Mytour blog
Tags:
khám phá Việt NamHà NộiHội AnSài GònTết Trung Thutrung thu 3 miền
06/04/202313.6410

Tết Trung thu tròn đầy khắp nơi trên đất Việt năm 2024

Từng cơn gió nhẹ thổi vào lòng người, mơn trớn làn tóc mai vấn vương hương hoa sữa thơm lừng các góc phố, để giọt thanh âm trong veo chạm thật khẽ vào trái tim, ta biết mình đang đứng giữa khúc giao mùa đón thu về. Và rồi trong tiết trời trong lành ấy, người với người khép lại gần nhau hơn, nhà nhà quây quần bên nhau để đón vầng trăng ảo diệu to tròn nhất trong năm khi Tết Trung thu đang gõ cửa. Cùng hòa chung vào không khí rộn ràng đón Trung thu nhưng mỗi vùng miền trên đất nước ta lại có âm hưởng khác nhau. Hãy cùng Mytour chạy dọc theo dải đất hình chữ S thân thương, khám phá nét đặc trưng của Tết Trung thu ba miền, bạn nhé!

 

Khi chiếc lá vàng rơi rụng trong cơn gió nhẹ, ta biết thu đã về

Khi chiếc lá vàng rơi rụng trong cơn gió nhẹ, ta biết thu đã về - Ảnh: Quang Huy Bùi

 

Mang vầng trăng to tròn

Mang vầng trăng to tròn - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos

 

Về cùng Tết trung thu -

Về cùng Tết trung thu - Ảnh: p-nguyen

 

MỘT CÁI TẾT TRUNG THU TINH TẾ Ở MIỀN BẮC

 

So với các vùng miền còn lại, miền Bắc là nơi cảm nhận các mùa rõ ràng nhất, ấy thế nên dù chỉ một chút thôi cũng đủ để cảm thấy sự chuyển mình của đất trời đang dần vào thu để chuẩn bị cho một cái Tết Trung thu thêm tròn đầy. Người miền Bắc vốn dĩ xem trọng sự tinh tế, cầu kỳ, vậy nên không khó để hiểu tại sao không khí Trung thu lại về đây sớm nhất.

 

Người miền Bắc cảm nhận sự chuyển mùa rõ rệt nhất

Người miền Bắc cảm nhận sự chuyển mùa rõ rệt nhất - Ảnh: Pham Thanh Tung

 

Ấy thế nên người người, nhà nhà cũng tất bật chuẩn bị sớm hơn vùng khác

Ấy thế nên người người, nhà nhà cũng tất bật chuẩn bị sớm hơn vùng khác - Ảnh: Alexander Marchand

 

Khắp trên các con đường ở từng phố phương Hà Nội, các loại quà bánh lẫn lồng đèn được bày bán, chen lẫn mùi cốm xanh và hoa sữa phảng phất trong gió. Một nền văn hóa Thăng Long ngàn năm cổ kính, người Hà Nội vô cùng xem trọng lễ nghĩa, trọng tình nên từng hộp bánh trung thu làm quà luôn được lựa chọn một cách cẩn trọng chứa đựng cả tấm lòng để mong người nhận có được cái Tết an yên nhất.

 

Lồng đèn  món quà không thể thiếu ngày rằm tháng 8

Lồng đèn – món quà không thể thiếu ngày rằm tháng 8... - Ảnh: 2 Moon

 

Được bày bán khắp nơi

...Được bày bán khắp nơi - Ảnh: Marco Sarli

 

Xem thêm: Các khách sạn 4 sao tại Hà Nội

 

Cách đem biếu, tặng bánh trung thu của ngươi miền Bắc cũng cầu kỳ không kém khi mọi thứ đều phải theo trình từ của nó. Những bậc trưởng tộc, gia quyến sẽ được tặng đầu tiên, sau đó là bạn bè, láng giềng đối tác. Cuối cùng, vào những ngày cận kề Trung thu, những chiếc bánh mới ra lò còn thơm nồng mùi vị đặc trưng sẽ được mang về chưng trên bàn thờ tổ tiên chờ ngày phá cỗ.

 

Bánh trung thu được lựa chọn kỹ để làm quà và dành cho đêm phá cỗ -

Bánh trung thu được lựa chọn kỹ để làm quà và dành cho đêm phá cỗ - Ảnh: Nam Nguyen

 

Bên tách trà xanh thơm và ấm, mâm quà Trung thu được bày biện tươm tất, tất cả mọi người trong gia đình sum vây bên nhau, cùng thưởng trăng và nhấm nháp tặng phẩm ngọt lành. Người trẻ thì rủ nhau xuống đường, hòa vào dòng người đông đúc để tạo nên một khoảnh khắc đêm Trung thu đáng nhớ.

 

Khi ánh trăng bắt đầu tròn đầy

Khi ánh trăng bắt đầu tròn đầy - Ảnh: NGUYỄN Huu Thanh

 

Thưởng thức món quà đặc biệt bên tách trà xanh ấm nồng

Thưởng thức món quà đặc biệt bên tách trà xanh ấm nồng - Ảnh: pinnee

 

Hay rủ nhau xuống đường

Hay rủ nhau xuống đường - Ảnh: Hieu TRAN Thanh

 

Vui hội đêm rằm

Vui hội đêm rằm - Ảnh: Tin Kaylee

 

RỘN RÀNG VỚI CÁI TẾT TRUNG THU Ở MIỀN TRUNG

 

Là nơi giao hòa giữa nên văn hóa miền Nam lẫn miền Bắc nên Tết Trung thu ở miền Trung có cả phần lễ lẫn phần hội, trong đó, phần hội được tổ chức linh đình hơn. Tết Trung thu không chỉ có trẻ em mà cả người lớn cũng tham gia để cùng tạo ra không gian tuyệt vời cho những ngày này thêm ý nghĩa.

 

Chìm đắm trong khung cảnh lung linh của lồng đèn

Chìm đắm trong khung cảnh lung linh của lồng đèn - Ảnh: Ferdinand Mul

 

Miền Trung, nơi được mệnh danh là vùng đất có nền ẩm thực khá cầu kỳ, tỉ mỉ thế nên dịp Têt Trung thu không chỉ có món bánh đặc trưng được bày biện trên mâm phá cỗ mà còn rất nhiều món ngon khác như bánh dẻo bảy màu, bánh nướng muôn hình vạn trạng được nhào nặn từ chính bàn tay của bà, của mẹ.

 

Ngoài bánh trung thu được chăm chút cầu kỳ

Ngoài bánh trung thu được chăm chút cầu kỳ - Ảnh: pinnee

 

Và cả món bánh dẻo thơm lừng, sắc màu hấp dẫn

Và cả món bánh dẻo thơm lừng, sắc màu hấp dẫn - Ảnh: Pham Le Huong Son

 

Để cái Tết Trung thu về thêm ý nghĩa

Để cái Tết Trung thu về thêm ý nghĩa - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos

 

Xem thêm: Các khách sạn 3 sao tại Hội An

 

Về Hội An, du khách sẽ cảm nhận được không khí Trung thu đặc trưng nhất ở miền Trung. Bao quanh con đường phố cổ là vô số lồng đèn được thắp sáng lung linh hơn bao giờ hết. Đến ngày rằm, không kể trẻ em hay người già, tất cả đều đổ ra con đường dọc sông Hoài để thả chiếc đèn hoa đăng mang theo nguyện ước của mình trôi vào đêm trăng sáng rực cả một nền trời.

 

Ngõ phố được thắp sáng đèn

Ngõ phố được thắp sáng đèn - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos

 

Lung linh dòng sông Hoài được thắp đèn hoa đăng

Lung linh dòng sông Hoài được thắp đèn hoa đăng - Ảnh: Thien Bui

 

Nổi bật một Hội An đêm trăng tròn tháng 8

Nổi bật một Hội An đêm trăng tròn tháng 8 - Ảnh: Phong Tran

 

 

TẾT TRUNG THU MIỀN NAM ẤM ÁP NGHĨA TÌNH

 

Nếu như miền Bắc đón cái Tết Trung thu chính thống trong sự cầu kỳ, tinh tế, người miền Trung rộn ràng đèn hoa thì ở miền Nam – vùng đất mới so với người anh em của mình lại hội tụ tất cả những điều ấy và hơn hẳn là sự ấm áp nghĩa tình của những người con xa xứ, đang vì chén cơm manh áo mà chưa thể cùng vui bên gia đình.

 

Trăng tròn Trung thu trên miền Nam

Trăng tròn Trung thu trên miền Nam - Ảnh: Lư Quyền

 

Xem thêm: Các khách sạn 5 sao tại Hồ Chí Minh

 

Sài Gòn cũng có một phố lồng đèn rực rỡ ở Quận 5

Sài Gòn cũng có một phố lồng đèn rực rỡ ở Quận 5 - Ảnh: Sưu tầm

 

Hầu như cứ trước Trung thu một tháng, các loại bánh đã được bày bán khắp nơi để mọi người cũng như các cơ quan, doanh nghiệp mua về làm quà cho nhân viên, cho bạn bè, đồng nghiệp với mong muốn san sẻ cái Tết để trái tim vẫn vang lên khúc nhạc tươi vui đón chờ ánh trăng to tròn đang bắt đầu bừng sáng.

 

Người người biếu nhau món quà Trung thu sớm.

Người người biếu nhau món quà Trung thu sớm... - Ảnh: phkt88 

 

Để cùng hân hoan chuẩn bị ngày lễ tròn đầy

...Để cùng hân hoan chuẩn bị ngày lễ tròn đầy - Ảnh: phkt88 

 

Thế rồi, khi khoảnh khắc chị Hằng nhảy múa cùng chú Cuội trên cung trăng, cũng là lúc mọi người hòa mình vào bầu không gian náo nhiệt, tưng bừng vui chơi đêm Trung thu với nhiều lễ hội được tổ chức. Tất cả đều vui vẻ, bỏ qua mọi tất bật bộn bề của cuộc sống, đắm chìm vào cái Tết lớn thứ hai trên nước mình.

 

TẾT TRUNG THU MIỀN NAM ẤM ÁP NGHĨA TÌNH

Đúng thời khắc... -  Ảnh: phkt88

 

TẾT TRUNG THU MIỀN NAM ẤM ÁP NGHĨA TÌNH

...Cả nhà lại quây quần bên nhau ngắm trăng, phá cỗ - Ảnh: phkt88 

 

Hay cùng dạo phố lồng đèn để thỏa thuê ngày hội trăng rằm tháng 8

Hay cùng dạo phố lồng đèn để thỏa thuê ngày hội trăng rằm tháng 8 - Ảnh: Andy Le

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Việt Nam qua con mắt của Canon! - Mytour.vn

 

Tết Trung thu ngất ngây trong vị bánh còn thơm tấm lòng ấm áp, trong ánh sáng ảo diệu soi sáng khắp mọi nơi. Dù ở bất kỳ đâu trên đất nước này thì chúng ta vẫn hướng về một vầng trăng diệu kỳ rực rỡ, an yên cho trái tim bình tâm để cái Tết Trung thu được tròn đầy, viên mãn.

 

Trên cao trăng sáng giăng giăng
Cùng chơi với trẻ chị Hằng đẹp xinh
Ước mơ bay đến Thiên đình
Thăm nhà chú Cuội, hòa mình cùng trăng.

 

Scodaisym – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Tết Trung thu là gì?

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để các gia đình sum vầy, đoàn viên và tặng quà cho trẻ em.

Tết Trung thu được tổ chức như thế nào ở Quảng Nam, Miền Trung?

Ở Quảng Nam và Miền Trung, Tết Trung thu được tổ chức với nhiều hoạt động đa dạng như diễu hành đèn lồng, múa lân, múa rồng, đêm hội trăng rằm, trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa truyền thống.

Những địa điểm nào ở Quảng Nam, Miền Trung nên đến tham quan trong dịp Tết Trung thu?

Các địa điểm nổi tiếng ở Quảng Nam và Miền Trung như Hội An, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt... đều có các hoạt động đặc sắc trong dịp Tết Trung thu. Nếu có dịp, bạn nên đến tham quan và trải nghiệm không khí lễ hội tại những địa điểm này.

Các món ăn truyền thống nào được chuẩn bị trong dịp Tết Trung thu ở Quảng Nam, Miền Trung?

Trong dịp Tết Trung thu, người dân Quảng Nam và Miền Trung thường chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh trung thu, bánh đúc, bánh nướng, bánh bao, chè, nước mắm, nem chua... để cúng tặng và thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.

Tết Trung thu có ý nghĩa gì đối với người Việt Nam?

Tết Trung thu là dịp để các gia đình sum vầy, đoàn viên và tặng quà cho trẻ em. Đây cũng là dịp để người Việt Nam tôn vinh và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /177