Mytour blog
Tags:
du lịch An GiangNghề mộc Long Điền An GiangLong Điền An Giang
06/04/202319.6820

An Giang - Làng nghề mộc Long Điền năm 2024

Nghề mộc là nghề mà không phải ai cũng có thể làm được, ở trong đó cần những tinh hoa nghệ thuật, những cảm xúc của người yêu nghề trong đó nữa. Tinh hoa nghề mộc Long Điền Sản phẩm mộc Long Điền Những phiến gỗ nhỏ, to được thổi hồn làm cho sống động, phản ánh đời sống văn hóa dân gian đặc sắc của vùng sông nước An Giang.
 
Thuộc huyện cù lao Chợ Mới của tỉnh An Giang, xã Long Điền Chợ Thủ nổi tiếng từ cách đây gần hai thế kỷ, nơi phát tiết những người thợ thủ công giỏi giang nhất của An Giang, đa tài, khéo léo

Đời sống người dân được nâng cao, thị hiếu về cái đẹp cũng nâng tầm, xu hướng trang trí nội thất bằng gỗ được người dân ưa chuộng, nhất là gỗ chạm trổ công phu, điệu nghệ bằng đôi tay người thợ thủ công. Nhờ đó, sức sống của làng nghề mộc Chợ Thủ Long Điền A (Chợ Mới) luôn bền vững với thời gian và càng tất bật hơn trong những thời khắc xuân về Tết đến.

làng mộc Long Điền
Làng mộc Long Điền đã tồn tại hơn 2 thế kỉ

Chạy dọc tuyến đường Tỉnh lộ từ thị trấn Mỹ Luông dài đến Long Điền A đã nghe vang vọng thanh âm tiếng đục gỗ, tiếng mài, cưa và mùi thơm của gỗ, của nước sơn… Hai bên đường, gỗ chất cao, rồi sản phẩm tủ và bàn ghế nhiều chủng loại trưng bày bắt mắt….

Vừa lên hàng cho thương lái, anh Đinh Thanh Hòa, chủ cơ sở mộc Thanh Hòa bày tỏ: Năm nay không ồn ào nhưng hàng bán ra tốt. Thị trường chuộng nhất là các sản phẩm trưng bày trong nhà làm đẹp 3 ngày Tết, như: Tủ ly, tủ thờ, kệ, giường hộp… bán chạy hàng lắm.
 
làng mộc Long ĐiềnHầu hết các sản phẩm đều được chạm khắc thủ công
 
Để làm ra được sản phẩm phải qua nhiều công đoạn công phu phức tạp: Cưa xẻ gỗ, cắt theo quy cách sản phẩm, bào láng, lấy kích thước, vào khung từng loại, đồ mực trên gỗ, vẽ, chạm, lắp ráp, sơn, gắn khóa.

Khác với ngành nghề hiện có, nghề mộc cần sự khéo léo của người làm nghề; đẹp, sống động của hình mẫu; bóng, bền của gỗ.

Độc đáo hơn với sản phẩm trang trí nội thất theo bản vẽ có chạm khắc gỗ, mỗi cơ sở hoàn toàn không sử dụng hình mẫu của cơ sở khác mà từng nghệ nhân vẽ, chạm khắc phải nhập tâm, thật khéo léo, tỉ mỉ trong từng nhát búa.

Có như thế, sản phẩm mộc mới tiêu thụ mạnh và góp phần giải quyết việc làm thường xuyên trên 1.000 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Anh Phạm Văn Buôl, 51 tuổi, gần 30 năm làm thợ phấn khởi: Nghề này nuôi sống cả gia đình, nhất là thời điểm làm hàng Tết không ngơi tay. Nhờ đó, thu nhập cũng tăng thêm trên 300 ngàn đồng/ngày.

Câu ca: "Long Điền Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên làm tủ, gái sành cửi canh
Dệt hàng chị mặc chẳng lành
Giường chõng nghề rành, anh ngủ sạp tre.."

Câu ca trên đã gói gọn hai nghề rất lâu đời và độc đáo của địa phương đó là nghề dệt vải lấy quần áo mặc, nghề mộc đóng và chạm khắc các sản phẩm từ gỗ như bàn ghế, giường, tủ, chõng… Từ huyện lỵ Chợ Mới, men theo con đường 942 đi khoảng 20 km sẽ tới xã Long Điền Chợ Thủ. Xưa kia, bên bờ sông Tiền có một khu chợ tên là Chợ Thủ, nghĩa là chợ của các nghề làm bằng thủ công và bán chủ yếu hai mặt hàng vải và đồ gỗ. Song, vì ngoài bờ sông đất hay sụt lở, chợ được chuyển vào sâu bên trong trung tâm làng và lấy tên mới là chợ Long Điền A, nhưng dân gian vẫn thích cái tên cũ nên thường gọi là Long Điền Chợ Thủ, bảo lưu hai nghề truyền thống là dệt vải và làm mộc.
 
làng mộc Long Điền
Nghề mộc ở Long Điền tạo việc làm cho nhiều người dân
 
Những năm đầu thế kỷ XX, Long Điền Chợ Thủ đã nổi tiếng cả nước với những chuyến bè gỗ xuôi ngược, tiếng đục đẽo gỗ và tiếng thoi dệt cửi lách tách nhộn nhịp đêm ngày. Mặc dù bán buôn phát đạt, song vì giá cả hạn hẹp, một thời làng nghề gặp nhiều khó khăn, vải dệt ra nhưng phụ nữ vẫn phải mặc áo vá, giường tủ bền chắc mà nam giới vẫn phải ngủ sạp tre ọp ẹp. Trong chiến tranh ác liệt, người dân vẫn bám nghề, xây dựng được thương hiệu đồ gỗ Long Điền Chợ Thủ ở nước ngoài. Nhưng khi sang thời bình, vì điều kiện còn nhiều khó khăn, việc sản xuất đồ gỗ giảm mạnh, chỉ còn một số hộ duy trì làm nghề. Những năm 1990 trở đi, nhờ chính sách hỗ trợ thiết thực của Đảng và Nhà nước, một số xưởng sản xuất với quy mô lớn được xây dựng, trong đó có đầu tư máy móc hiện đại của châu Âu. Cuộc sống người dân xã Long Điền A hiện nay từng bước khấm khá, nhà cửa khang trang đầy đủ tiện nghi, đường sá cũng rộng dài sạch đẹp, tất cả là nhờ vào nghề mộc trong đó đóng đồ gia dụng và chạm khắc gỗ đang là hai nghề chủ lực chính tạo công ăn việc làm cho đông đảo người dân. Bên cạnh đó, nghề chạm gỗ phát triển trên cơ sở nghề mộc cổ và một nghệ nhân chạm gỗ có công lớn đầu tiên trong việc phát triển nghề chạm khắc ở địa phương là cụ Hồ Xuân Lai hay cụ Tư Chia.

làng mộc Long Điền
Cụ Hồ Xuân Lai, nghệ nhân chạm gỗ lớn tuổi nhất
 

Nghề làm mộc ở Long Điền Chợ Thủ chủ yếu là “cha truyền con nối”, sau này một bộ phận thanh niên được xã cử đi học nâng cao tay nghề ở các tỉnh, tiếp thu tinh hoa nghề mộc. Ngày nay, người dân khéo tay làm được rất nhiều sản phẩm đẹp và chất lượng cao cung ứng cho thị trường. Ngoài giường, tủ, sập, tràng kỷ, bàn, ghế, đôn chậu cảnh, tượng, phù điêu, câu đối, ghe thuyền, còn có các sản phẩm mây tre đan đa dạng về chủng loại, rực rỡ về màu sắc. Những tấm gỗ lớn qua bàn tay nghệ nhân khéo léo trở thành những chiếc ghe xuồng ba lá, năm lá, những chiếc tủ tường, bàn và ghế dài trong các phòng hội nghị; những phiến gỗ nhỏ hơn cũng trở thành các loại tủ nhỏ để quần áo, chạn bát, giá đỡ, khay đựng,… ngay cả những khúc gỗ nhỏ cong queo sần sùi có khi chỉ là gốc cây, cành cây cũng biến ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp như tượng Phật, các vị tiên, tứ linh (long, ly, quy, phượng), các con vật nuôi trong nhà (trâu, lợn, gà), câu đối, tượng…Bên cạnh đó, còn có các bức phù điêu theo trường phái mỹ thuật Tây Âu như các em bé hài đồng nghịch ngợm, tượng thần vệ nữ, chiến binh và các danh nhân trong lịch sử nhân loại…
 
làng mộc Long ĐiềnNét văn hóa làng nghề đặc sắc của An Giang
 
Những phiến gỗ nhỏ, to được thổi hồn làm cho sống động, phản ánh đời sống văn hóa dân gian đặc sắc của vùng sông nước An Giang nói riêng và của làng quê Việt Nam nói chung, được bạn bè trong, ngoài nước yêu thích và có giá trị xuất khẩu cao. Nhờ vị thế trên bến dưới thuyền, nằm bên các nhánh sông Tiền, Hậu Giang, Ông Chưởng, sản phẩm đồ gỗ Long Điền Chợ Thủ được đưa đi muôn nơi như Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội. Hiện nay, xã Long Điền A có khoảng 1.470 hộ gồm hộ cá nhân và kinh doanh tập thể với hơn 3.000 lao động sản xuất đồ gỗ, hàng tháng thu nhập bình quân là 1.200.000 đồng. Những người thợ mộc yêu nghề sáng tạo đang từng ngày cống hiến cho đời những tác phẩm đẹp tôn vinh nghề mộc dân tộc.

Vì vậy để nghề mộc chạm khắc gỗ Chợ Thủ trụ vững với thời gian rất cần tăng nguồn vốn hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị sản xuất; thành lập khu sản xuất làng nghề tập trung và phòng trưng bày sản phẩm làng nghề tại TP.Long Xuyên và TX.Châu Đốc để giới thiệu sản phẩm với khách trong và ngoài nước.

Đặc biệt, cần khoảng 1,5 tỷ đồng thành lập nhà máy, tận dụng mạt cưa chế biến thành thanh củi sử dụng trong đun nấu, tăng lợi nhuận và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các câu hỏi thường gặp
Làng nghề mộc Long Điền ở đâu?

- Làng nghề mộc Long Điền nằm ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, Miền Nam Việt Nam.

Làng nghề mộc Long Điền có gì đặc biệt?

- Làng nghề mộc Long Điền nổi tiếng với các sản phẩm mộc đẹp và chất lượng cao như bàn ghế, tủ kệ, giường, đồ trang trí, vật dụng gia đình, đồ chơi trẻ em, vv. được làm từ gỗ tự nhiên như gỗ xoan đào, gỗ sưa, gỗ hương, vv.

Làng nghề mộc Long Điền có thể tham quan được không?

- Có, du khách có thể đến thăm quan làng nghề mộc Long Điền để chiêm ngưỡng các sản phẩm mộc đẹp và tham gia trải nghiệm làm đồ mộc với các nghệ nhân địa phương.

Làng nghề mộc Long Điền có những hoạt động gì khác ngoài làm đồ mộc?

- Ngoài làm đồ mộc, du khách còn có thể tham gia các hoạt động khác như đi thuyền trên sông Hậu, tham quan các ngôi đền và chùa trong khu vực, thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương.

Khi nào là thời điểm thích hợp để đến thăm quan làng nghề mộc Long Điền?

- Thời điểm thích hợp để đến thăm quan làng nghề mộc Long Điền là vào mùa xuân và mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và không quá nóng.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /142