Mytour blog
Tags:
cồng chiêng tây nguyên lễ hội tháng giêng việt nam lễ hội núi bà đen Lễ hội Lồng Tông
06/04/20234.3390

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc năm 2024

Kỳ nghỉ Tết nguyên đán đã qua, cũng là dịp bắt đầu một mùa lễ hội trong tinh thần “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” của người dân Việt, những lễ hội vào tháng giêng được diễn ra khá nhiều và thú vị, mỗi một lễ hội đều mang những màu sắc khác nhau.
 

LỄ HỘI BẮT CHỒNG Ở TÂY NGUYÊN

 
Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới - mùa bắt chồng.

Với họ, mùa xuân gõ cửa cũng đồng nghĩa với niềm vui nhân đôi ùa tới từng bản làng, ngõ xóm. Và, một trong những tín vật kết nối mang tính linh thiêng nhất là cặp Srí (nhẫn cưới). Xung quanh cặp nhẫn này là hàng ngàn điều huyền diệu mang đậm bản sắc Tây Nguyên.

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Trình diễn cồng chiêng trong lễ hội ở Tây Nguyên

Từ mùng 1 Tết đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội bắt chồng của đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Lễ hội diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu nhà trai đồng ý, lễ bắt chồng sẽ được diễn ra vào hôm trước ngày cưới. Cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ vợ cất giữ.
 

LỄ HỘI ĐỐNG ĐA - TÂY SƠN, BÌNH ĐỊNH

 
Hằng năm vào chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 tết âm lịch người dân Bình Định và Du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong - Tây Sơn để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
 
Hội tết Đống Đa – Tây Sơn – Bình Định là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng... diễn lại trận đánh lịch sử với những y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang Trung ra trận... thu hút đông đảo khách nước ngoài, nhân dân cả nước và đặc biệt là người dân đất võ tham dự. 

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  

Chương trình tế lễ Đống Đa diễn ra từ chiều mồng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang... Người dự lễ như cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiêng sông núi địa linh nhân kiệt.

Chương trình hội ngày mồng 5 tuy có thay đổi hằng năm nhưng các mục chính thì năm nào cũng có, đó là diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp. Tiết mục võ thuật Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn  như:  Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … được người xem tán thưởng nhiệt liệt.     
 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắcLễ hội Tây Sơn đã trở thành niềm tự hào của người dân Bình Định
   
Tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định, người biểu diễn vừa phải có tâm hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ sĩ siêu đẳng và luyện đôi tay thần diệu để tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, tiếp xúc vào một bộ trống gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau gọi là "Song thủ đả thập nhị cổ", tạo nên những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc giục. Tiết mục biểu diễn chiến trận Đống Đa lại càng hào hứng và hấp dẫn hơn nữa, được tổ chức trên địa thế qui mô, dàn dựng công phu, tập dượt công phu, có cả ngàn người thao diễn với cờ xí, chiêng trống, sắc phục, đồn lũy... y như thật, có năm còn có bốn, năm con voi trận tham gia.    

Màn biểu diễn Nhạc võ Tây Sơn làm cho người xem dễ dàng cảm nhận những tiếng gươm khua, tiếng binh khí, tiếng hò reo của quân sĩ, tiếng súng nổ, tiếng voi gầm, ngựa hí hoà lẫn vào tiếng trống. Người xem có cảm giác như đang đứng giữa trận tuyến, không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi, và được trở về với lịch sử, chứng kiến một thế trận thần tốc, táo bạo. Tiếng trống như giục giã, như thôi thúc, người xem có thể bị kích động và sẵn sàng xông lên sống mái.

Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.


LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN

 
Núi Bà Đen có nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian và nơi đây hàng năm diễn ra những lễ hội lớn không chỉ của Tây Ninh mà còn của cả vùng đất Nam Bộ.

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Người dân nô nức đi lễ chùa

Sau Tết Nguyên đán, tiết xuân mát mẻ,du khách bốn phương kéo về Núi Bà Đen ở Tây Ninh mở hội xuân. Bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng giêng, Núi Bà trở nên đông vui tấp nập và kéo dài trong suốt tháng giêng. Đoạn đường từ thị xã Tây Ninh dẫn vào chân Núi Bà người xe nườm nượp trảy hội, những khách về dự hội Núi Bà đa phần là các bà, các cô hành hương về đây cúng vái, thắp hương dâng Bà để cầu nguyện cho chuyện làm ăn, gia cảnh …. Một số khách khác là những người du xuân đến Núi Bà dự lễ hội cũng như chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên của Núi Bà, nơi đỉnh núi có mây phủ quanh năm, nên còn gọi là “Vân Sơn”. Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài.
 
 
Những ngày hội Núi Bà trong năm có trên nửa triệu người trong và ngoài tỉnh về tham dự, cùng với các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đông vui. Những nghi lễ trong lễ hội Núi Bà vừa mang tính chất của các hoạt động tín ngưỡng và của Phật giáo, thể hiện những mong ước của đại chúng về một cuộc sống thịnh vượng, an khang…
 

LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Chùa Hương rất đông du khách mỗi dịp lễ hội

Lễ hội Chùa Hương chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.
 

LỄ HỘI LỒNG TỒNG - TUYÊN QUANG

 
Lễ hội Lồng Tông là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Hoạt động nông nghiệp đầu năm cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa

Trong ngày này, nhà nào cũng chuẩn bị các vật phẩm làm ra từ nông nghiệp để dâng lên các vị thần linh, như bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc, xôi ngũ sắc. Ngoài phần lễ, phần hội gắn liền với các trò chơi dân gian luôn được đồng bào và du khách đón đợi như ném còn, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then.
 

HỘI ĐUA NGỰA GÒ THÌ THÙNG - PHÚ YÊN

 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Màn phi nước đại của những chú ngựa

Lễ hội được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Mặc dù tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất, nhưng vào ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem. Ngoài phần đua, lễ hội còn có các trò chơi dân gian sôi động.
 

LỄ HỘI YÊN TỬ - QUẢNG NINH

 
Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Trong ngày khai hội mùng 10 tháng Giêng, lễ hội xuân năm nay ngoài điểm nhấn là công trình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên khu vực An Kỳ Sinh đã khánh thành, phục vụ nhu cầu chiêm bái, lễ phật của du khách, sẽ có nhiều hoạt động khác như: Lễ cầu an, cầu phúc, tổ chức các chương trình về nguồn…
Hội cầu ngư, Huế

Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Hành hương về miền đất Phật - Yên Tử

Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Trò diễn bủa lưới trong hội cầu ngư sẽ được tổ chức trước đình làng. Sau đó là cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công.
 

HỘI LIM - BẮC NINH

 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Liền anh, liền chị hát quan họ trong hội Lim

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.
 

HỘI ĐỀN TRẦN - NAM ĐỊNH

 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Lễ hội đền Trần
 
Năm nay, lễ hội Đền Trần sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng với hai nghi thức được khôi phục là rước nước và tế cá. Lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng (14/2). Ấn Đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.
 

HỘI RƯỚC PHÁO LÀNG ĐỒNG KỴ - BẮC NINH

 

Diễn ra từ mồng 4 đến mồng 6 tháng Giêng để tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.
 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
Tưng bừng lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ

Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sáng sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương. Tưng bừng nhất là màn rước pháo; các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…
 

HỘI RƯỚC "ÔNG LỢN"

 

Hằng năm cứ vào ngày 13 tháng giêng âm lịch làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng, nguyên là một bộ tướng dưới thời vua Hùng có công dẹp giặc.
 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
"Ông lợn" của mỗi làng được trang trí sao cho đẹp mắt nhất

Lễ vật của mỗi xóm là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi. Lễ cúng bắt đầu từ 20h30 cho đến đêm. “Ông” lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đạt giải nhất. Như vậy là cả làng có đến hàng chục con lợn như thế lần lượt được rước ra đình, đi theo là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ, và nhiều các đội múa khác tháp tùng lễ vật.
 

HỘI CHỌI TRÂU HẢI LỰU - VĨNH PHÚC

 
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc
 Lễ hội chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam
 

Ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc được mở hàng năm vào ngày 17 tháng Giêng là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông Lô - Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.

Nguồn: Tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Tháng Giêng là tháng gì trong năm?
Tháng Giêng là tháng đầu tiên trong năm âm lịch và tháng thứ một trong năm dương lịch.
Có những lễ hội nào diễn ra trong tháng Giêng?
Trong tháng Giêng, có nhiều lễ hội diễn ra trên khắp Việt Nam như Tết Nguyên Đán, Lễ hội Xuân Đinh Dậu, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Đền Bà Chúa Kho,...
Lễ hội Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt Nam, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Giêng âm lịch. Đây là dịp để người dân sum vầy bên gia đình, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
Lễ hội Xuân Đinh Dậu diễn ra ở đâu?
Lễ hội Xuân Đinh Dậu diễn ra tại làng Đông Sơn, xã Đông Sơn, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là lễ hội truyền thống của người dân làng Đông Sơn, được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội Đền Hùng là gì?
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội lớn nhất của dân tộc Việt Nam, được tổ chức tại đền Hùng, phủ Lạng Sơn, từ ngày 8 đến ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua Hùng đã đặt nền móng cho đất nước Việt Nam.
Lễ hội Chùa Hương diễn ra khi nào?
Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ ngày 6 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại chùa Hương, xã Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lễ hội tôn vinh bà chúa Thiên Mụ, được coi là thần linh bảo vệ cho vùng đất này.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra ở đâu?
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra tại đền Bà Chúa Kho, xã An Thới Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, để tôn vinh bà chúa Kho - vị thần bảo vệ cho ngư dân và thương lái trên sông Hậu.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /506