Mytour blogimg_logo
Tags:
lễ hội gióng du lịch tâm linh
06/04/20231.2660

Tham quan Đền Gióng, Sóc Sơn - Cẩm nang du lịch từ A - Z năm 2025

Đền Gióng là một điểm du lịch tâm linh từ lâu đã thu hút nhiều du khách thập phương. Nếu bạn tìm kiếm một địa điểm du lịch tâm linh có thể đi về trong ngày từ thủ đô Hà Nội thì không nên bỏ qua địa điểm này.

Đền Gióng Sóc Sơn xưa kia là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ được xây dựng dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó, đền được vua Lê Đại Hành cho tu sửa, xây dựng thêm và phong thành đền Phù Đổng Thiên Vương. Đền Gióng không chỉ là nhân chứng cho lịch sử dân tộc ta, mà còn gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng vẫn thường được dân gian lưu truyền. Cùng blog.mytour.vn tìm hiểu về khu du lịch Đền Gióng mang đậm ý nghĩa lịch sử này nhé!

Vị trí - Hướng dẫn di chuyển đến Đền Gióng 

Vị trí 

Đền Gióng thuộc địa phận núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn. Đây là một quần thể di tích lịch sử bao gồm nhiều công trình đền, chùa lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt, ở đây có bức tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa được đúc hoàn toàn từ đồng nguyên chất. Quần thể di tích ở Sóc Sơn đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Đền Gióng

Người dân đến thăm không gian yên tĩnh đầy linh thiêng nơi Đền Gióng - Nguồn: Sưu tầm

Hướng dẫn đi đến Đền Gióng 

Đi xe bus

Từ điểm trung chuyển Long Biên, bạn đi xe bus số 15. Xuống ở lối rẽ vào khu Quần thể đền Sóc Sơn, trước điểm cuối cùng của tuyến 15.

Từ ngã ba đi vào đền Sóc là một đoạn đường khoảng 3km, bạn có thể đi bộ hoặc bắt xe ôm hay taxi. Tuy nhiên, hành trình khám phá bên trong khuôn viên đền còn phải đi bộ khá nhiều. Bạn nên gọi xe ôm để có thể giữ sức khám phá được hết các điểm. 

Đi xe máy hoặc ô tô

Bạn có thể lựa chọn một trong hai đường đi sau:

  • Đi qua cầu Nhật Tân, không rẽ vào quốc lộ 5 kéo dài mà cứ đi thẳng. Rẽ phải vào quốc lộ 18 (Phù Lỗ) một đoạn, tiếp tục rẽ trái vào quốc lộ 3. Đi thêm một đoạn nữa bạn sẽ thấy ngã ba có biển chỉ dẫn lối đi vào Quần thể di tích đền Gióng.
  • Đi qua cầu Thăng Long hướng sân bay Nội Bài, đến ngã tư rẽ vào quốc lộ 18, vòng ra phía sau sân bay Nội Bài. Đây là đường 131, bạn đi trên đường này đến khi gặp quốc lộ 3 rẽ trái, đi thêm một đoạn là đến nơi.

Đền Gióng

Lối vào miền linh thiêng - Nguồn: Sưu tầm

Khám phá Đền Gióng

Đền Hạ (Đền Trình)

Điểm tham quan đầu tiên trong khu di tích Đền Gióng là Đền Hạ, có tên khác là Đền Trình. Qua cổng khu di tích, bạn sẽ thấy ngay Đền Hạ nằm phía bên tay trái. Bên ngoài đền có cây đa cổ thụ rủ bóng xuống hồ nước xanh biếc. Dưới gốc đa, có các linh vật bằng đá ngồi chầu hướng mặt về phía Đền.

Đền Hạ thờ thần Nứa, vị thần cho phép Thánh Gióng chọn vùng đất này để bay về trời. Thần Nứa được nhân dân sùng kính gọi là “Thánh Thần Vương”. Danh xưng này được khắc đầy tinh xảo trên mũ của bức tượng đồng thờ Thần Nứa.

Đền Hạ

Đền Hạ (Đền Trình) - Nguồn: Sưu tầm

Chùa Đại Bi

Qua Đền Hạ, men theo con đường lát gạch men đỏ, bạn sẽ đến chùa Đại Bi. Đây là ngôi chùa nhỏ nhưng có kiến trúc vô cùng độc đáo. Cửa phủ được sơn màu đỏ thắm, mái vòm chùa uốn cong rồi vút lên trời xanh.

Bên trong chùa Đại Bi, ta có thể thấy những câu hoành phi, câu đối được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Nhờ đó, chùa hiện lên với vẻ uy nghiêm và đầy trang trọng.

Chùa Đại Bi

Chùa Đại Bi - Nguồn: Sưu tầm

Đền Mẫu

Đền Mẫu là nơi thờ mẹ Thánh Gióng, nằm đối diện chùa Đại Bi. Ngôi đền tuy có diện tích nhỏ nhưng cũng được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Từ bên ngoài, du khách sẽ thấy dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu” được khắc rất tỉ mỉ. Bên trong đền là tượng Mẫu sơn son thiếp vàng với vẻ mặt hiền từ, đầy nhân hậu. Bên ngoài đền có giếng Mẫu với làn nước bốn mùa xanh trong, hiền hòa.

Đền Mẫu

Đền Mẫu bên hàng cây cổ thụ - Nguồn: Sưu tầm

Đền Thượng

Sau khi thăm đền Mẫu, du khách đi thêm một đoạn ngắn sẽ tới Đền Thượng. Con đường dẫn vào Đền Thượng có nhiều tượng đá nhỏ tạc hình động vật như hươu, nai, ngựa…, Dọc đường đi, những rặng thông già và những lùm cây cổ thụ tỏa bóng mát, làm cho khung cảnh Đền Thượng trở nên yên ả, nghiêm trang. 

Trước Đền Thượng có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt Thánh Gióng cưỡi khi đánh đuổi quân thù. So với Đền Trình và Đền Mẫu, Đền Thượng rộng lớn hơn, đồng thời có lối kiến trúc phức tạp hơn và mang đậm lối dấu ấn Phật giáo.

Đền Thượng

Đền Thượng - Nguồn: Sưu tầm

Tượng đài Thánh Gióng

Tượng đài Thánh Gióng

Tượng đài Thánh Gióng uy nghi giữa núi rừng, trời mây - Nguồn: Sưu tầm

Tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng với kích thước “khủng”: cao 11,07m, vươn rộng 16m, nặng 85 tấn. Từ chân núi Vệ Linh, tượng đài Thánh Gióng trông sừng sững và hiên ngang, tiêu biểu cho khí thế ngút trời của Gióng.

Bức tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, mô phỏng theo hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời. Du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô theo đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi. Nơi tượng đài Thánh Gióng uy nghiêm, sừng sững.

Chùa Non Nước

Tọa lạc ở độ cao 110m so với chân núi, chùa Non Nước nằm trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh. Theo các nhà phong thủy học, chùa Non Nước sở hữu thế “Long Chầu Hổ Phục”. Chùa tựa lưng vào 9 ngọn núi: núi Mũi Cày, núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng, núi Đá Đen, núi Đồng Sóc…

Chùa Non Nước

Công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ giữa muôn trùng núi non - Nguồn: Sưu tầm

Chùa Non Nước thờ pho tượng Phật Tổ Như Lai đúc hoàn toàn bằng đồng. Đây là bức tượng Phật tổ Như Lai đúc liền khối lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với chiều cao hơn 8m và nặng khoảng 30 tấn.

Lời kết 

Với những thông tin về Đền Gióng mà blog.mytour.vn vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có một chuyến tham quan thú vị và bổ ích.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Gióng là gì?

- Đền Gióng là một ngôi đền thờ vua Gióng, một anh hùng dân tộc được tôn vinh trong lịch sử Việt Nam.

Đền Gióng ở đâu?

- Đền Gióng nằm ở xã Đông Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Lịch sử của Đền Gióng?

- Đền Gióng được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 và đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp. Năm 2010, Đền Gióng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới.

Thời gian mở cửa của Đền Gióng?

- Đền Gióng mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

Cách đi đến Đền Gióng?

- Bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Phạm Văn Đồng hoặc đường Võ Nguyên Giáp để đến Đền Gióng.

Có gì để tham quan tại Đền Gióng?

- Tại Đền Gióng, bạn có thể tham quan các công trình kiến trúc như cổng đền, đình, đài quan sát, đài phun nước, đài truyền hình, đài phát thanh, đài quan sát và đài pháo hoa.

Có nên thuê hướng dẫn viên khi tham quan Đền Gióng?

- Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về lịch sử và các công trình tại Đền Gióng, bạn có thể thuê hướng dẫn viên để được hướng dẫn chi tiết.

Có những hoạt động gì khác tại Đền Gióng?

- Bạn có thể tham gia các hoạt động như đua ngựa, đua thuyền trên hồ Đền Gióng, xem múa rồng, múa lân và các trò chơi dân gian.

Có những địa điểm du lịch khác ở Sóc Sơn?

- Ngoài Đền Gióng, bạn có thể tham quan các địa điểm khác như hồ Đại Lải, đền Thành, đền Hùng, chùa Trấn Vũ, chùa Bút Tháp và khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy.

. Có những món ăn đặc sản nào ở Sóc Sơn?

- Sóc Sơn có nhiều món ăn đặc sản như gà ác, chả cá Lăng Yên, bánh đa trộn, bánh đa cua, bánh đa nước, bánh đa lợn, bánh đa trộn và bánh đa trộn chả cá.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /181