Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Bình Địnhkhám phá Bình ĐịnhTháp Đôi Bình ĐịnhLễ Hội - Sự Kiện Bình ĐịnhDi tích Bình Định
06/04/202312.0210

Tháp Đôi Bình Định năm 2025

Đất Bình Định có nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở 8 địa điểm thuộc các huyện phía Nam tỉnh, tháp Đôi (hay tháp Hưng Thạnh) là một trong số đó, tọa lạc tại làng Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố chừng 3 km về phía Tây Bắc.

 

Tháp Đôi có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, có cấu trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc. Quanh tường phía ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá khá nặng nề, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được khôi phục lại dáng vẻ ban đầu.

 

Tháp Đôi Bình Định

 Tháp Đôi di sản của Bình Đình - Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn tại Bình Định

 

Tháp Đôi được coi là một trong những tháp đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa - một công trình kiến trúc độc đáo gồm 2 tháp: Tháp chính cao 20m và tháp phụ cao 18m. Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chămpa cổ mà được tạo thành gồm 2 phần chính: Khối thân vuông và phần đỉnh tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thần Garuda, hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp bề thế.

 

Tháp Đôi Bình Định

Đế của Tháp Đôi - Nguồn: Sưu tâm

 

Vòm trên của cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn, đứng trong lòng tháp nhìn lên dường như thấy được cả một “lỗ đen của vũ trụ” bao la. Những chi tiết điêu khắc được thực hiện cực kỳ tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao. Kiến trúc này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Đây cũng là tháp được xây dựng không nằm trên khu vực đồi núi như thường thấy mà được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc.

 

Tháp Đôi Bình Định

Mái của tháp đôi - Nguồn: Sưu tầm

 

Tháp Đôi Bình Định

Biểu tượng Linga-Yuni trong Tháp Đôi

 

Do chịu ảnh hưởng của nghệ thuật của kiến trúc Khmer, bộ diềm mái của tháp Đôi được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử đầu voi (gajasimha). Bốn góc của bộ diềm mái là hình bốn chim thần điểu bằng đá. Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là nơi để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Chăm tiếp tục công việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình Định.

 

Tháp đôi bình định

Lễ hội ở Tháp Đôi - Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour giá tốt tại Bình Định

Các câu hỏi thường gặp
Tháp Đôi Bình Định là gì?

- Tháp Đôi Bình Định là một di tích lịch sử nằm ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Miền Trung.

Tháp Đôi Bình Định có từ bao giờ?

- Tháp Đôi Bình Định được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 hoặc thế kỷ thứ 12.

Tháp Đôi Bình Định có ý nghĩa gì?

- Tháp Đôi Bình Định được xây dựng để tôn vinh hai vị vua của Champa là Indravarman III và Jaya Indravarman IV.

Tháp Đôi Bình Định có kiến trúc đặc biệt gì?

- Tháp Đôi Bình Định có kiến trúc đặc biệt với hai tháp cùng kích thước, cùng hình dáng và cùng trang trí.

Tháp Đôi Bình Định có gì đặc biệt?

- Tháp Đôi Bình Định là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /291