Mytour blog
Tags:
du lịch miền tâydu lịch Cần Thơkhám phá Tây Đô
06/04/20234.0380

Thỏa sức check in ở ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây - Thủy Bình năm 2024

Nếu có dịp về xứ Tây Đô, hẳn người ta không thể nào quên cảm giác được phiêu du trên những dòng kênh nước chảy lững lờ, ghé chợ nổi trên sông khám phá cái nghiệp giao thương đã tồn tại tự bấy lâu, và có đôi khi hồn chợt lạc trong những khúc hò à ơi của cô thiếu nữ trên chiếc thuyền đang ngược xuôi dòng, để lòng vẩn vương trong trăm mối thương yêu. Tây Đô trong trái tim kẻ khách luôn đẹp dung dị như thế đó, nhưng có một Tây Đô thật khác, một Tây Đô lưu giữ những nét đẹp cổ xưa trong các công trình kiến trúc một thời. Để tới hôm nay, mỗi lần ghé mảnh đất vùng Tây Nam Bộ ấy, người ta lại rỉ tai nhau về ngôi nhà cổ Bình Thủy có niên đại trăm năm, để chiêm ngưỡng một phần hồn còn lưu lại từ thuở trước và mải mê check in chụp ảnh đẹp mê hồn.

 

Một ngôi nhà cổ có niên đại hơn trăm năm ở xứ Tây Đô - Ảnh: hoanganh0709

Một ngôi nhà cổ có niên đại hơn trăm năm ở xứ Tây Đô - Ảnh: hoanganh0709

 

Nơi lưu giữ một phần hồn dân tộc và khiến giới trẻ điên đảo check in - Ảnh: Moon_map

Nơi lưu giữ một phần hồn dân tộc và khiến giới trẻ điên đảo check in - Ảnh: Moon_map

 

Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc  tại số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nhà được xây dựng từ năm 1870, thuộc sở hữu của gia đình nhà họ Dương – ông Dương Trấn Kỷ, một thương gia trí thức rất giàu có lúc bấy giờ, không những vậy ông còn là một điền chủ thích tìm tòi và khám phá những điều mới mẻ, đặc biệt là lòng yêu thích với nghệ thuật kiến trúc phương Tây. Vậy nên, nếu có dịp ghé thăm nhà cổ Bình Thủy, bạn đừng ngạc nhiên trước phong cách kiến trúc kết hợp cổ kim và Đông Tây quá đỗi hài hòa.

 

Ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1870 - Ảnh: Ngo_Quyen

Ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1870 - Ảnh: Ngo_Quyen

 

Với cách thiết kế kết hợp Đông Tây quá đỗi hài hòa - Ảnh: iris_sweet_house

Với cách thiết kế kết hợp Đông Tây quá đỗi hài hòa - Ảnh: iris_sweet_house

 

Chắc hẳn bạn sẽ khó có thể bắt gặp một ngôi nhà đặc biệt nào có kiểu kiến trúc Đông Tây “nội ứng ngoại hợp” như thế. Bên trong nhà sử dụng lối trang trí mỹ thuật truyền thống với hoa văn phương Đông trong khi toàn bộ phần bên ngoài lại thiết kế theo một phong cách rất Tây với màu sắc sặc sỡ cùng những đường nét chạm trổ vô cùng mê hoặc. Xung quanh nhà là cỏ cây hoa lá bốn mùa nở rộ, tô điểm cho cái không gian cổ kính đặc trưng nơi ấy một nét quyến rũ rất riêng, để người ta khi chìm đắm trong khung cảnh ấy đều ngỡ như rằng mình quay ngược dòng thời gian, trở về thời kỳ cách đây gần 140 năm.

 

Phần bên trong ngôi nhà sử dụng cách trang trí truyền thống với hoa văn phương Đông - Ảnh: Sưu tầm

Phần bên trong ngôi nhà sử dụng cách trang trí truyền thống với hoa văn phương Đông - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Cần Thơ

 

Bên ngoài lại thiết kế theo phong cách Tây Âu với màu sắc sặc sỡ - Ảnh: Thytran091

Bên ngoài lại thiết kế theo phong cách Tây Âu với màu sắc sặc sỡ - Ảnh: Thytran091

 

Nhà cổ Bình Thủy rộng năm gian hai chái, lối vào nhà gồm bốn cầu thang hình cánh cung độc đáo kết nối nhà với khoảng sân trước rộng lớn được lót bằng gạch Tàu vô cùng trang nhã.  Bước chân vào ngôi nhà, người ta phải ngạc nhiên trước sáu hàng cột gỗ lim đen bóng và phán kết nối giữa hệ thống cột, xà được chạm trổ những hoa văn tinh tế, mang nhiều giá trị nghệ thuật từ thuở xa xưa.

 

Giúp người ta tìm kiếm những giá trị văn hóa lịch sử từ thuở xa xưa - Ảnh: Sưu tầm

Giúp người ta tìm kiếm những giá trị văn hóa lịch sử từ thuở xa xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Tuy lối thiết kế mang một phần hồn châu Âu hiện đại nhưng không gian bên trong lại được chủ nhân ngôi nhà bài trí theo đúng phong cách của người Nam Bộ thời kỳ trước. Ta có thể bắt gặp bàn thờ uy nghi với khánh thờ được sơn son thiếp vàng ngay gian giữa, đó là một lối kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông, như lưu giữ những giá trị truyền thống tự bao đời của dân tộc.

 

Để hiểu hơn cuộc sống sinh hoạt của người Nam Bộ thời kỳ trước - Ảnh: Sưu tầm

Để hiểu hơn cuộc sống sinh hoạt của người Nam Bộ thời kỳ trước - Ảnh: Sưu tầm

 

Ấy thế nhưng, người ta lại càng ngạc nhiên hơn khi được chiêm ngưỡng những vật dụng giá trị được gìn giữ trong ngôi nhà. Dường như toàn bộ các vật dụng từ giường thờ, tủ chè, sạp gụ cho đến trường kỷ đều thiết kế vô cùng tỉ mỉ với những đường nét chạm trổ mềm mại và được cẩn ốc xà cừ tinh xảo.

 

Rồi lại ngạc nhiên chiêm ngưỡng những đồ vật giá trị được gìn giữ trong nhà - Ảnh: Tabigo0106

Rồi lại ngạc nhiên chiêm ngưỡng những đồ vật giá trị được gìn giữ trong nhà - Ảnh: Tabigo0106

 

Mọi thứ đều được bài trí rất hài hòa, kết hợp từ nhiều các phong cách nội thất khác nhau nhưng vẫn thể hiện được vẻ tinh tế đầy nghệ thuật. Bạn có thể tìm thấy những bộ bàn ghế cổ, những chiếc đèn lồng bằng gỗ theo phong cách Trung Hoa cuối thế kỷ XIX cho tới những bộ salon khảm trai thời Louis XIV, rồi nền nhà bằng gạch hoa, những cặp đèn treo, bộ đèn chùm pha lê và bức tranh treo tường đều được nhập về từ Pháp.

 

Tuy được kết hợp từ nhiều phong cách nội thất khác nhau - Ảnh: Thuthao2507

Tuy được kết hợp từ nhiều phong cách nội thất khác nhau - Ảnh: Thuthao2507

 

Xem thêm: Các tour du lịch tại Cần Thơ

 

Một sự kết hợp đầy nghệ thuật thể hiện được óc thẩm mỹ tinh tế của chủ nhân lúc bấy giờ. Và cho tới hôm nay, nhà cổ Bình Thủy được xem là mẫu nhà hiếm hoi còn giữ lại khá nguyên vẹn phong cách kiến trúc những năm tháng xa xưa, để thế hệ trẻ có thể hiểu hơn những giá trị lịch sử cũng như sự chuyển dời trong lối sinh hoạt, văn hóa của một thời kỳ được xem là giao thoa giữa hai thế kỷ ở miền Tây Nam Bộ.

 

Ẩn chứa những giá trị văn hóa trong thời kỳ chuyển giao hai thế kỷ - Ảnh: Sưu tầm

Ẩn chứa những giá trị văn hóa trong thời kỳ chuyển giao hai thế kỷ - Ảnh: Sưu tầm

 

Vậy nên, mỗi lần ghé nhà cổ Bình Thủy, người ta lại dành một khoảng thời gian nhỏ ngồi đàm đạo cùng gia chủ, nghe họ kể về những câu chuyện lúc xưa, để hiểu thêm những điều vô cùng thú vị trong lối sinh hoạt của một gia đình truyền thống xứ Tây Đô. Đó là vị trí trong bữa ăn của một gia đình xưa, là ý nghĩa của hòn non bộ xây trước cửa lớn, là những nghiêm luật trong trang trí nội thất giúp phước vô họa ra và thể hiện khát vọng của gia chủ về một giang sơn thái bình, gia đạo an vui.

 

Vậy nên người ta thường thích ngồi đàm đạo cùng gia chủ - Ảnh: Sưu tầm

Vậy nên người ta thường thích ngồi đàm đạo cùng gia chủ - Ảnh: Sưu tầm

 

Ngày nay, ngôi nhà đã được Bộ Văn Hóa, Du lịch và Thể thao công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc giá. Đó cũng là nơi mà nhà làm phim lựa chọn để tái hiện lại khung cảnh những gia đình quyền quý thời xưa. Đến nhà cổ Bình Thủy, người ta sẽ bắt gặp những khoảnh khắc rất quen, những khoảnh khắc mà ắt hẳn trước đây ta đã từng nhìn thấy trong nhiều bộ phim nổi tiếng như: Người tình, Chân trời nơi ấy, Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Con nhà nghèo…

 

Và tìm kiếm những khoảnh khắc từng xuất hiện trong phim - Ảnh: Minh_thu_le_thi

Và tìm kiếm những khoảnh khắc từng xuất hiện trong phim - Ảnh: Minh_thu_le_thi

 

Để hiểu thêm bao điều thú vị - Ảnh: tithitruong

Để hiểu thêm bao điều thú vị - Ảnh: tithitruong

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Cần Thơ

 

Thật hiếm công trình kiến trúc cổ nào còn giữ vẹn nguyên được những nét đẹp thuở ban đầu như nhà cổ Bình Thủy. Một lần ghé Tây Đô, bạn nhớ tìm về nơi ấy nhé, để hòa mình cùng khung cảnh cổ kính của một thời đại trước, chiêm nghiệm những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc và tìm kiếm cho mình những phông nền tuyệt đẹp cho bức ảnh du lịch thêm nét lung linh, có lẽ sẽ tuyệt lắm thay.

Dandelion – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Ngôi nhà cổ Thủy Bình ở đâu?

- Ngôi nhà cổ Thủy Bình nằm ở xã Thủy Bình, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, Miền Nam.

Ngôi nhà cổ Thủy Bình có gì đặc biệt?

- Ngôi nhà cổ Thủy Bình là một ngôi nhà cổ truyền thống của người Việt Nam, được xây dựng từ những năm 1800. Ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, với những cột gỗ to, tròn, được chạm khắc tinh xảo, tạo nên một không gian đẹp mắt, lãng mạn.

Ngôi nhà cổ Thủy Bình có thể ở được không?

- Có, ngôi nhà cổ Thủy Bình đã được sửa chữa và trang trí lại để phục vụ cho việc homestay. Du khách có thể đặt phòng để ở và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

Giá phòng ở ngôi nhà cổ Thủy Bình là bao nhiêu?

- Giá phòng ở ngôi nhà cổ Thủy Bình dao động từ 500.000 đến 1.500.000 đồng/tối đối với các loại phòng khác nhau.

Ngôi nhà cổ Thủy Bình có gì xung quanh để tham quan?

- Ngôi nhà cổ Thủy Bình nằm gần sông Hậu, du khách có thể đi thuyền tham quan khu vực này. Ngoài ra, còn có các điểm tham quan khác như chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Bình Thủy, đền Bà Chúa Xứ...

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /236