(blog.mytour.vn) Nghe cái tên Mã Pì Lèng, có lẽ không xa lạ với những kẻ backpacker, nghe như đã thân quen lắm. Mã Pì Lèng nghĩa là “sống mũi con ngựa”, một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc.
Được biết đến với con đèo dài thứ 2, nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc, nằm vắt mình cheo leo qua dãy núi đá dựng đứng giữa trời, phía dưới là dòng Nho Quế trong xanh uốn mình qua từng khẽ núi. Mã Pì Lèng làm cho kẻ hám “xê dịch” chưa đi thì ao ước một lần đến, kẻ đến rồi thì muốn đi lại nhiều lần nữa.
Sau chặng đường dài qua hầu hết các địa danh nổi tiếng của miền cao nguyên đá Hà Giang như Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn. Chúng tôi tiếp tục theo con đường mang tên Hạnh phúc vượt Mã Pì Lèng đến Mèo Vạc.
Đèo Mã Phì Lèng - Ảnh: Sưu tầm
Nơi đó, du khách sẽ gặp những người phụ nữ người Mông gùi từng nắm đất nhỏ dưới dòng sông xanh lên đổ vào hốc đá trên sườn núi để trồng ngô, gùi từng gáo nước để mà ăn mà uống. Và chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với lối canh tác nơi này. Mỗi hốc nhỏ như thế, bà con sẽ trỉa một hạt ngô. Nếu mưa nắng thuận hòa thì có ngô để ăn, để làm bánh, để nấu rượu. Cũng lạ thay, cây ngô như hiểu lòng người nơi đây, cứ gieo xuống là lớn lên xanh non.
Những ngày nắng đẹp, bầu trời xanh ngắt…ôm mình vào tất cả, Mã Pí Lèng làm say lòng những ai đó…
...Bên sườn núi heo hút gió, bên cái lởm chởm của những vách đá - Ảnh: Sưu tầm
Nằm ở độ cao gần 2000m, Mã Pì Lèng như là nơi lưng chừng trời, những ngày nắng đẹp, nhiều người có cảm tưởng như mình đạp mây và đội trời bởi lúc đó cả con đèo được bao phủ bởi tầng tàng lớp lớp mây trắng xóa…
Cái cảm giác ngồi bên vệ đường, bên sườn núi heo hút gió, bên cái lởm chởm của những vách đá, khi chiều xuống dần ánh hoàng hôn rớt nhẹ, hay đôi khi có những tia nắng cố vươn mình qua những đám mây chiếu xuống dòng Nho Quế… Đơn giản vậy thôi mà, Mã Pì Lèng làm cho những kẻ đam mê “lọ mọ” chưa đến thì ao ước một lần đến, những kẻ đến rồi thì muốn đến lại nhiều lần nữa.
Đường lên đỉnh đèo Mã Pì Lèng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Giang
Du khách dừng lại nơi lưng đèo, để có thể ngắm cả dòng sông xanh ngắt phía dưới xa mờ. Và cảm nhận sự hùng vĩ của núi rừng được thiên nhiên thể hiện qua việc giãn nở của các tầng địa chất tạo nên hẻm vực Tu Sản, là hẻm vực dựng đứng và cao nhất trong các hẻm vực trên sông ở nước ta (sâu 700 – 800m, dài hơn 1,7km).
Những đứa bé lem luốc luôn tụ tập nơi đây, có lẽ sau những giờ học, những giờ phụ giúp gia đình là chúng lại chạy ra chỗ này. Dường như chúng thích ngắm các đoàn du lịch đi qua, và có lẽ là chờ đợi những chiếc kẹo nhỏ được chúng tôi chia. Chẳng có gì cho chúng ngoài dăm cái kẹo, cái bánh, vài cái khăn cho lũ trẻ quàng khi mùa đông về. Chỉ vậy thôi mà chúng vui mừng đến mức ai trong đoàn cũng ngồi bệt xuống ở đây rất lâu, rất lâu.
Ghi lại những khoảng khắc đẹp của thiên nhiên - Ảnh: Sưu tầm
Mã Pì Lèng mang vẻ đẹp hoang dại của miền cao nguyên đá, tô vẽ thêm là những mái nhà bé xíu nơi lưng núi, vẫn ngày ngày tỏa khói làm cay mắt những ai ngang qua, hòa sắc thêm là những con đường uốn lượn như sợi ruy băng ai vắt, là ánh chiều hoàng rải xuống cả một vùng, ánh lên cái màu vàng của thời gian, ánh lên cái xanh ngọc bích của dòng sông.
Nơi đó cuộc sống vẫn chậm trôi đêm ngày như cuộc đời người chậm trôi qua ngày tháng, nơi lắng đọng mây trời và đá núi, tôi tin chắc rằng bạn sẽ tìm lại được chính mình qua từng hơi thở vào mây gió…
Tiết trời vào xuân, Mã Pì Lèng như thay đổi, bừng lên một sức sống mới. Sau những ngày đông giá lạnh, cây cỏ cũng héo úa vì sương núi, vì lạnh. Cái lạnh nơi đây vào mùa đông có thể xuống đến 2 độ C. Bạn sẽ nhận thấy rõ nhất ở những cành đào ven đường nở bung trong nắng nhẹ đầu mùa này. Đào ở miền cao nguyên khác đào miền xuôi. Cánh hoa thắm hơn, cây xù xì, và đặc biệt là rất nhiều hoa.
Nhóm lửa đun cà phê trên đỉnh Mã Pì Lèng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Tây Bắc
Những mái nhà bắt đầu thấy rõ hơn khi bạn đi trên đèo, bởi mùa trước, sương mù luôn bao phủ khiến con người dường như cũng ngủ đông. Nay đứng dậy, vươn mình đón khí trời nắng ấm. Còn nữa, những đứa trẻ má hây hây hồng chạy tung tăng nô đùa nơi lưng đèo.
Còn gì nữa không? Còn chứ, còn cả một rừng sắc màu, đó là những chiếc khăn đội đầu của người Mông. Bạn sẽ thấy ngập tràn sắc hương khi dự phiên chợ nơi đây, hay khi thấy những người H''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Mông đi chợ xa. Xuân là ở đó, hãy thử đi một lần mà xem, rồi bạn cũng sẽ như chúng tôi. Mê đắm những phút giây nơi lưng chừng trời này...
Đường lên cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Sưu tầm
Là dân mê đi, bạn hãy ngồi đây một lần trong chiều buông, nhấp một ngụm cà phê nấu vội, ngồi bệt xuống vạt cỏ và cởi bỏ hết mọi chuyện của cuộc sống thường ngày... bạn sẽ mê Mã Pì Lèng đến điên dại...
Toàn cảnh sinh hoạt của người bản xứ - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Hà Giang
Trời về chiều dần, từng dòng người dần xuống núi để về nhà, gùi trên lưng là bó củi, bó cây ngô đã khô. Thả lỏng tay ga, chậm rãi cho xe từ từ xuống dốc về Mèo Vạc rồi ngược lên Khâu Vai dự phiên chợ tình nơi miền biên ải xa ngái này.
Tổng hợp
Mã Pì Lèng là một đèo nằm trên tuyến đường cao tốc Hà Giang - Cao Bằng, thuộc địa phận huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam.
Mã Pì Lèng có độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, nằm giữa dãy núi đá vôi đen, xanh rì và sông Nho Quế. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất Hà Giang với những thửa ruộng bậc thang, những ngôi nhà cổ truyền và những con đường đèo dốc.
Thời điểm tốt nhất để đến Mã Pì Lèng là vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11. Lúc này, thời tiết khô ráo, không quá nóng hoặc lạnh, và cảnh sắc thiên nhiên cũng đẹp nhất.
Du khách có thể tham gia các hoạt động như đi bộ đường dài, leo núi, chinh phục đèo Mã Pì Lèng bằng xe máy hoặc xe đạp, tham quan các bản làng cổ truyền của người dân tộc thiểu số.
Ngoài Mã Pì Lèng, Hà Giang còn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như đèo Đồng Văn, thác Bản Giốc, chợ phiên Mèo Vạc, bản Lũng Cú, bản Phố Cáo, bản Giang...
1 Thích