Mytour blog
Tags:
du lịch Huếkhám phá Hà Nộikhám phá Bắc Giangdu lịch Hà NamLàng trống Đọi Tam Hà NamLàng nghề đậu bạc Định Công Hà NộiLàng nón Chuông Hà NộiLàng Canh Hoạch Hà NộiLàng nghề bánh đa nem Thổ Hà Bắc GiangLàng hương Thủy Xuân Huế
06/04/20237.7770

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống - Kỳ 2 năm 2024

Trải qua bao thăng trầm biến động của lịch sử đất nước cùng nhịp sống ngày nay với dòng đời hối hả, bon chen và sự phát triển nhanh chóng của phồn hoa đô thị đã làm mai một dần đi những làng nghề truyền thống ở nước ta. Ngẫm lại cũng thật buồn như mất đi điều gì đó thiêng liêng quý giá. Nhưng cũng thật may mắn vẫn còn những nghệ nhân yêu nghề, tâm huyết với nghề muốn nắm giữ lại hồn quê chân chất bằng sự cần cù, tỉ mỉ, chịu khó để tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn tinh hoa của truyền thống các làng nghề Việt Nam.

 

Xem thêm: Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)

 

Hãy tiếp tục cùng Mytour hành trình qua những làng nghề truyền thống ở Việt Nam nhé.

 

1. ÂM VANG TIẾNG TRỐNG LÀNG ĐỌI TAM

 

Từ bao đời nay tiếng trống “ tùng tùng “ luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng trống trường, trống trong lễ hội, sự kiện lớn của đất nước…Tiếng trống đã trở nên quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của người dân khắp mọi miền đất nước.

 

Lang nghe truyen thong

Đồ sộ trống Đọi Tam. - Ảnh: Trung Le Anh

 

Làng trống Đọi Tam thuộc xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, Hà Nam, nơi nổi tiếng với nghề làm trống hàng nghìn năm tuổi. Đời sống của người dân trong thôn đã được nâng lên, song nhịp sống làng nghề không mấy vội vã mà rất bình yên, thong thả, đâu đó vang lên âm thanh tiếng máy cưa, tiếng đục, tiếng thử trống rền vang và cả môt mùi nồng, nồng, ngái ngái của gỗ mít, gỗ sồi, da châu….

 

Lang nghe truyen thong

Một công đoạn chế tác trống rượu. - Ảnh: Peter Pham

 

Khâu quan trọng quyết định một cái trống tốt là ở công đoạn căng da trâu lên mặt trống đòi hỏi độ chính xác cao sao cho phẳng đều để tạo được tiếng trống ấm, rền, vang. Làm trống phải trải qua 3 bước: làm da, làm tang và bưng trống, công đoạn nào cũng quan trọng, đòi hỏi người thợ phải làm bằng con mắt, bàn tay và tấm lòng người thợ..

 

Lang nghe truyen thong

Trống rượu được nhiều người ưa chuộng làm vật trang trí. - Ảnh: Bomtanviet

 

Để cho ra đời một cái trống tốt chất lượng người nghệ nhân phải chọn những cây mít tốt để ngả lấy gỗ rồi công phu xẻ dăm, chuốt dăm, cộng thêm sự tính toán tỉ mỉ về kích thước để khi vào tang thật khớp. Chỉ có người dân dưới chân núi Đọi này mới biết cách chọn trâu, thuộc da và bưng mặt thế nào cho tiếng trống có hồn trong đó.

 

Lang nghe truyen thong

Nghệ nhân tô điểm hoa văn trên thân trống. - Ảnh: Peter Pham

 

Làng trống Đọi có tục lệ cha truyền con nối, tuy nhiên, một điều đặc biệt là chỉ truyền cho con trai và con dâu, không truyền cho con gái, con rể. Nếu nhà nào vi phạm thì sẽ bị đuổi khỏi làng hoặc là chịu lời nguyền sẽ không buôn bán được nữa. Vì vậy mà con trai trong làng biết làm trống từ năm 12, 13 tuổi.

 

Lang nghe truyen thong

Đội trống nữ trống Đọi Tam. - Ảnh: Hai Thinh

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nam

 

Du lịch đến Hà Nam, du khách đừng bỏ lỡ ghé thăm làng trống Đọi Tam để được tận mắt chiêm ngưỡng từng công đoạn làm ra chiếc trống hoàn hảo của người nghệ nhân khéo léo Đọi Tam  và mua về một cái trống nho nhỏ về làm quà cho người thân.

 

2. TINH HOA LÀNG ĐẬU BẠC ĐỊNH CÔNG

 

Làng nghề đậu bạc Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã có khoảng 1500 năm nay với nhiều sản phẩm nổi tiếng khắp kinh đô xưa và có nhiều nghệ nhân từng được vào triều đình làm đồ trang sức cho hoàng gia.

 

Lang nghe truyen thong

Sản phẩm chạm khắc tinh xảo mang dấu ấn của người nghệ nhân lành nghề. - Ảnh: Vietnammandyou

 

Nghề đậu bạc biểu trưng cho sự tinh xảo của nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hoàn toàn làm thủ công và không thể thay thế bằng máy móc. Trước tiên, người nghệ nhân kim hoàn phải nấu bạc thành thoi sau đó cán kéo và rút thành từng sợi nhỏ mỏng manh như sợi chỉ hoặc tóc.

 

Lang nghe truyen thong

Đậu bạc đòi hỏi nhiều công phu tỉ mĩ của người thợ. - Ảnh: Baotayninh

 

Tiếp theo người nghệ nhân se hai hoặc ba sợi giống như sợi dây thừng rồi dùng sợi này uốn thành những họa tiết nhỏ như cành hoa, con bướm, hoa bèo, hoa phù dung… Kỹ thuật đậu cũng làm ra những hạt bạc nhỏ li ti rồi dùng vẩy hàn gắn kết lại với nhau thành các vật phẩm.

 

Lang nghe truyen thong

Để có một sản phẩm độc đáo đạt đến độ hoàn mỹ thế này người thợ phải mất nhiều thời gian, công sức. - Ảnh: Vgja 

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Để có được một sản phẩm bạc đậu hoàn chỉnh, những người nghệ nhân kim hoàn phải mất thời gian nhiều ngày cùng với những thao tác đòi hỏi kĩ thuật công phu, tỉ mỉ. Để nhận biết người nghệ nhân kim hoàn có tay nghề cao là khi tất cả các hoa văn đính trên sản phẩm phải đều nhau, không thể nhìn thấy các mối hàn..

 

3. DỊU DÀNG NÓN LÁ LÀNG CHUÔNG

 

Chẳng biết từ khi nào chiếc nón lá đã là vật gần gũi, quen thuộc đối với người phụ nữ Việt Nam, chẳng hề phân biệt giàu nghèo, sang hèn, từ thanh niến đến các thiếu nữ, từ già đến trẻ, từ đô thị đến nông thôn hầu hết ai cũng một lần đội chiếc nón lá nghiêng nghiêng che một lần.

 

Lang nghe truyen thong

Những chiếc chuông gió hình nón lá xinh xắn ở làng Chuông. - Ảnh: Son Nguyen Truong

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Trải qua thời gian và đổi thay của đời sống, nhưng những chiếc nón lá vẫn theo các bà, các mẹ, các chị hằng ngày không chỉ che mưa, che nắng mà còn tạo nên cái "duyên" rất đặc sắc, trở thành nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam, làm ngỡ ngàng xao xuyến trái tim biết bao du khách nước ngoài.

 

Lang nghe truyen thong

Một góc lao động làng quê thanh bình. - Ảnh: sưu tầm

 

Làng nón Chuông thuộc xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội, chợ nón Chuông họp mỗi tháng sáu phiên và đều họp vào các ngày chẵn trong tháng. Du khách muốn tham quan không khí nô nức chợ làng Chuông mua bán nón và vật liệu làm nón thì nên đi sớm vì chợ họp từ 6 giờ đến tầm 8 giờ sáng là tan.

 

Lang nghe truyen thong

Đan nón lá ở làng Chuông. - Ảnh: Tran Thi

 

Nón lá được tìm thấy và dễ dàng mua được ở khắp mọi miền đất nước, nhưng có một điều đặc biệt nón làng Chuông được làm từ đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng của nghệ nhân. Xưa kia nón làng Chuông là vật phẩm yêu thích của hoàng hậu và các công chúa trong cung đình. Ngày nay, nón làng Chuông không chỉ có mặt khắp ba miền Nam, Trung, Bắc mà còn theo chân người lữ khách mang hình ảnh Việt Nam đi xa hơn.

 

Lang nghe truyen thong

Các em bé gái ở làng Chuông cũng là những nghệ nhân nhí có tay nghề thuần thục. - Ảnh: XuanBq

 

Lá được làm nón là loại lá tốt tận vùng Quảng Bình, Phú Thọ, lá lấy về được về vò trong cát rồi phơi nắng đến khi mầu xanh của lá chuyển sang mầu trắng bạc, mỏng tang, nhưng phải bền, dai, phẳng mà không giòn, không rách.


Lang nghe truyen thong

Lá làm nón được phơi cho đến khi có màu trắng bạc. - Ảnh: Salamander

 

Trước khi đưa lá vào khuôn nón phải được là phẳng bằng cách miết trên chiếc lưỡi cày được hơ nóng. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận, căn sao cho nhiệt độ vừa phải để lá không bị cháy, hoặc bị sống vì không đủ độ nóng. Vòng nón làm bằng tre vót nhỏ, đều, tuyệt đối không được cong vênh.

 

Lang nghe truyen thong

Nón lá là nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt. - Ảnh: Mytour.vn

 

Nhiều du khách tham quan làng Chuông đều  yêu quý chiếc nón lá Việt Nam và thường mua về làm quà lưu niệm.. Đó có lẽ là món quà quý nhất động viên những người nghệ nhân làng nón  vững tin hơn và bám trụ với nghề. Nhưng để duy trì nghề nón truyền thống, có lẽ nỗ lực từ một phía những người yêu nghề là chưa đủ. Và hơn thế nữa, chúng ta cũng cần bảo tồn nghề nón truyền thống bởi chiếc nón lá là một trong những bản sắc văn hóa của người Việt.

 

4. LÀNG LỒNG CHIM CANH HOẠCH

 

Làng Canh Hoạch còn gọi là làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nơi có nghề truyền thống lâu đời làm lồng chim. Người dân nơi đây từ trẻ nhỏ đến người già đều là nghệ nhân có kỹ thuật làm lồng chim tuyệt hảo, nhờ yêu nghề và gắn bó với nghề làm lồng chim trải qua bao biến cố lịch sử mà nay cuộc sống người dân nơi đây sung túc hơn.

 

Lang nghe truyen thong

Một cặp lồng chim làng Vác. - Ảnh: sưu tầm

 

Lồng chim có hai loại: làm lồng thường và lồng kỹ. Để có một chiếc lồng chim đẹp người nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: phơi, ngâm, luộc, hun tre, gỗ, quang dầu, vót nan làm đáy, làm vanh, cửa, cầu, ráp lồng,… Còn với lồng kỹ, người nghệ nhân cần nhiều thời gian và yêu cầu phải tỉ mĩ cho công đoạn đoạn khắc trổ, trang trí vanh, sơn màu.

 

Lang nghe truyen thong

Những chiếc lồng chim rất đẹp đang trong công đoạn hoàn chỉnh. - Ảnh: Thang Nguyen

 

Đối với những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm  phải hiểu rõ về hình dáng và tập tính sinh hoạt của từng loài chim để làm nên những chiếc lồng phù hợp cả về hình dáng lẫn kích thước loại chim đó. Chim yến, chim chào mào, chim sáo, chim khuyên… mỗi loại lại có một kiểu lồng riêng.

 

Lang nghe truyen thong

Một nghệ nhân cao tuổi đang miệt mài với công việc. - Ảnh: sưu tầm

 

Một chiếc lồng kỹ đẹp thì phần chạm khắc rất quan trọng, bởi nó đòi hỏi các họa tiết cầu kỳ, chính xác. Tam Quốc, Thủy Hử, Bát tiên… là những bức tranh nổi tiếng được ưa chuộng nhất. Sau đó đến Tùng Cúc Trúc Mai, Long Lân Quy Phượng, Vinh quy Bái tổ…người thợ làng Vác đã chạm khắc nên những chiếc vanh lồng, chân lồng đẹp như tranh vẽ chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ và đôi tay tài hoa của mình.

 

Lang nghe truyen thong

Chiếc lồng kỹ chạm khắc hình bát tiên tinh xảo cầu kỳ.- Ảnh: Baodoi

 

Do yêu cầu hoa văn cầu kỳ tinh xảo và tỉ mỉ nên giá mỗi chiếc lồng kỹ không hề rẻ, chiếc thấp nhất cũng khoảng vài triệu đồng, có chiếc lên đến vài chục triệu đồng.

 

Lang nghe truyen thong

Bộ ba chân chiếc lồng kỹ chạm khắc hình trạng nguyên vinh quy bái tổ. - Ảnh: Songtre

 

Xem thêm: Tour du lịch giá tốt đến Hà Nội

 

Du khách đến với làng Canh Hoạch không chỉ ngạc nhiên trước sự phát triển của một làng nghề truyền thống trong thời buổi suy thoái kinh tế ngày nay mà còn bất ngờ trước tâm huyết, tấm lòng của những người nghệ nhân làng Vác đặt vào mỗi chiếc lồng chim, để ai ai cũng biết tới lồng chim làng Vác.

 

5. LÀNG NGHỀ BÁNH ĐA NEM THỔ HÀ

 

Đến thăm làng Thổ Hà xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, một trong những ấn tượng khó quên là đâu đâu cũng thấy những tấm phên bánh đa nem được người dân đem phơi từ trên giàn cao đến mọi ngõ ngách trong phố. Sở dĩ như vậy là do người dân tận dụng mọi chỗ trống có nắng để phơi bánh được nhanh.

 

Lang nghe truyen thong

Phơi bánh đa ở Thổ Hà. - Ảnh: Tuan Tran

 

Bánh đa nem được làm bằng gạo với nhiều công đoạn tỉ mỉ, bắt đầu từ việc ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt bánh… Gạo được ngâm từ tối hôm trước cho mềm để đến sáng sớm hôm sau sẽ bắt đầu công đoạn xay bột rồi tráng bánh, hiện nay người dân Thổ Hà đã tráng bánh đa nem bằng máy thay vì tráng thủ công bằng tay như trước kia nên có năng suất cao và sản phẩm chất lượng hơn.

 

Lang nghe truyen thong

Hai em nhỏ phơi bánh đa ở Thổ Hà. - Ảnh: Thai_Meo

 

Bánh sau khi tráng xong được bàn tay khéo léo của người thợ trải trên từng tấm phên (hay còn gọi là giàng) được làm bằng tre, khi ánh mặt trời vừa rạng, người dân sẽ đem các phên bánh ra phơi. Phơi bánh cũng phải có kinh nghiệm vì phơi bánh gặp mưa là bánh dễ bị mốc, còn nếu trời nắng to hoặc quá hanh khô bánh sẽ bị ròn, nứt vỡ; bánh ngon là có độ dẻo, mỏng dai, không rách vỡ và không quá mặn.

 

Lang nghe truyen thong

Kỹ thuật tráng bánh góp phần quyết định cái bánh đa ngon. - Ảnh: Viet Hung

 

Bánh đa nem Thổ Hà mang hương vị thơm man mát, màu trắng ngần vừa thơm, lại vừa dai vừa dẻo nên không những có uy tín với khách hàng trong nước mà nhiều chủ đại lý đã đến ký hợp đồng để xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và rất được những thị trường này ưa chuộng.

 

Lang nghe truyen thong

Nướng bánh đa. - Ảnh: Danny Bach

 

Bánh đa Thổ Hà không phải mang đi rao bán mà có người đến mua tận nơi. Bánh đa bán 15.000 đồng/chiếc nhưng thực khách có thể cảm nhận được vị bùi của lạc, vị ngọt của dừa, đường phèn, thơm của gạo, của vừng trong miếng bánh giòn tan khi cầm trên tay.

 

Lang nghe truyen thong

Vào làng Thổ Hà nơi đâu cũng thấy phơi bánh đa. - Ảnh: Ca Long

 

Người dân Thổ Hà vốn có truyền thống cần cù, khéo léo, nhanh nhạy, sáng tạo trong lao động, nên ngoài sản xuất bánh đa nem thì nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm mì gạo và bánh đa dừa.

 

Lang nghe truyen thong

Bánh đa sau khi nướng được cho vào từng bọc để giao cho khách. - Ảnh: Hai Nguyen Tran

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Bắc Giang

 

Người dân Thổ Hà vốn có truyền thống cần cù, khéo léo, nhanh nhạy, sáng tạo trong lao động, nên ngoài sản xuất bánh đa nem thì nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm mì gạo và bánh đa dừa được rất nhiều nhà hàng đặt mua. Đến Thổ Hà nhớ ghé lại thưởng thức vị giòn thơm của bánh đa bạn nhé.

 

6. LÀNG HƯƠNG THỦY XUÂN CỐ ĐÔ HUẾ

 

Du lịch Huế du khách có thể thấy bên đường gần lăng vua Tự Đức những người dân địa phương phơi nhang bên lề đường, hãy dừng lại để quan sát cách người dân làm nhang và làm nón Huế. Cách sắp xếp bố trí độc đáo của những người dân làng nghề càng khiến cho con đường phủ đầy màu sắc sặc sỡ. Từng bó chông hương với đủ loại màu sắc, xòe thành từng chùm, dựa vào nhau rồi tỏa ra như những đóa hoa khổng lồ tuyệt đẹp.

 

Lang nghe truyen thong

Đủ loại sắc màu của những bó hương ở Huế. - Ảnh: Tinmoi

 

Nghề làm hương ở làng Thủy Xuân Huế nổi tiếng nhất  là hương Trầm với mùi hương khi đốt lên nhẹ dịu, sâu lắng mà ấp áp lạ thường. Hương trầm xứ Huế nhìn thì thấy thật đơn giản. Nhưng để có được những nén hương ưng ý là cả sự kỳ công của người thợ.

 

Lang nghe truyen thong

Một chùm hoa rực rỡ được xếp từ những bó hương. - Ảnh: Dulichhue

 

Với người Huế, để cho ra một mẻ hương tốt, người thợ thường rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên liệu, bao gồm: Ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi; ngoài ra còn kèm thêm cả vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn…

 

Lang nghe truyen thong

Người nghệ nhân lớn tuổi đang sắp xếp lại từng bó hương. - Ảnh: Maytrexuatkhau

 

Nghề làm hương có từ thời nhà Nguyễn chủ yếu phục vụ việc cúng tế của triều đình và cuộc sống tâm linh của người dân. Có một điều lạ là làm hương chủ yếu là phụ nữ là người già, ít thấy thanh niên có chăng do thu nhập từ nghề làm hương không được bao nhiêu nên thnah niên phải tìm việc khác để làm.

 

Lang nghe truyen thong

Mây tre phơi khô được chở về để làm hương. - Ảnh: sưu tầm

 

Thắp một nén hương trên bàn thờ tổ tiền từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người Việt.

 

Lang nghe truyen thong

Nghề làm hương thường vất vả do thường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. - Ảnh: Phan Chi Quyết

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Thừa Thiên Huế 

 

Những chuyến xe lữ hành với nhiều du khách đi ngang qua, ai cũng muốn dừng chân để tận mắt xem người Huế se hương thế nào, ngắm những đóa hoa hương trầm lung linh màu sắc và hình ảnh những cô gái Huế duyên dáng chằm nón, se hương sẽ là một kỷ niệm khó quên trong lòng du khách.

 

Qua tham quan các làng nghề truyền thống ở Việt Nam mong rằng mọi người con nước Việt luôn có ý thức giữ gìn, tôn trọng và phát triển những giá trị văn hóa bản sắc truyền thống cao đẹp của dân tộc mình.

 

Hà Lee - Mytour.vn 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.  

Các câu hỏi thường gặp
Làng nghề truyền thống là gì?

- Làng nghề truyền thống là những khu vực tập trung sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.

Tại sao Hà Nội và Miền Bắc lại có nhiều làng nghề truyền thống?

- Hà Nội và Miền Bắc là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nơi tập trung nhiều dân tộc và vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là các loại cây trồng và động vật. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống.

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội và Miền Bắc là gì?

- Hà Nội và Miền Bắc có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, làng nghề đúc đồng Ngu Xá, làng nghề làm giấy Đông Hội, làng nghề làm đèn lồng Hàng Đào, làng nghề làm đồ da Phúc Tân, làng nghề làm đồ gỗ Nội Thất Hà Nội, làng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ Chàng Sơn, làng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ Bảo Lộc...

Những sản phẩm nghệ thuật truyền thống nổi tiếng của Hà Nội và Miền Bắc là gì?

- Hà Nội và Miền Bắc có nhiều sản phẩm nghệ thuật truyền thống nổi tiếng như gốm sứ, đồ đồng, đèn lồng, đồ da, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thêu, đồ dệt...

Tại sao việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống là rất quan trọng?

- Các làng nghề truyền thống là di sản văn hóa của dân tộc, là nơi gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì và phát triển nền kinh tế địa phương mà còn giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /491