Mytour blogimg_logo
06/04/20232.2500

Những mẩu chuyện về một miền Trung hiếu khách năm 2025

Nếu bạn đã từng “lạc bước” vào một quán ăn có “văn hóa” chửi, hẳn bạn sẽ vô tình có nỗi sợ phải nói chuyện với những người phục vụ, không muốn phải gọi thêm, gọi bớt bất kỳ một thứ gì. Vậy thì chắc chắn bạn phải ra miền Trung, nơi có những con người chất phác, thật thà, khiến bạn bất ngờ một cách sung sướng và cảm thấy ấm lòng. Dưới đây là những mẩu chuyện có thật, rất bình dân, gần gũi sẽ khiến bạn cảm mến con người nơi đây.

 

Người miền Trung nổi tiếng vì sự cần cù, chất phát của mình

Người miền Trung nổi tiếng vì sự cần cù, chất phát của mình - Ảnh: Mạnh Huy

 

Điển hình với những tấm gương cảnh sát giao thông Đà Nẵng hướng dẫn người vi phạm thay vì bắt phạt

Điển hình với những tấm gương cảnh sát giao thông Đà Nẵng hướng dẫn người vi phạm thay vì bắt phạt - Ảnh: zing

 

Không ít du khách khi đến một nơi mới lạ sẽ tìm cách hòa mình vào những con người bản xứ, để không ai biết mình là khách du lịch. Điều này đặc biệt khó với những bạn từ trong Nam ra Bắc du lịch hoặc công tác, sở hữu một chất giọng khác đồng nghĩa với việc trả tiền đắt hơn những người địa phương. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không xảy ra ở Huế.

 

Nạn chặt chém, tệ hơn là mắng chửi khách luôn là nỗi lo của du khách

Nạn chặt chém, tệ hơn là mắng chửi khách luôn là nỗi lo của du khách - Ảnh: nguoivietblog

 

Nhưng chắc chắn rằng, nỗi lo đó sẽ không thể nào xuất hiện tại Huế

Nhưng chắc chắn rằng, nỗi lo đó sẽ không thể nào xuất hiện tại Huế - Ảnh: Mạnh Huy

 

Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 50% tại Huế

 

Sáng đầu tiên ra Huế, tôi dạo bộ trên đường Hùng Vương kiếm cho mình một bữa sáng nhẹ nhàng, đến trước trường THPT Nguyễn Trường Tộ, tôi ghé vào gọi một ổ bánh mì trên một xe hàng rất đỗi bình thường. Ngay khi tôi cất giọng, chị bán bánh mì hỏi ngay tôi là người miền Nam phải không, đương nhiên rồi, chất giọng Sài Gòn “sệt” như tôi ra Huế ai mà không biết. Vốn cũng đã quen văn hóa “chặt chém” với khách ngoại tỉnh, tôi đã định bụng sẽ trả từ 20,000đ đến 25,000đ cho ổ bánh mì này. Chị thì cứ vô tư nói cười, và cuối cùng chị làm cho tôi một ổ bánh mì thịt chả, pate, kèm thêm với khô cá. Tôi nói không gọi khô cá, chị cười và bảo cứ ăn đi, cho biết vị bánh mì Huế, và chị tính cho tôi với cái giá … 8,000đ, “Bằng với giá chị bán cho học sinh ở đây em à” - chị nói.

 

Ổ bánh mì đầy đủ thịt, chả, cá khô mà giá chỉ có & 8,000đ

Ổ bánh mì đầy đủ thịt, chả, cá khô mà giá chỉ có … 8,000đ - Ảnh: Tung Xichlo

 

Không chỉ bánh mì, bún bò một tô 20,000đ là giá chung cho người Huế và khách du lịch ngoại tỉnh

Không chỉ bánh mì, bún bò một tô 20,000đ là giá chung cho người Huế và khách du lịch ngoại tỉnh - Ảnh: Mạnh Huy

 

Một hôm khác tôi ra Phố Cổ Hội An chơi, đi bộ một hồi thì bụng cũng réo liên hồi, nhìn quanh quất thấy có một hàng thịt nướng khói bốc nghi ngút, ngay góc đường Lê Lợi và Nguyễn Thái Học. Nghĩ thầm trong bụng ăn giữa lòng phố cổ thế này chắc chắn không thể nào rẻ được, nhưng cũng ngồi xuống ăn để “trấn an” bao tử. Theo thói quen, tôi gọi ngay 4 phần cho mọi người cùng ăn, chị bán thịt không nói gì mà sửa soạn các thứ, một lát sau chị mang thịt cùng các thứ ăn kèm ra và nói: “Một phần chị bán 50,000đ lận, mà ăn cũng no lắm đó, mấy đứa ăn hết phần này nói chị làm thêm cho, ăn bỏ phí mang tội”, rồi vói ra sau gọi lớn “chị Tuyết ra chỉ tụi nhỏ cách cuốn bánh ướt nè!”. Bốn đưa tôi ngồi ăn trong sung sướng, nói với nhau rằng ở nơi khác là người ta mang hẳn 4 phần, ăn hết hay không kệ mình rồi.

 

Một điều đặc biệt, Hội An có bán hàng rong, nhưng tuyệt đối không chèo kéo khách

Một điều đặc biệt, Hội An có bán hàng rong, nhưng tuyệt đối không chèo kéo khách - Ảnh: Mạnh Huy

 

Ngay cả trong phố cổ, không bao giờ có chuyện trục lợi, lừa đảo du khách

Ngay cả trong phố cổ, không bao giờ có chuyện trục lợi, lừa đảo du khách - Ảnh: Mạnh Huy

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hội An

 

Cũng tối hôm đó ở Hội An, tôi chọn ăn bánh mì Madam Khánh, một tín đồ bánh mì như tôi không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn của “bà hoàng bánh mì” rồi. Buồn thay, tận 8h tối khi tôi ra đến thì bà Lộc - Madam Khánh bảo bán hết bánh rồi, đang dọn hàng. Tan nác cõi lòng, tôi đứng ngây ra, vì kế hoạch chỉ ở lại Hội An một đêm, thế là không có dịp thưởng thức rồi.

 

Đa phần những điểm bán đồ ăn thức uống đều thống nhất cùng một giá bình dân cho du khách

Đa phần những điểm bán đồ ăn thức uống đều thống nhất cùng một giá bình dân cho du khách - Ảnh: Mạnh Huy

 

Thấy tôi muốn ăn đến vậy, bà bước ra trước xe bánh mì, chỉ đường cho tôi chạy ra ngã tư mua đỡ bánh không từ nơi khác rồi về bà nhét nhân vào cho ăn. Biết tôi là một người ưa thích ẩm thực, bà vừa làm vừa chỉ tôi cách làm thế nào để có một ổ bánh mì ngon, sau đó còn bày bình trà nóng để tôi có chỗ ngồi thưởng thức bánh mì, nhâm nhi tách trà, và nghe bà kể về “thời con gái” bán bánh mì của bà.

 

Ngay cả khi hết bánh, Madam Khánh Hội An vẫn cố gắng chiều lòng những thực khách đói bụng

Ngay cả khi hết bánh, Madam Khánh vẫn cố gắng chiều lòng những thực khách đói bụng - Ảnh: Mạnh Huy

 

Có người nói rằng người miền Trung thực dụng, tôi thấy không đúng. Trước khi vào phố cổ Hội An, tôi ghé qua quán bánh đập Cẩm Nam dùng thử, chú chủ quán nhanh nhẹn phục vụ chúng tôi, miệng thì tươi cười, hỏi chuyện chúng tôi vì chú cũng có con gái ở Sài Gòn, ngay quận Bình Thạnh nơi tôi sống. Sau khi ăn xong chuẩn bị rời đi, chú giữ chúng tôi lại dặn dò: “Trong phố cổ nhiều cò lắm, tụi nó bán vé rẻ cho khách tham quan, bằng chừng 1/4 giá gốc, đừng mua nha tụi con, phải mua vé gốc thì nhà nước mới có kinh phí bảo tồn Hội An của mình đẹp hoài”.

 

Chủ quán ăn nhỏ vẫn dặn dò du khách nên mua vé gốc để bảo tồn phố cổ Hội An

Chủ quán ăn nhỏ vẫn dặn dò du khách nên mua vé gốc để bảo tồn phố cổ - Ảnh: Mạnh Huy

 

Góc nhỏ Hội An cổ kính - blog.mytour.vn

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hội An giá rẻ

 

Đôi ba câu chuyện trên không đủ để vẽ nên bức chân dung về người miền Trung, nhưng chắc phần nào cũng khiến bạn thấy ấm lòng với sự hiếu khách và đáng mến của người miền Trung lam lũ, cần cù, chất phát. Nếu bạn cảm thấy những chuyện trên có chút “hư cấu” hãy đến và cảm nhận bằng chính bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ đó.

 

Huyscout - blog.mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Quảng Nam là tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, có điểm nổi bật nào không?

- Quảng Nam có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Mỹ Sơn, Tam Thanh Mural Village, Bà Nà Hills, Cù Lao Chàm, v.v. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều di sản văn hóa, lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Nam, nhưng nên đi vào thời điểm nào để tránh đông đúc?

- Thời điểm tốt nhất để đến Hội An là vào mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 11) hoặc mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2). Vào những tháng này, thời tiết mát mẻ, không quá nóng và không quá đông đúc.

Ngoài Hội An, Quảng Nam còn có những địa điểm du lịch nào khác?

- Quảng Nam có nhiều địa điểm du lịch khác như Mỹ Sơn - di sản thế giới, Tam Thanh Mural Village - làng tranh tường đẹp nhất Việt Nam, Bà Nà Hills - khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, Cù Lao Chàm - hòn đảo đẹp nhất miền Trung, v.v.

Quảng Nam có ẩm thực đặc trưng gì?

- Quảng Nam có nhiều món ăn đặc trưng như bánh xèo, mì Quảng, cao lầu, bánh bèo, bánh đập, v.v. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều món ăn ngon khác như bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng nướng, chả cá, v.v.

Quảng Nam có những lễ hội truyền thống nào?

- Quảng Nam có nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Cầu Ngư ở Đà Nẵng, lễ hội Bà Chúa Kho ở Quảng Ngãi, lễ hội Cầu An Hội ở Hội An, v.v. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều lễ hội khác như lễ hội hoa đào, lễ hội đua thuyền, v.v.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /357