Rạp Công Nhân trên phố Tràng Tiền từng có tên nguyên gốc là Cinéma Palace. Rạp do người Pháp khởi công xây dựng năm1917 và hoàn thành năm 1920. Trong thời gian Pháp tạm chiến Hà Nội (1947-1954) nó được đổi tên và gọi là rạp Eden (Thiên Đường) – Một cái tên khá hay! Trong suốt thời kỳ này, nó luôn là một rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất.
Rạp Công Nhân trên phố Tràng Tiền từng có tên nguyên gốc là Cinéma Palace.
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Trong những bức ảnh tư liệu còn sót lại, rạp Cinéma Palace với lối kiến trúc rạp hát đặc trưng thời kỳ thuộc địa đầu thế kỷ 19 hiện lên tuyệt đẹp, cân đối hài hòa về tỷ lệ, hết sức tao nhã. Có thể nói, đây chính là thời kỳ vàng son của nó trong lịch sử tồn tại suốt gần 100 năm nay.
Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, rạp được đổi tên là rạp Công Nhân. Năm 1990, Rạp Công Nhân được cải tạo và nâng cấp, chuyển đổi từ rạp chiếu phim thành rạp biểu diễn đa năng. Sở văn hóa Thông tin Hà Nội bàn giao cho Đoàn Kịch Hà Nội (nay là Nhà hát Kịch Hà Nội) quản lý và sử dụng từ năm 1995 đến nay, với các hoạt động biểu diễn đa dạng: Kịch, chèo, cải lương, ca múa nhạc…
Từ một rạp sang trọng chuyên để chiếu phim, nó được cải tạo để trở thành rạp hát đa năng bình dân, đại chúng, như chính cái tên gọi của nó – Rạp Công Nhân. Nhưng có một điều đáng tiếc là kể từ đó, vì nhiều lý do, rạp hát đa năng này trở nên vắng vẻ, hoạt động èo uột cầm chừng. Lý do chính có lẽ là bởi cơ chế quản lý, mục đích sử dụng chưa phù hợp, lý do do tiếp đến là công năng sử dụng công trình có nhiều bất cập yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xuống cấp, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu…
Tác phẩm đồ họa do nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện, lồng ghép ảnh công trình Rạp Công Nhân mới và Rạp Cinéma Palace (Eden) cũ.
Nhưng có một lý do nữa ít người muốn nhắc đến, đó là do hình thức mặt tiền bên ngoài công trình từ sau khi cải tạo đã trở nên xa lạ, đơn điệu buồn tẻ, nếu không muốn nói là xấu xí và không hài hòa chút nào với cảnh quan chung của tuyến phố sầm uất nhất thủ đô. Bức ảnh chụp rạp Công Nhân ngay trước lễ khởi công xây dựng lại năm 2007 cho thấy những cánh cửa sắt xếp thường xuyên đóng im ỉm, những nan bê tông sơn trắng, vật liệu ốp đá đỏ nhợt nhạt, trước sảnh lố nhố người tụ tập ăn kem…
Nhưng có lẽ phải nói thẳng ra rằng hình thức mặt tiền của Rạp Công Nhân mới còn lâu mới được một phần nhỏ cái thần thái của Cinéma Palace gốc (hay còn gọi là rạp Eden). Xem lại ảnh tư liệu cái rạp gốc do người Pháp thiết kế và xây dựng. Nhìn nó, người ta dễ dàng nhận ra ngay đây chính là một cái rạp chiếu phim, với lối kiến trúc chú trọng nghệ thuật điêu khắc, điệu đà, với vòm cuốn âm đặc trưng, hoa văn phù điêu tinh xảo, trang nhã. Có thể nhận ra vòm cuốn âm này xuất hiện ở rất nhiều các nhà hát, rạp chiếu khác thời Pháp thuộc, nó là một dấu hiệu nhận biết, một thứ gần như là biểu tượng. Nhà hát thành phố HCM là một ví dụ chẳng hạn.
Xưa nay, khi đến rạp thưởng thức điện ảnh hoặc các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, là người ta đã mặc nhiên coi đó là một thú tiêu khiển tương đối xa xỉ. Khi đặt tên rạp là Cinéma Palace hoặc có lúc là rạp Eden, hẳn là người Pháp đã có dụng ý rõ ràng tách biệt thế giới điện ảnh với đời thường.
Cinema Palace xưa
Khi đã đến rạp, khán giả sẽ như lạc vào Thiên Đường (Eden). Điều đó cũng lý giải vì sao hình thức kiến trúc của rạp Cinéma Palace lại được thiết kế cầu kỳ, chi tiết, với vô số những phù điêu tinh xảo, hình khối công trình đối xứng và cân đối hoàn toàn. Đó chính là một công trình sẽ thu hút sự chú ý từ xa, nhưng khi đến gần ta lại có thể chiêm ngưỡng thêm rất nhiều chi tiết thú vị, không chán mắt. Những tấm pano quảng cáo phim được đặt ngay vỉa hè, dựa vào tường công trình, vừa tầm mắt những người đi bộ trên vỉa hè. Đây thực sự là một công trình có giá trị. Lẽ ra, ngay cả sau khi đã cải tạo hay phá bỏ hoàn toàn, người ta nên phục dựng lại nguyên bản thiết kế ban đầu của rạp chiếu phim này, hoặc chí ít cũng nên tái tạo lại gần như nguyên bản hình thức bên ngoài công trình.
Sau khi hoàn thành trông nó rất thường
Rạp Công Nhân mới, nhìn ảnh so sánh ta thấy rõ nó chỉ là một bản sao mờ nhạt cố gắng gợi lại một “Thiên Đường” đã đánh mất. Nó có một cái vòm cuốn giả chạy suốt 3 tầng, mỏng mảnh, nửa vời, với những cái gọng trang trí uốn cong hoàn toàn vô nghĩa.
Bản phối cảnh phương án thiết kế
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Một mảng tường gờ phào sơ sài thô thiển cắt ngang phần đỉnh vòm với dòng chữ RẠP CÔNG NHÂN màu vàng cũng mờ nhạt sơ sài. Ta hãy so sánh để thấy khi xưa dòng chữ CINÉMA PALACE uốn cong theo mái vòm đã được tính toán kỹ lưỡng ngay từ khi thiết kế, sao cho nổi bật, rõ ràng, mà cũng vô cùng tao nhã hài hòa với tổng thể công trình.
Ở thiết kế mới, những đường gờ phào quá to và thô thiển chạy ngang đã lấn át mất dòng chữ RẠP CÔNG NHÂN, mặc dù dòng chữ đã được gắn nổi. So sánh bản vẽ phối cảnh giới thiệu thiết kế công trình với thực tế khi công trình hoàn thành, ta thấy một số khác biệt, mà rõ nhất là sắc độ, và chiều sâu của công trình.
Tương lai của cái Rạp Công Nhân này sẽ thế nào thì chưa rõ, nhưng chúng ta sẽ phải chung sống và dần quen với sự hiện diện của nó, còn rạp Cinéma Palace hay Eden, có lẽ sẽ mãi chỉ còn là một hoài niệm xa vắng, về một Thiên Đường mà chúng ta đã vô tình đánh mất.
- Rạp Công Nhân là một rạp chiếu phim nằm ở Hà Nội, Miền Bắc. Đây là một trong những rạp chiếu phim có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
- Rạp Công Nhân nằm tại số 152 Phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
- Rạp Công Nhân chiếu các loại phim từ các nước khác nhau, bao gồm cả phim Việt Nam và phim nước ngoài. Các thể loại phim bao gồm hành động, tình cảm, kinh dị, hoạt hình, v.v.
- Giá vé của Rạp Công Nhân thường dao động từ 50.000 đến 80.000 đồng tùy vào loại phim và thời điểm chiếu.
- Rạp Công Nhân không có dịch vụ ăn uống tại rạp, tuy nhiên khán giả có thể mua đồ ăn và thức uống từ các quán xung quanh rạp.
- Rạp Công Nhân không có chỗ đỗ xe riêng, tuy nhiên khán giả có thể đỗ xe tại các bãi đỗ xe gần rạp hoặc trên các con phố xung quanh rạp.
1 Thích