Phố Cầu Đông dài gần 150m, nằm sát cạnh chợ Đồng Xuân, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc phường Đồng Xuân, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ.
Ảnh chụp Phố Cầu Đông trước đây - Ảnh: Sưu tầm
Phố xưa có cây cầu bắc qua sông Tô và có chợ họp ngay đầu cầu, nên có tên gọi là chợ Cầu Đông. Thời Pháp thuộc, khi đoạn sông Tô Lịch bị lấp, cầu Đông không còn, chợ Cầu Đông cùng với chợ Bạch Mã dời đến họp trên đất phường Đồng Xuân, tổng Đồng Xuân, nên gọi là chợ Đồng Xuân. Phố Cầu Đông là phố mới được mở ra sau khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991.
Một góc nhỏ phố Cầu Đông - Ảnh: Sưu tầm
Hiện nay, vẫn còn chợ Cầu Đông nổi tiếng một thời nằm ở ngay đầu phố. Chợ này đã từng đi vào ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông. Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng...” Cả phố Cầu Đông là các cửa hàng, kiốt, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rất sầm uất.
Xem thêm: Khách sạn tại Quận Hoàn Kiếm
Gần chợ Cầu Đông xưa còn có chùa Cầu Đông, nhưng trong tiềm thức người Hà Nội chùa Cầu Đông được gắn với phố Hàng Đường bởi câu ca dao:
“Cầu Đông vẳng tiếng chuông chùa.
Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương.
Mặt ngoài có phố Hàng Đường.”
Chùa Cầu Đông đã chính thức được phục hồi lại, và nằm tại số nhà 38B Hàng Đường. Với nhiều giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa Cầu Đông đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích số 1570/QĐ-VH, ngày 5/9/1989. Đây chắc chắn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn, níu chân nhiều khách tham quan khi đến với phố cổ Hà Nội.
Phố Cầu Đông là phố mới được mở ra sau khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991 - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Đặt tên phố là Cầu Đông để gợi nhớ địa danh Cầu Đông. Nguyên trước đây các phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, Hàng Cá, Hàng Lược là lòng sông Tô. Ở Hàng Đào, Hàng Ngang muốn lên Đồng Xuân phải qua sông Tô ở ngã tư ngõ gạch - Hàng Đường. Do đó từ xưa đã bắc cây cầu đá qua sông, gọi là Cầu Đông vì ngay gần chùa Cầu Đông (38 Hàng Đường), cũng là ở gần Chính Đông của thành Thăng Long đời Lê. Cầu Đông bắc qua sông Tô nay không còn (sông đã bị lấp từ 1884 - 1886).
Phố Cầu Đông ngày nay - Ảnh: Sưu tầm
Phố Cầu Đông là một con phố có các hoạt động buôn bán diễn ra vô cùng tấp nập - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội
Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) và trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày xưa, ở đây có “Cầu Đông” - chiếc cầu đá bắc qua sông Tô Lịch và “Cửa Đông” - cửa tường thành phía Đông của Hoàng thành Thăng Long nên người xưa đặt tên cho chùa là Cầu Đông để dễ dàng phân biệt với các ngôi chùa khác. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều tấm bia cổ, trong đó, bia dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) có ghi lại nhiều việc chính như mua thêm đất, mở rộng khuôn viên và mở mang chùa.
Tam quan chùa Cầu Đông - Ảnh: Sưu tầm
Gian chính điện chùa Cầu Đông - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội
Phố Cầu Đông ngày nay là một con phố có các hoạt động buôn bán diễn ra vô cùng tấp nập và đông đúc. Phần lớn các mặt hàng trên phố này đều bán buôn. Những mặt hàng được bán buôn nhiều nhất là quần áo, rèm vải nội thất, cặp tóc, giầy dép. Nếu bạn muốn dừng chân lại lâu hơn trên phố này, có lẽ cũng phải phải chuyện đơn giản vì diện tích phố chật hẹp, dòng người, dòng xe không lúc nào ngớt….
Phố Cầu Đông là một con phố nằm ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với các quán ăn, cửa hàng bánh ngọt và đặc sản Hà Nội.
Phố Cầu Đông là nơi tập trung nhiều quán ăn, cửa hàng bánh ngọt và đặc sản Hà Nội. Du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của Hà Nội như phở, bún chả, nem rán, bánh cuốn, chả cá Lã Vọng, bánh mì pate, trà đá...
Có nhiều khách sạn ở gần Phố Cầu Đông như Khách sạn Hồng Hà, Khách sạn Hà Nội View, Khách sạn Hà Nội Sky, Khách sạn Hà Nội Lotus...
Gần Phố Cầu Đông có nhiều điểm tham quan như Chùa Bộc, Nhà hát lớn Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Rùa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam...
Phố Cầu Đông có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để đến đây là vào mùa thu và đông, khi thời tiết se lạnh và không quá nóng.
0 Thích