Dọc theo chiều dài của đất nước hình chữ S là những cây cầu nối liền đôi bờ, cũng là những cây cầu thông suốt góp phần cho sự phát triển của thông thương đưa nước ta ngày một phát triển. Nước ta có nhiều cây cầu đã đi vào lịch sử, đã trở nên nổi tiếng bởi nhiều lý do.
Hãy cùng blog.mytour.vn điểm qua những cây cầu nổi tiếng dọc theo chiều dài đất nước nhé.
Được coi là cây cầu chứng nhân lịch sử cho cuộc chiến tranh hào hùng chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc ta. Cầu Long Biên đã đi vào lịch sử và đi vào lòng những người dân thủ đô bằng những câu vè, câu đối trong dân gian:
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử - Ảnh: Chi Khanh
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Được xây dựng từ những năm 1898 do người Pháp xây dựng, cầu còn có tên là cầu Doumer - đặt theo tên của Toàn Quyền Đông Dương: Paul Doumer. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội.
Cầu Long Biên dưới ánh hoàng hôn - Ảnh: Break_Away
Những năm tháng bom đạn khốc liệt, cầu Long Biên đã oằn mình dưới những trận mưa bom của quận đội Mỹ nhằm đánh sập cầu, cắt đứt nguồn liên lạc, giao thông đi lại của người dân thủ đô. Tổng cộng cầu Long Biên đã từng bị ném bom 14 lần và cầu bị đứt nhịp, hư hỏng nặng.
Nhìn từ cuối cầu - Ảnh: Tungansan
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Thời bình lập lại, người dân Hà Nội vẫn tiếp tục được sử dụng cầu Long Biên nhưng chỉ dành cho đường sắt, xe đạp và người đi bộ. Để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương ngày một tấp nập hơn, cầu Chương Dương được xây dựng phục vụ cho người dân đôi bờ sông Hồng, tuy nhiên không vì thế mà cầu Long Biên bị lãng quên, nhiều bạn trẻ và các cặp đôi sắp cưới vẫn thường chọn Cầu Long Biên làm nơi ghi dấu những bức ảnh kĩ niệm khó quên.
Nếu cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, thì cầu Hiền Lương là biểu tượng của “Nỗi đau chia cắt”. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải đầu tiên được người dân phủ Vĩnh Linh góp công góp sức xây cầu, sau này vì để phục vụ cho chiến tranh, người Pháp cho xây dựng lại cầu bằng thép năm 1952 với chiều dài 178m.
Cầu Hiền Lương, “Nỗi đau chia cắt” - Ảnh: CTV11 news
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi ở Quảng Trị
Theo hiệp định Gieneve 1954, nước ta bị tạm chia cách thành hai miền tại vĩ tuyến 17 với con sông Bến Hải làm ranh giới. Cũng từ đó, cây cầu Hiền Lương trở thành “Nỗi đau chia cách” đất nước thành hai miền trong suốt 21 năm (1954 - 1975).
Cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải - Ảnh: Lam Pham
Ngày nay, cầu Hiền Lương đã được phục chế về màu sắc nguyên thủy : xanh - vàng. Thể hiện sự chia cách đất nước trong thời kì khốc liệt đó. Cầu được sơn lại để nhắc nhở cho thế hệ sau về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Chính tại nơi đây đã có những cuộc đấu trí bằng “Cờ”, bằng “Âm thanh”, bằng niềm tin và lòng dũng cảm quả quyết của nhân dân ta. Chính nhà điện ảnh người Thụy Điển - Gerald Evans - đã có nhận xét:
“Vĩ tuyến 17 - nơi “trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam.”
Cầu mới - Ảnh: Lam Pham
Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Trị
Khi cây cầu Hiền Lương cũ đã không còn đủ sức để tham gia vào quá trình thông thương của người dân Quảng Trị, bộ Giao Thông Vận Tải đã cho xây dựng một cây cầu mới dài 230m nằm phía tây cầu cũ bằng công nghệ “đúc - đẩy” đầu tiên ở Việt Nam.
Cầu Trường Tiền hay còn được gọi là cầu Tràng Tiền được coi là một trong ba biểu tượng của xứ Huế mộng mơ bên cạnh núi Ngự Bình, sông Hương.
Cầu Trường Tiền trên dòng sông Hương thơ mộng - Ảnh: Huexuavanay
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế
Cầu Trường Tiền được kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel thiết kế theo phong cách Rustic rất Châu Âu bằng thép với chiều dài xấp xỉ 401m và 6 nhịp dầm thép vành lược vẫn còn được giữ nguyên hình dáng cho đến nay.
Cầu Trường Tiền rực rỡ trong đêm - Ảnh: Huexuavanay
Người Huế thường nói, cầu Trường Tiền là cây cầu định mệnh. Ai đến Huế mà chưa ghé cầu Trường Tiền thì chỉ mới đến Huế mà chưa vô đến Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi… Điều này quả thật đúng. Cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương thơ mộng mềm mại và trông duyên dáng như một cô gái Huế. Dù Huế có bao nhiêu di sản thì cầu Trường Tiền vẫn rạng ngời và in sâu vào lòng những người dân Huế. Cầu Trường Tiền không những là một cây cầu đẹp để kết nối giao thương, cầu còn là biểu tượng nối liền quá khứ với hiện tại của đất kinh đô.
Cầu Trường Tiền in đậm trong lòng người dân Huế - Ảnh: Huexuavanay
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Nay cầu Trường Tiền được lắp thêm nhiều hệ thống chiếu sáng, khi về đêm cầu càng đẹp lung linh huyền ảo làm nao nức những ánh nhìn. Dù cho biết bao nhiêu cây cầu mới bắc ngang dòng sông Hương đi chăng nữa, thì cầu Trường Tiền vẫn luôn là cái tên số một chiếm vị trí độc tôn trong lòng người dân xứ Huế.
Huyền Vịt - blog.mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..
Trả lời: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 20 cây cầu lịch sử của dân tộc, phân bố khắp các vùng miền trong cả nước.
Trả lời: Cây cầu Long Biên là cây cầu lịch sử nổi tiếng nhất ở Hà Nội và được xem là biểu tượng của thành phố.
Trả lời: Cây cầu Thanh Niên ở Thái Nguyên được xem là cây cầu lịch sử đẹp nhất ở Miền Bắc.
Trả lời: Các cây cầu lịch sử của dân tộc là những công trình kiến trúc đặc biệt, có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc cao. Chúng là biểu tượng của sự phát triển văn hóa, kinh tế và xã hội của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
Trả lời: Các cây cầu lịch sử của dân tộc được bảo tồn và phát triển bằng cách duy trì, sửa chữa và cải tạo công trình để đảm bảo an toàn cho người đi lại. Đồng thời, các cây cầu này cũng được khai thác để phục vụ cho mục đích du lịch và giáo dục văn hóa.
1 Thích