Mytour blog
Tags:
Đền Trần Nam Định du lịch tâm linh
06/04/20239930

Tất tần tật kinh nghiệm xin Ấn tại lễ Hội Đền Trần Nam Định năm 2024

Đền Trần Nam Định là ngôi đền cổ được xây dựng từ năm 1965 hay còn gọi là Trần Miếu, là một di tích lịch sử nổi tiếng trong nước. Đặc biệt, "Lễ hội khai ấn" đầu năm là một trong những điểm nhấn quan trọng thu hút du khách. Hàng trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về mong cầu bình an, tài lộc, "thỉnh ấn" xin may mắn. Bạn cũng đang có dự định xin ấn đầu năm, tham khảo kỹ bài viết sau nhé!

du lịch đền trần

Ảnh: sưu tầm

Đôi nét giới thiệu về di tích đền Trần Nam Định

Đền Trần được các du khách biết đến bởi sự linh thiêng cùng lối kiến trúc độc đáo của nó. Khi thăm quan Đền Trần Nam Định, các du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc của 3 ngôi đền nằm trong khu di tích Đền Trần: 

  • Đền Thiên Trường hay đền Thượng
  • Đền Cố Trạch hay đền Hạ
  • Đền Trùng Hoa

Để đi vào khu di tích Đền Trần, các du khách sẽ phải đi qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng đền hiện nay vẫn còn lưu giữ những dấu tích thời gian, những chữ Hán đánh dấu. Vào đến cổng đền có một hồ nước hình chữ nhật, ngự tọa ở chính giữa của hồ là Đền Thiên Trường. Tiếp đến là Đền Trùng Hoa nằm ở phía tây, còn phía Đông là đền Cố Trạch.

đền trần nam định

Ảnh: sưu tầm

Cả 3 ngôi đền đều có diện tích ngang nhau và kiến trúc giống nhau. Mỗi ngôi đền đều gồm có tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối giữa tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu. 

Ba khu chính điện của khu đền Trần Nam Định

Đền Trần là di tích lịch sử cấp quốc gia có giá trị to lớn cả về văn hóa và lịch sử. Khuôn viên đền được chia thành 3 khu chính, ba công trình với những kiến trúc xây dựng độc đáo khác nhau.

Kiến trúc đền Thiên Trường

Đền Thiên Trường được xây dựng trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của thời nhà Trần, khi xưa là nhà thờ họ Trần. Đền Trần được xây dựng bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Qua nhiều năm, đền đã nhiều lần được tu bổ và sửa chữa nâng cấp. Kiến trúc của đền gồm có: Tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian.

đền thiên trường

Ảnh: sưu tầm

Tại tiền đường có thờ bệ thờ Công đồng Hoàng đế. Đây là nơi đặt bàn thờ vua và quan thời nhà Trần. Phía sau tiền đường là trung đường thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Điều đặc biệt của trung đường là chỉ thờ các bài vị chứ không có tượng thờ. Tiếp sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Nơi đây thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi thời nhà Trần được thờ hai bên tả, hữu.

Kiến trúc đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch nằm phía Đông hay ở bên phải đền Thiên Trường. Ngôi đền này được xây vào năm 1894. Theo lịch sử ghi lại, nơi đây rất có thể là nhà của Trần Hưng Đạo. Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng của người. 

đền cố trạch

Ảnh: sưu tầm

Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần. Ba vị tướng được thờ tại đây gồm Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Bên tả đặt bài vị các quan văn gồm có Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân còn bên hữu đặt bài vị các quan võ, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Ngoài ra, đền còn là nơi thờ tự 4 con trai Phạm Ngũ Lão cùng các tả hữu tướng quân.

Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị cha mẹ Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), cùng 4 người con trai và 4 người con dâu, con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão) của Trần Hưng Đạo.

Thăm đền Trùng Hoa

đền trùng hoa

Ảnh: sưu tầm

Khi đến Đền Trần, ngoài 2 khu đền chính thì Đền Trùng Hoa cũng là điểm đến du khách không thể ỏ qua. Đền mới được xây dựng thêm từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa. Trong đền thờ14 vị hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn, gian hữu vu thờ các quan võ.

"Lễ hội khai ấn" tại đền Trần diễn ra vào thời gian nào?

Hàng năm, lễ hội đền Trần thường được tổ chức từ ngày 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tri ân các vị vua Trần.Bên cạnh đó, đền Trần còn tổ chức lễ "khai ấn đầu xuấn" vào đêm 14 sáng ngày 15 tháng Giêng. Xưa kia, ngọc ấn là vật thiêng quan trọng thể hiện cho quyền lực, ban hành của vua.

hội khai ấn đền trần

Ảnh: sưu tầm

Chiếc ấn hình vuông, làm bằng gỗ được lưu giữ từ đời nhà Nguyễn cuối thế kỷ 19. Mặt ấn có khắc hình rồng, mặt Nam khắc 4 chữ "Tích phúc vô cương". Người ta tin rằng, đầu năm xin ấn sẽ giúp mang tới may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, những chữ trên ấn còn mang ý nghĩa răn dạy con cháu, sống phải tích phúc đức, gìn giữ đạo đức để hưởng lộc về sau. Chính vì vậy, qua mỗi năm, lễ hội khai ấn ngày càng nhận được sự quan tâm lớn của du khách trong và ngoài nước.

Một vài điểm tham quan du lịch nổi bật gần đền Trần Nam Định

Bên cạnh việc tham dự hội đền Trần, du khách có thể lựa chọn tham quan, khám phá một vài điểm du lịch nổi tiếng tại Nam Định. Một vài điểm du lịch, di tích du khách không nên bỏ qua như:

  • Chùa Keo Hành Thiện
  • Cột cờ Thanh Nam
  • Chùa tháp Phổ Minh
  • Đền thờ thái sư Trần Quang Khải
  • Đền thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ

Lễ hội Đền Trần hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Để chuyến du xuân đầu năm thêm phần trọn vẹn, du khách đừng quên đặt tour và phòng khách sạn cùng Mytour. Mytour chuyên cung cấp dịch vụ đặt khách sạn, vé máy bay và tour du lịch giá tốt nhất với chính sách mua hàng hấp dẫn. Đặc biệt, Mytour nay đã có phiên bản ứng dụng di động giúp bạn thao tác mọi lúc mọi nơi, thanh toán nhanh chóng tiện lợi.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

  • HÀ NỘI: 024 7109 9999
  • HCM: 028 7109 9998
Các câu hỏi thường gặp
Lễ Hội Đền Trần Nam Định diễn ra vào thời gian nào?

- Lễ Hội Đền Trần Nam Định diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Điều kiện gì để tham gia lễ hội?

- Không có yêu cầu đặc biệt, ai cũng có thể tham gia lễ hội.

Có những hoạt động gì trong lễ hội?

- Trong lễ hội có các hoạt động như diễu hành, rước đền, cúng tế, hát xoan, chọi trâu, đua ghe, đua thuyền,...

Nên mặc gì khi tham gia lễ hội?

- Nên mặc quần áo thoải mái, dễ chịu và giày dép thoải mái để di chuyển.

Có nên mang theo đồ ăn, nước uống khi tham gia lễ hội?

- Không nên mang theo đồ ăn, nước uống khi tham gia lễ hội vì có nhiều quán ăn, quán nước xung quanh đền Trần để bạn thưởng thức.

Có nên đến sớm để tham gia lễ hội?

- Nên đến sớm để có thể tìm chỗ đỗ xe và tìm vị trí tốt để xem các hoạt động trong lễ hội.

Có nên mang theo máy ảnh, máy quay khi tham gia lễ hội?

- Có thể mang theo máy ảnh, máy quay để ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong lễ hội.

Có nên mua đồ lưu niệm khi tham gia lễ hội?

- Có thể mua đồ lưu niệm để lưu giữ kỷ niệm về lễ hội.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /425