Mytour blog
Tags:
Tết Trung Thulễ tết việt namtết táo quântết đoan ngọTết Hàn ThựcTết Trung NguyênTết Trùng ThậpTết Khai Hạ
06/04/20233.6010

10 lễ tết cổ truyền của người Việt - Phần 2 năm 2024

Từ ngàn đời nay, không đơn thuần chỉ là một danh từ, tiếng “Tết” thân thương đã đi sâu vào hồn người Việt. Tết cất đựng những yêu thương quý giá nhất mà không vốn liếng nào có thể mua được. Tết là dịp các thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, không những vậy, đây còn là dịp hội họp, cùng nhau ôn lại một năm đã qua và định hướng rõ ràng hơn bước đi trong những năm sắp tới. Cùng Mytour khám phá thử xem ngoài Tết Âm lịch cổ truyền ra, người Việt ta còn đón tết nào trong năm nữa không nhé!

 

Xem thêm: 10 lễ tết cổ truyền của người Việt Nam (phần 1)

 

4. TẾT TRUNG THU - TRĂNG SÁNG RƯỚC ĐÈN ĐI CHƠI…

 

Tết Trung thu
Phố lồng đèn Lưỡng Như Ngọc mỗi dịp Tết Trung thu về - Ảnh: Hiep Pham

 

Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người Việt và được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch. Đây là ngày lễ dành cho thiếu nhi, đồng thời cũng là dịp để thành viên trong gia đình có dịp chuyện trò, quây quần bên nhau cùng nhấm nháp bánh trung thu và uống trà. Khoảng thời gian nhộn nhịp nhất là vào buổi tối của Tết, khi trẻ em trong xóm nô nức cùng nhau rước đèn ông sao, đèn kéo quân, đeo mặt nạ, rước đuốc,... đi dọc trong sự háo hức về màn trình diễn điêu luyện và bắt mắt của đoàn lân cùng ông địa.

 

Tết Trung thu

Múa lân là nét đặc trung không thể thiếu khi nhắc đến Tết Trung Thu - Ảnh: sưu tầm

 

Tết Trung thu

Phố lồng đèn rực rỡ sắc màu mỗi độ Tết Trung thu về - Ảnh: sưu tầm

 

Chị Hằng Nga xinh đẹp, duyên dáng cùng chú Cuội là hai nhân vật đặc trưng nhất khi nhắc đến Trung thu. Vào ngày này, trẻ em thích nhất là được phá cỗ trung thu gồm các loại bánh kẹo, trái cây và nước ngọt rồi cùng nhau xúm xít thành từng đám nhỏ coi kịch mô phỏng chú Cuội - chị Hằng hoặc cùng nhau ngắm trăng, bởi đây là thời điểm mặt trăng tròn và đẹp nhất. Ở một số gia đình, các bậc phụ huynh sẽ đi chùa cầu bình an hay tham gia lễ hội hoa đăng.

 

Tết Trung thu

Phố xá đông đúc, nhộn nhịp dưới ánh đèn rực rỡ vào đêm Trung thu - Ảnh: Quang Thịnh

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Tết Trung thu
Các bậc phụ huynh chọn cách đi chùa để cầu bình an cho gia đình - Ảnh: sưu tầm

 

Bánh trung thu thường chia làm hai loại chính: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng với các loại nhân chứa bên trong ngày càng phong phú, đa dạng như: nhân đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, trà xanh,... thêm cả nhân gà jambon, xúc xích lạp xưởng, thập cẩm… Bánh dẻo thường mang nhân đậu xanh và hạt sen; vị ngon ngọt và bùi. Bánh trung thu khi ăn dùng kèm với trà là món quà ấm lòng những ngày trung thu đến và là một nét đặc trung không thể trộn lẫn.

 

Tết Trung thu

Bánh trung thu, thức quà gói trọn niềm yêu thương - Ảnh: kay

 

Tết Trung thu
Bánh nướng với đủ các loại nhân mặn, ngọt - Ảnh: bizlive

 

5. TẾT TÁO QUÂN - RƯỚC ÔNG TÁO VỀ TRỜI

 

23 tháng Chạp hằng năm, người Việt nhộn nhịp không khí sửa soạn, trang hoàng nhà cửa đón một năm mới bình an theo Xuân ùa về, đây cũng là thời điểm để đón mừng ngày Tết trước - Tết ông Táo. Còn có tên gọi khác là “ông Bếp”, đây là nhân vật cả năm đã có công cai quản cho gian bếp của mỗi gia đình, vì vậy cứ vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, người Việt Nam ta thường mua ba con cá chép và các đồ dùng, vật lễ để dâng hương tiễn ông Táo về trời.

 

TẾT TÁO QUÂN

Mâm cúng ông Táo về trời - Ảnh: dothi.net

 

Giải thích cho lí do tại sao lại là ba con cá chép, người Việt có truyền tai nhau câu chuyện từ thời xa xưa về mối tình giữa hai ông và một bà. Sau này, người ta coi đó là ba vị thần hộ mệnh cho chuyện bếp núc luôn theo đúng quỹ đạo, nhà cửa an lành, hạnh phúc.

 

TẾT TÁO QUÂN
Cá chép là món quà chúc ba táo chầu trời thượng lộ bình an - Ảnh: dothi.net

 

6. TẾT ĐOAN NGỌ

 

“Đoan” là mở đầu, “Ngọ” là giữa trưa; Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa là tết bắt đầu vào giữa trưa. Với tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ và diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, tết là dịp giúp mọi người thay đổi khẩu vị thường ngày với món cơm rượu đặc trưng và lạ miệng.

 

TẾT ĐOAN NGỌ
Cơm rượu cẩm có màu tím, một số nơi ăn thêm với nước dừa béo ngậy - Ảnh: kenh14

 

Tết Đoan Ngọ còn có nơi gọi là Tết Đoan Dương, vì đây được coi là ngày có khí dương thịnh nhất trong năm, thời gian Mặt trời chiếu sáng nhiều nhất. Ngoài rượu nếp, cơm rượu; người Việt ta còn ăn thêm bánh gio, trái cây và món vịt nấu chao với quan niệm và niềm tin đây là những món ăn có thể diệt được hết sâu bọ trong cơ thể, thanh lọc và làm sạch cơ thể.

 

TẾT ĐOAN NGỌ
Bánh gio hay còn gọi bánh ú, bánh tro, bánh âm… Ảnh: sưu tầm

 

7. TẾT HÀN THỰC

 

Tết Hàn Thực là ngày tết được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm, “Hàn thực” mang ý nghĩa là “thức ăn lạnh”. Vào ngày này, các gia đình thường làm bánh trôi nước, bánh chay hoặc nấu xôi chè để làm lễ cúng gia tiên.

 

Tết Hàn Thực

Bánh trôi nước - món ăn đặc trưng ngày Tết Hàn Thực - Ảnh: Lê Văn Minh Nghiệp

Sự tích ngày tết này bắt nguồn từ Trung Quốc, chuyện kể về một cận thần hết sức trung thành với vị vua của mình, ông thậm chí còn xẻo thịt đùi của chính mình cho vua ăn trong hoàn cảnh hiểm nguy trong rừng khi nguồn lương thực đã cạn kiệt. Thời bình đến, vị vua muốn ban thưởng cho người cận thần, tuy vậy ông không ham danh vọng nên không chịu, xin về rừng sâu ở ẩn với mẹ già. Vua tức giận vì bị chối từ liền sai quân đốt rừng, hai mẹ con người cận thần chết cháy. Vua nhận ra hành động hồ đồ của mình nên đã ra lệnh cho dân chúng không được đốt lửa trong ba ngày, chỉ ăn đồ ăn đã nấu sẵn; đó là lí do Tết Hàn Thực ra đời.

 

Tết Hàn Thực
Bánh trôi nước ngũ sắc - Ảnh: btns

 

8. TẾT TRUNG NGUYÊN

 

Tết Trung Nguyên
Tết Trung Nguyên với hai lễ lớn song song: Xóa tội vong nhân và Vu lan báo hiếu - Ảnh: Dantri

 

Tết Trung Nguyên diễn ra vào Rằm tháng bảy Âm lịch hằng năm với hai sự kiện lớn là lễ “Xóa tội vong nhân” và lễ “Vu lan báo hiếu”. Đây được coi là ngày lễ tết linh thiêng của người dân Việt Nam. Vào ngày này, các đền chùa và tịnh xá thường diễn ra song song cả hai hoạt động cho lễ “Xóa tội vong nhân” và lễ hội hoa đăng cầu bình an hoặc lễ cúng cho ngày Vu lan báo hiếu. Ở lễ Vu lan, những ai còn mẹ sẽ cài trên ngực mình một bông hoa màu đỏ; ngược lại mẹ mất sẽ cài bông hoa màu trắng.

 

Tết Trung Nguyên
Hội hoa đăng cầu bình an và xóa đi mọi tội lỗi - Ảnh: Đồng

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hội An

 

9. TẾT TRÙNG THẬP

 

Giống với cách tính của Tết Trùng Cửu vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch mọi năm, Tết Trùng Thập diễn ra sau đó khoảng một tháng, chính xác vào ngày mùng 10 tháng 10 âm. Tết này còn gọi là Tết Hạ Nguyên để phân biệt với Tết Thượng Nguyên (mùng 15 tháng Giêng) theo tục lệ xưa của người Việt.

 

Tết Trùng Thập
Bánh dày, món ăn quen thuộc dịp Tết Trùng Thập - Ảnh: phanhaanh

 

Vào ngày này, người dân thường ăn bánh dày, nấu chè kho để dâng lên ông bà, tổ tiên mong trồng trọt canh tác đều được mùa và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, phạm vi của ngày tết này không được rộng rãi, chỉ có ở một số vùng miền.

 

Tết Trùng Thập
Ngoài bánh dày, người dân còn nấu thêm cả món chè kho đặc trưng - Ảnh: maxres

 

10. TẾT KHAI HẠ

 

Người Việt quan niệm trong 8 ngày đầu năm mới, nếu ngày nào sáng sửa thì giống thuộc về ngày ấy sẽ tốt tươi và thuận lợi trong năm đó, với quy ước mùng một tháng Giêng là vào con gà, mùng hai con chó, mùng ba con lợn, mùng bốn con dê, mùng năm con trâu, mùng sáu con ngựa, mùng bảy con người và mùng tám là cây lúa.

 

TẾT KHAI HẠ
Tưng bừng lễ cúng hạ nêu - Ảnh: Sưu tầm

 

em thêm: Các tour du lịch Tây Nguyên

 

Tết Khai Hạ diễn ra ngay sau Tết Nguyên Đán, coi như ngày hội khai trương mở màn công việc của năm mới, đây cũng là ngày hạ cây nêu cùng cung tên vẽ trước nhà để “trừ ma quỷ”. Lễ hạ nêu chính vì lí do đó nên còn được gọi là lễ Khai hạ.

 

TẾT KHAI HẠ
Lễ hạ nêu và vòng trừ ma quỷ xuống - Ảnh: Mebaubi

 

Trên đây là 10 lễ tết cổ truyền lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Tùy từng vùng miền, tùy từng dân tộc và tín ngưỡng sẽ có cách chuẩn bị cũng như đón chào ngày lễ tết khác nhau; tuy vậy không khí tươi vui, nhộn nhịp đón tết thì ở đâu cũng náo nhiệt như nhau, là hình ảnh mà người con xa xứ nào cũng luôn nhớ về.

 

Hạnh Nguyên - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội đền Hùng là gì?
Lễ hội đền Hùng là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua Hùng đã đặt nền móng cho đất nước Việt Nam.
Lễ hội Chùa Hương diễn ra khi nào?
Lễ hội Chùa Hương diễn ra vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, từ ngày 6 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của miền Bắc Việt Nam.
Lễ hội Tết Đoan Ngọ là gì?
Lễ hội Tết Đoan Ngọ là lễ hội truyền thống của người Việt, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ và cầu nguyện cho sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Lễ hội Tết Trung Thu diễn ra khi nào?
Lễ hội Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội dành cho trẻ em và gia đình, với các hoạt động như đốt đèn ông sao, đánh đàn, múa lân, ăn bánh trung thu,...
Lễ hội Tết Hàn Thực là gì?
Lễ hội Tết Hàn Thực là lễ hội truyền thống của người Việt, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ và cầu nguyện cho sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu diễn ra khi nào?
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống của người Việt, với các hoạt động như đốt pháo hoa, đánh đàn, múa lân,...
Lễ hội Tết Thanh Minh là gì?
Lễ hội Tết Thanh Minh là lễ hội truyền thống của người Việt, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các tổ tiên.
Lễ hội Tết Đông Ngưu là gì?
Lễ hội Tết Đông Ngưu là lễ hội truyền thống của người Việt, được tổ chức vào ngày 23 tháng 12 âm lịch để tưởng nhớ và cầu nguyện cho sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Lễ hội Tết Táo Quân diễn ra khi nào?
Lễ hội Tết Táo Quân diễn ra vào đêm giao thừa, tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống của người Việt, với các hoạt động như đốt nhang, cúng Táo Quân,...
. Lễ hội Tết Ông Công - Ông Táo diễn ra khi nào?
Lễ hội Tết Ông Công - Ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống của người Việt, với các hoạt động như cúng ông Công - ông Táo, đốt nhang, thả tràng pháo,...

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /205