Miền Tây, nhắc tới miền Tây nổi tiếng với cảnh quan mùa nước nổi, những miệt vườn nặng trĩu trái cây tươi ngon, những ghe hàng tấp nập chợ nổi sáng sớm… và còn nhờ những món ăn đậm hương vị miền sông nước, đặc biệt là lẩu. Ai đã từng tới miền Tây chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nghe “sang” với người đồng bằng, nhưng vô cùng dân dã ở miền Tây.
Món lẩu dân dã đậm chất miền Tây - Ảnh: sưu tầm
Miền Tây có những món lẩu ngon nức tiếng - Ảnh: sưu tầm
Lẩu mắm có khả năng làm người xung quanh “rớt nước miếng” vì mùi thơm vô cùng kích thích vị giác. Chỉ cần thử một chút nước dùng của nồi lẩu mắm, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà của nó.
Lẩu mắm rau đắng sẽ khiến bạn “rớt nước miếng” - Ảnh: Nam Chấy
Rau ăn kèm cũng rất bắt mắt - Ảnh: sưu tầm
Ngon lạ lùng lẩu mắm - Ảnh: sưu tầm
Lẩu mắm được xem là món ăn đặc sản của người dân Tây Nam Bộ. Một nồi lẩu mắm ngon sẽ không thể thiếu được cà tím và mắm – hai món phổ biến ở miền Tây. Với vị ngọt dễ chịu, chút cay cay thơm mùi sả quyện cùng mùi thơm của mắm, bạn sẽ được thưởng thức trọn vẹn hương vị miền Tây ngay bên nồi lẩu sôi sùng sục và nghi ngút khói.
Lẩu mắm có thể ăn kèm cùng các loại thịt cá - Ảnh: sưu tầm
Tạo nên một nồi lẩu mắm hấp dẫn - Ảnh: zingvn
Mắm nấu cho loại lẩu này phải có ít nhất ba loại: mắm sặt, mắm trèn và mắm linh. Ngoài ra còn có nhiều loại nguyên liệu khác như thịt ba rọi, cá hú, tôm, mực…, ăn kèm với nhiều loại rau như rau cù nèo (kèo nèo), bông súng, rau muống, rau nhút, đậu rồng... trong đó ngon nhất phải nói đến rau đắng – loại rau mà bạn có thể cảm nhận rõ nhất hương vị mắm ngon tuyệt hảo. Người dân miền Tây thường ăn lẩu mắm với bún, rau dùng kèm cũng chỉ nhúng vào nước dùng sôi và lấy ra liền để đảm bảo độ tươi giòn của rau.
Nồi lẩu mắm sôi sùng sục hấp dẫn - Ảnh: sưu tầm
Món lẩu mắm đặc sản miền Tây - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang
Nếu như người miền Bắc có món khoái khẩu bún riêu, canh riêu cua đồng ăn với cà pháo mắm tôm thì người Nam bộ có lẩu cháo cua đồng nhúng với năm thứ rau đồng quê. Đây là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Tây nhất là vùng đất xứ dừa Bến Tre.
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon được dùng kèm với nhiều loại rau - Ảnh: sưu tầm
Rau dùng cho lẩu cháo cua đồng - Ảnh: sưu tầm
Món ăn dân dã mà bổ dưỡng - Ảnh: monanmientay
Thưởng thức lẩu cháo cua đồng với 5 thứ rau đồng quê: rau má, rau đắng, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi và mướp hương. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Đặc biệt, nếu muốn cho nồi lẩu cháo được ngọt và đậm đà hơn nữa bạn có thể cho hột vịt lộn vào nồi lẩu hay một số nơi còn cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Và đã là lẩu cháo thì không cần dùng kèm theo cơm, bún hay mì.
Cháo phải nấu thật loãng để nhúng được rau - Ảnh: monanmientay
Lẩu cháo cua đồng tuy lạ mà quen - Ảnh: cungbandulich
Món ăn đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê - Ảnh: hivietnam
Rau xanh và mướp hương - Ảnh: hideaka
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cần Thơ
Nước lẩu thơm ngọt đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê, cùng đĩa rau xanh và mướp hương, khi ăn tới đâu nhúng tới đó. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân dã nơi sông nước miền Tây đã làm nên món lẩu cháo cua đồng quyến luyến rất nhiều thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức.
Lẩu cá linh bông điên điển - Ảnh: thegioivanhoa
Miền Tây bước vào mùa nước nổi khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất. Cũng vào mùa này, loại bông điên điển đua nhau nở rộ khắp mé sông.
Bông điên điển chỉ có ở miền Tây xuất hiện trong bữa ăn - Ảnh: tienphong
Món ngon từ cá linh và bông điên điển - Ảnh: proguide
Có lẽ vì vậy mà người miền Tây đã kết hợp hai món này lại với nhau để tạo nên món lẩu cá linh ngon nức lòng người du khách, và cũng vì thế mà bạn chỉ có thể thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển vào mùa nước nổi mà thôi.
Cá linh tươi rói là nguyên liệu chính cho món lẩu này - Ảnh: dulichdtw
Đĩa rau ăn kèm lẩu - Ảnh: dulichdtw
Cá linh tươi được làm sạch ướp gia vị đậm đà. Nước lẩu được chế biến chủ yếu từ nước dừa và me chua, nêm nếm vừa ăn, thêm tỏi phi và ngò gai để dậy mùi. Vì cá linh vốn nhỏ và mau chín nên không cho vào nước lẩu ngay mà chờ khi nào mọi người đã sẵn sàng dùng bữa mới trút cá linh vô nồi và cho thêm bông điên điển vào. Món lẩu cá linh nên dùng kèm với bún hoặc cơm nóng.
Lẩu cá linh bông điển điển chỉ có mùa nước nổi - Ảnh: nhahangankhanh
Cá linh và bông điên điển là sự kết hợp hoàn hảo - Ảnh: sưu tầm
Lẩu cá linh thường dùng kèm với bún hoặc cơm nóng - Ảnh: fiditour
Màu sắc hài hòa trong nồi lẩu cá linh - Ảnh: Nam Chấy
Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ giá rẻ
Mời bạn xem tiếp Thanh chua ngọt lịm hương vị lẩu miền Tây - Phần 2
Hoa Cát – blog.mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..
0 Thích