Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namlễ hội sự kiệndu lịch lễ hộigiỗ tổ hùng vươnglễ hội núi bà đenlễ hội chùa bà
06/04/20232.7150

Những lễ hội lớn trong mùa xuân ở Việt Nam - Kỳ 2 năm 2024

Những cánh chim trời báo hiệu mùa xuân về trên mọi miền tổ quốc để ta thấy trong hương thanh khiết của đất trời, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa khoe sắc mĩ miều. Rồi người người lại tất bật gói ghém lại những bộn bề của năm cũ, lòng hân hoan chờ đợi một mùa mới đang về, chờ một cái Tết đoàn viên, nhà nhà sum họp. Và trong thời khắc xuân sang ấy, người ta lại nô nức rủ nhau cùng hòa vào bầu không khí rộn ràng của các lễ hội cổ truyền, để lòng gợi nhớ về cội nguồn xa xưa và tự hào hơn khi những vẻ đẹp văn hóa tự nghìn xưa vẫn được gìn giữ tới mãi tận sau này.

 

Mời bạn xem thêm: Những lễ hội lớn trong mùa xuân ở Việt Nam - Kỳ 1

 

4. GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG – NƠI TA TÌM VỀ CỘI NGUỒN DÂN TỘC

 

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.”

 

Rộn ràng trong lễ giỗ tổ Hùng Vương

Rộn ràng trong lễ giỗ tổ Hùng Vương - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong tận sâu tâm linh của những người con mang dòng máu Lạc Hồng, Giỗ Tổ Hùng Vương như một ngày lễ trọng đại của cả dân tộc. Vậy nên hằng năm, cứ vào dịp 10 tháng 3, người dân khắp mọi miền tổ quốc lại hướng trái tim về Đền Hùng – Phú Thọ, nơi cử hành lễ giỗ tổ đầy trang trọng.

 

Một ngày lễ trọng đại đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt

Một ngày lễ trọng đại đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội cũng thu hút rất nhiều du khách viếng thăm, người ta tìm về nơi ấy để dâng nén hương tưởng nhớ những vị vua Hùng đã có công dựng nước, để tỏ lòng thành, lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền nhân đã hy sinh thân mình để bảo vệ non sông.

 

Để tưởng nhớ những vị vua Hùng đã có công dựng nước

Để tưởng nhớ những vị vua Hùng đã có công dựng nước - Ảnh: Sưu tầm

 

Về với đền Hùng không chỉ được hòa mình vào bầu không khí trang nghiêm của lễ rước kiệu dâng tổ mà còn được tham gia các trò chơi dân gian được lưu truyền lại từ ngàn xưa, nào đô vật, nào đu tiên, ném cò, bắn cung nỏ, rồi hát xoan – hát ghẹo để thưởng thức cái nét văn hóa đặc sắc của làn điệu dân ca vùng đất Châu Phong.

 

Và hòa mình vào bầu không khí trang nghiêm của lễ rước kiệu Giỗ Tổ Hùng Vương

Và hòa mình vào bầu không khí trang nghiêm của lễ rước kiệu - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ

 

Hành trình về với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cũng chính hành trình tìm hiểu về lịch sử ngàn đời của dân tộc và để tự hào hơn về tinh thần yêu nước nồng nàn, về ý chí kiên cường bất khuất của quân và dân ta trong suốt những năm tháng dựng nước và giữ nước hào hùng.

 

Và hiểu hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc - Giỗ Tổ Hùng Vương

Và hiểu hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc - Ảnh: Sưu tầm

 

5. HỘI XUÂN NÚI BÀ ĐEN – HƯỚNG TẤM LÒNG THÀNH VỀ LINH SƠN THÁNH MẪU

 

Hội xuân Núi Bà Đen hay còn được gọi là Hội Linh Sơn Thánh Mẫu được diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng âm lịch, thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương về tham quan và chiêm bái, cầu mong sự phù hộ của Thánh Mẫu và để lòng tìm về một chốn thanh tịnh giữa cõi trần.

 

Về Núi Bà Đen dịp đâu xuân

Về Núi Bà Đen dịp đâu xuân - Ảnh: Sưu tầm

 

Để cầu mong chút phước lành từ Thánh Mẫu

Để cầu mong chút phước lành từ Thánh Mẫu - Ảnh: Nguyễn Vi

 

Mặc dù trong những năm gần đây đã có hệ thống cáp treo lên núi Bà Đen nhưng những người hành hương vẫn chọn đi bộ để vãn cảnh xuân và thể hiện lòng thành tâm đối với các bậc thần linh. Vậy nên, chẳng lạ gì hình ảnh từng đoàn người nô nức kéo nhau lên chùa lễ Phật, dường như mọi mệt nhọc trên quãng đường đi chẳng là gì, chỉ thấy ai ai cũng nói cười rôm rả, và vang vẳng khắp nơi là những câu chúc năm mới hạnh phúc, an lành.

 

Mặc dù hệ thống cáp treo lên núi Bà Đen đã khánh thành

Mặc dù hệ thống cáp treo lên núi Bà Đen đã khánh thành - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhưng người ta vẫn thích đi bộ lên núi Bà Đen để thưởng thức trọn vẹn không khí xuân

Nhưng người ta vẫn thích đi bộ lên núi để thưởng thức trọn vẹn không khí xuân - Ảnh: Sưu tầm

 

Để rồi khi đi tới lưng chừng núi, người ta ghé vào lễ tại Đền Linh Sơn Thánh Mẫu, sau đó tiếp tục con đường mòn để lên lễ chùa ở phía trên kia. Tại đó, nhà chùa có đãi cơm chay. Với những ai muốn lại những khoảng lặng trong tâm hồn thì họ chọn lưu lại vài ngày và nhà chùa cũng sẵn giường màn mời khách ngủ.

 

Có nhiều người chọn lưu lại vài ngày ở ngôi chùa trên núi Bà Đen

Có nhiều người chọn lưu lại vài ngày ở ngôi chùa trên núi - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tây Ninh

 

Nhiều người lại tiếp tục đi về phía Miếu Sơn Thần, tọa lạc ở gần đỉnh núi, nơi mà khung cảnh như chốn thần tiên giữa đời thực, có rặng mây la đà, có gió thoảng hương mùa xuân êm dịu và ngập tràn trong màu xanh của lộc biếc chồi non.  Đứng ở nơi ấy, người ta bỗng thấy lòng ngập tràn trong những niềm vui mùa mới, thấy tâm hồn như được tiếp thêm sức sống và niềm tim đề vững bước những ngày sau.

 

Hay đi tiếp về đỉnh núi Bà Đen để thưởng ngoạn cảnh thần tiên

Hay đi tiếp về đỉnh núi để thưởng ngoạn cảnh thần tiên - Ảnh: Sưu tầm

 

6. LỄ CHÙA BÀ XỨ - BÍ ẨN TÂM LINH VÙNG CHÂU ĐỐC

 

Được mệnh danh là một trong những lễ hội lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, lễ Chùa Bà Xứ thu hút một lượng lớn khách hành hương tới cũng bái vào dịp Tết đến xuân về, tạo nên một bầu không khi hân hoan cho toàn vùng Châu Đốc.

 

Hàng ngàn người hành hương về chùa Bà Xứ dịp đầu năm

Hàng ngàn người hành hương về chùa Bà Xứ dịp đầu năm - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ Chùa Bà Xứ diễn ra từ 23/04 đến 27/04 âm lịch hằng năm nhằm tôn vinh những nghi thức văn hóa truyền thống miền Nam Bộ và khiến người người chìm trong  một không gian linh thiêng với những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền từ thuở xa xưa.

 

Chùa Bá Xứ - Để hòa mình vào không gian linh thiêng trong truyền thuyết

Để hòa mình vào không gian linh thiêng trong truyền thuyết - Ảnh: Sưu tầm

 

Tham gia Lễ Chùa Bà Xứ, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng phần lễ Vía Bà đặc sắc, bao gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế đồng thời được hòa mình vào những hoạt động nghệ thuật đầy thú vị với những trò chơi văn hóa dân gian từ thuở rất xưa.

 

Và chiêm ngưỡng những nghi thức văn hóa truyền thống của miền Nam Bộ

Và chiêm ngưỡng những nghi thức văn hóa truyền thống của miền Nam Bộ - Ảnh: Sưu tầm

 

Và vui tươi trong những hoạt động văn nghệ đặc sắc của vùng Chùa Bá Xứ

Và vui tươi trong những hoạt động văn nghệ đặc sắc của vùng - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ Chùa Bá Xứ như một cách để người dân nơi đây thể hiện đức tin vào Thánh Mẫu, người đã chở che, phù hộ và mang lại sự bình yên cho con cháu tự bao đời. Vậy nên đến với Lễ Chùa Bà Xứ, mỗi người đều mang trong mình những nguyện ước, chỉ mong sao lòng thành tâm của mình được chứng giám và Người sẽ ban chút phước lành cho cuộc sống.

 

Đó là cách để thể hiện đức tin vào Thánh Mẫu Chùa Bá Xứ

Đó là cách để thể hiện đức tin vào Thánh Mẫu - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Bá Xứ - Và cầu mong Người ban những phước lành

Và cầu mong Người ban những phước lành - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ vía Bà chúa Xứ - An Giang

 

Xem thêm: Các tour du lịch An Giang giá rẻ

 

Những lễ hội mùa xuân diễn ra trên mọi miền Tổ Quốc, mang lại một không khí chào xuân hân hoan và đầy ý nghĩa. Mỗi nơi một vẻ, mỗi lễ hội mang một đặc trưng nhưng tất cả đều thể hiện rõ nét sự giao thoa độc đáo giữa bản sắc chung của dân tộc và dấu ấn riêng của mỗi vùng miền. Để rồi trong những ngày xuân, người người lại rủ nhau đi lễ, để hòa minh vào không gian rộn ràng khi mùa mới gõ cửa, để xin chút phước lành nhưng đó cũng là dịp con người có thể thoải mái chiêm ngưỡng cảnh sắc đất trời vào xuân và lặng mình chiêm nghiệm về những lẽ sống trong đời.

 

Dandelion – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /479