Nhắc tới Mông Cổ, người ta nghĩ ngay tới một nền văn minh còn mang đậm dấu ấn cổ xưa, tới những chiến tích huyền thoại một thời của Thành Cát Tư Hãn và những thảo nguyên bao la bát ngát. Mông Cổ còn đẹp hơn với hình ảnh những dân du mục ngày ngày rong ruổi trên lưng ngựa. Dường như, nó trở thành một phần hồn, tạo nên nét đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của một Mông Cổ ngày nay.
Mông Cổ đẹp ngỡ ngàng trong mắt du khách - Ảnh: Vugaa
Mông Cổ (Mongolia) là một quốc gia Trung Á với diện tích 1,56 triệu km2. Tới nơi đây, du khách sẽ thật sự ngỡ ngàng với những thảo nguyên xanh bạt ngàn với vẻ hoang sơ như ở thời tiền sử. Toàn bộ không gian như được phủ tấm lụa rực rỡ sắc màu của cỏ xen kẽ với những bụi hoa đầy màu sắc. Từng đợt, từng đợt sóng đất nhấp nhô, xô đẩy cỏ cây tới tận chân trời xa tít tắp. Ngồi giữa khoảng không gian ngan ngát, con người như đang ngồi trên những tảng mây bồng bềnh trong một thế giới thần tiên lãng mạn.
Những thảo nguyên xanh trải dài tới tận chân trời - Ảnh: Prakash Bajracharya
Mông Cổ ngày nay đã giàu có và hiện đại hơn nhiều nhưng một bộ phận người dân vẫn giữ những phong tục tập quán thuở xưa, họ coi trời là nhà, đất là giường, rong ruổi, phiêu du trên thảo nguyên bao la với những chiếc lều trắng tròn xinh xắn và một đàn gia súc với hàng trăm, hàng ngàn con đang thẩn thơ gặm cỏ nơi triền đồi nào đó.
Những đàn gia súc đang nhởn nhơ gặm cỏ nơi triền núi - Ảnh: Alexandru Barbu
Người dân Mông Cổ chủ yếu di cư theo mùa và theo nhu cầu của động vật. Mùa đông, họ lùa đàn gia súc về chăn thả ở những nơi kín gió. Khi xuân về, ngựa, dê lại được chuyển đến những vùng đất màu mỡ hơn. Cứ thế cuộc sống du mục của họ tiếp diễn năm này qua năm khác. Nơi nào nhiều cỏ cây xanh tươi, người ta thả gia súc và cắm lều ở đó, tới khi hết cỏ cạn nước thì lại đi.
Chăn thả gia súc trên thảo nguyên mênh mông - Ảnh: Martine Guay
Dân du mục Mông Cổ sống trong những túp lều trắng như hình nón úp mà họ gọi là ger. Những túp lều lợp bằng da ngựa, da lạc đà, bên trong lót những lớp lông cừu giữ ấm. Tưởng chừng không gian ấy chỉ còn xuất hiện trong những bộ phim cổ trang nhưng giờ đây chúng hiển hiện ngay trước mắt, khiến người ta ngỡ ngàng.
Ngôi nhà di động của người dân du mục - Ảnh: Sưu tầm
Những túp lều trắng cứ ngỡ như trong một bộ phim cổ trang nào đó - Ảnh: Anuparb Papaban
Những túp lều ấy hình tròn, có chóp nhọn bên trên là nơi mở lỗ thông gió và lấy sáng, khi mưa gió thì có lớp bạt che lại. Lều có khung bằng gỗ hoặc những thanh sắt tròn đan chéo, phủ ngoài là lớp lông dày quấn trong vải trắng. Kết cấu đơn giản, dễ dựng dễ tháo là đặc trưng phù hợp với đời sống du mục. Bên trong túp lều là những chiếc giường nhỏ xếp sát vách, chính giữa là chiếc bàn tròn đựng những đồ vật linh tinh.
Nội thất bên trong căn lều - Ảnh: Sưu tầm
Thức ăn chủ yếu vào mùa hè của người Mông Cổ là sữa ngựa lên men. Vào mùa đông, váng sữa cũng được để lên men và phơi khô thành những bánh lớn màu phô mai, nhìn vậy thôi, nhưng chỉ cần bỏ vào miệng, sẽ dậy lên vị béo ngậy và dai dai vô cùng thú vị.
Những miếng bánh dai dai, dậy mùi sữa trong bữa ăn của dân du mục - Ảnh: Sưu tầm
Sống cuộc đời rong ruổi trên lưng ngựa nên những người dân nơi đây vừa hồn hậu, khỏe mạnh, vừa giỏi săn bắn và cưỡi ngựa. Trẻ em Mông Cổ lớn lên trên lưng ngựa và hít căng lồng ngực bầu không khí trong vắt của đất trời hình thành nên những tâm hồn hào sảng, mang đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu.
Những con người hào sảng nơi mảnh đất Mông Cổ - Ảnh: Sưu tầm
Nếu có dịp du lịch Mông Cổ, ghé thăm túp lều của một người dân du mục nào đó, họ cũng sẵn lòng mời bạn vào lều để nghỉ qua đêm. Không chỉ vậy, bạn sẽ được thưởng thức những hương vị đặc trưng của thảo nguyên bao la, món trà bơ sữa thơm lừng hay một ly rượu nóng hổi. Lòng mến khách và những tình cảm tuy được thể hiện giản đơn mà chân thành ấy như một ngọn lửa giữa trời đêm giá lạnh của sa mạc mênh mông, khiến người ta đã đi một lần lại muốn một lần nữa được quay trở lại.
Ngắm bầu trời đêm trên thảo nguyên qua những khung cửa nhỏ trên lều - Ảnh: ShanLuPhoto
Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trong những túp lều huyền thoại, ngắm nhìn bầu trời bao la của thảo nguyên, lặng nhìn những đàn gia súc đang nhởn nhơ gặm cỏ. Dường như, cuộc sống đang trôi chậm lại, lững thững chạy theo cái tâm hồn đang phiêu du của người lữ khách.
Hòa cùng cuộc sống của người dân bản địa - Ảnh: Sưu tầm
Thử một lần hòa cùng nhịp sống cùng người dân bản địa, uống sữa dê tươi, lắc lư trên lưng lạc đà, ngắm nhìn phong cảnh thảo nguyên cô liêu hay tản bộ dọc theo triền cát lúc chiều tà, rồi khi đêm về, ngồi dưới ngàn sao tận hưởng bầu trời đêm giá lạnh. Chắc hẳn đó sẽ là một kỷ niệm không thể nào quên trong suốt những năm tháng tất bật của đời người.
Thảo nguyên cô liêu chứa đựng những tâm hồn hào sảng - Ảnh: Anuparb Papapan
Hình ảnh kiêu hùng của người dân du mục Mông Cổ - Ảnh: Boazlmages
Cuộc sống du mục thời hiện đại ở Mông Cổ được gìn giữ qua bao thăng trầm của lịch sử và tới hôm nay nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất này. Những con người dành cả cuộc đời phiêu du trên mảnh đất đầy gió và cát ấy khiến người ta gợi nhớ tới hình ảnh kiêu hùng của Thành Cát Tư Hãn thuở nào.
Loan vtp - blog.mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..
- Tự tình khúc hát thảo nguyên là một thể loại nhạc dân tộc của người Mông Cổ, thường được trình diễn bằng cách hát và đàn dây.
- Tự tình khúc hát thảo nguyên là một phần không thể thiếu trong văn hóa và truyền thống của người Mông Cổ. Nó thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên và tình yêu đời sống của người dân Mông Cổ.
- Ulaanbaatar là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Mông Cổ, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc và nghệ thuật. Tự tình khúc hát thảo nguyên là một phần không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa này.
- Có, tự tình khúc hát thảo nguyên là một phần không thể thiếu trong truyền thống và văn hóa của người Mông Cổ. Nó được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hoạt động văn hóa và nghệ thuật, cũng như qua việc học hát và đàn dây từ các thầy giáo và cha mẹ.
- Tự tình khúc hát thảo nguyên đã được giới thiệu và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các sự kiện văn hóa và nghệ thuật quốc tế. Nó được đánh giá là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống của người Mông Cổ.
0 Thích