nhà hát của Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, hòa nhạc, giao lưu...

 

Vào năm 1995, Nhà hát Lớn Hà Nội được Chính phủ Việt Nam tu bổ lại để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 1998. Vốn của đợt tu bổ này là 156 tỷ đồng. Chủ nhiệm dự án là kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, phương án kiến trúc của kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị.

 

nhà hát lớn hà nộiMột góc nhà hát lớn ngày xưa

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Trước năm 1896 đây là một cái hồ, cạnh hồ về phía Bắc là cửa ô Tây long, một cửa xẻ qua toà thành đất bao bọc thành Thăng Long xưa mà ở đây tường thành là đường Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông, năm 1896 chính quyền thực dân đã cho phá cửa ô này để mở rộng đường giao thông huyết mạch nối Nhượng địa (cổng chính ở chỗ nay là Bảo tàng Lịch sử) với thành cổ, doanh trại của lính Pháp.

 

nhà hát lớn hà nộiNhà hát lớn nguy nga ngày nay

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà Nội

 

Đến năm 1901, hồ được lấp để xây Nhà hát. Trước đó, mỗi dịp Quốc khánh 14 tháng 7 và năm mới từ Nô-en đến Tết tây (1/1) nếu có đoàn kịch hát từ Pháp sang thì phải mượn Hội quán Quảng Đông (ở phố Hàng Buồm) làm nơi biểu diễn. Năm 1900 toàn quyền Đu-me quyết định xây mới một nhà hát thành phố (Théâtre municipal).

 

nhà hát lớn hà nội
Nhà hát rộng lớn và hiện đại

 

Như đã nói ở trên, nguyên nơi đây là một cái hồ cho nên khi xây nhà phải tát nước, vét sạch bùn và đóng xuống 3 vạn rưỡi cọc tre đực rồi đổ bê tông thành một lớp móng dày 0,9m. Toàn bộ ngôi nhà dài 87m, rộng 30m, chỗ cao nhất là 34m.


nhà hát lớn hà nộiThiết kế bên trong cổ điển

 

Trong nhà hát, phòng khán giả dài 25m, rộng 19m ban đầu chứa được 870 chỗ ngồi. Nay điều chỉnh được trên 900 chỗ ngồi. Đằng sau sân khấu là các buồng dành cho diễn viên hoá trang, phòng tập hát cùng một số phòng hỗ trợ. Sân khấu dài 21m, rộng 16m, cao 30m. Cửa sân khấu rộng 10m, cao 8m. Nhìn hao hao giống như nhà hát Ôpêra ở Paris (nhưng khối tích nhỏ hơn), nhà hát Hà Nội do hai kiến trúc sư nổi tiếng đương thời là Broger và Harloy thiết kế. Chi tiết mỹ thuật bên trong của nhà hát tập trung chủ yếu trang trí vòm phòng khán giả và các sảnh lát đá hoa kích thước lớn trong khi chi tiết mỹ thuật bên ngoài tập trung ở mái lớn lợp ngói đá đen có các con giống ở các góc mái và mặt chính thì trang trí kiểu cột Cô – ranh và hoa các hoa văn sắt trang trí ở mái các lối vào hai bên. Công việc xây dựng phải mất 10 năm: từ 1901 đến 1911 mới hoàn thành. Ngày khánh thành (5/9/1911) có toàn quyền Đông Dương là Xa – rô đến cắt băng danh dự và đoàn kịch  ở Paris sang biểu diễn khai trương. Từ đó trở đi, cứ vào mùa sân khấu là có các đoàn ca kịch từ Pháp (từ Pháp sang hoặc Pháp nghiệp dư ở Hà Nội) tới biểu diễn. Mùa sân khấu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 sang năm. Sau đó nhà hát đóng cửa, vì trong nhà hát không có quạt. (Chỉ sau năm 1954 ta mới cho lắp hệ thống quạt vì nhà hát được sử dụng quanh năm).

 

nhà hát lớn hà nộiChiều thu ở Nhà hát lơn

Xem thêm: Các tour giá tốt ở Hà Nội

 

Mãi tới năm 1920 mới có đoàn kịch Việt Nam biểu diễn ở đây. Đây là đoàn nghiệp dư, diễn viên là các trí thức nổi tiếng đương thời: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn.v.v…Họ diễn hai vở hài kịch của Mô-lie là “Trưởng giả học làm sang” và “Lão hà tiện” đều do Nguyễn Văn Vĩnh dịch và thủ vai chính kiêm đạo diễn. Các buổi biểu diễn hai vở kịch này được hoan nghênh, điều đó đã khích lệ ông Vũ Đình Long viết vở kịch nói “Chén thuốc độc” cũng công diễn ở nhà hát này vào năm 1921, từ đó mở đầu cho ngành kịch nói ở Việt Nam.

 

Sau cách mạng tháng 8/1945 Nhà hát có vinh dự là nơi Quốc hội khoá 1 đã họp 2 kỳ họp đầu tiên trong năm 1946. Cũng phải kể tới quảng trường trước cửa nhà hát nay được gắn biển là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vì đây là nơi khởi động của công cuộc giành chính quyền thành phố, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Ngày 17/8/1945, cán bộ Mặt trận Việt Minh được sự ủng hộ của nhân dân đã phá cuộc mít tinh của Tổng hội công chức thân Nhật, biến thành mít tinh rồi tuần hành của quần chúng cách mạng. Sáng ngày 19/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa đã tổ chức cuộc mít tinh lớn tập hợp bà con nội thành và các vùng lân cận tuyên bố khởi nghĩa rồi được quần chúng hậu thuẫn tiến đi chiếm phủ Khâm sai, toà Thị chính, trại lính Bảo an.v.v..mở ra trang sử độc lập cho Hà Nội.

 

Nhà hát Lớn đúng là một di tích lịch sử văn hoá có nội dung phong phú, đa dạng.

Các câu hỏi thường gặp
Nhà hát Lớn Hà Nội là gì?

- Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những cơ sở văn hóa nghệ thuật lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhà hát Lớn Hà Nội có những chương trình nào?

- Nhà hát Lớn Hà Nội thường tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật như: opera, ballet, nhạc kịch, vở kịch, hòa nhạc, ca nhạc, văn nghệ dân gian, văn nghệ cổ truyền, văn nghệ ngoại quốc, v.v.

Lịch biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội được cập nhật như thế nào?

- Lịch biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội thường được cập nhật trên trang web chính thức của nhà hát, cũng như trên các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Giá vé xem chương trình tại Nhà hát Lớn Hà Nội là bao nhiêu?

- Giá vé xem chương trình tại Nhà hát Lớn Hà Nội thường dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy vào chương trình và vị trí ghế.

Nhà hát Lớn Hà Nội có địa điểm đỗ xe gần đó không?

- Nhà hát Lớn Hà Nội có khu vực đỗ xe ô tô và xe máy, tuy nhiên do nằm ở trung tâm thành phố nên việc tìm chỗ đỗ xe có thể khó khăn vào giờ cao điểm. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ đỗ xe của các bãi đỗ xe gần đó hoặc đi bằng phương tiện công cộng để tiện lợi hơn.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /133