Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namchợ Bến ThànhChợ Đông Bachợ đồng xuân
06/04/20231.7690

Ba ngôi chợ đặc sắc nhất Việt Nam năm 2024

Những ngôi chợ với những đặc trưng ở Việt Nam, là biểu tượng cho ba miền Nam Trung Bắc với những đặc sản và cá tính của mỗi miền đất nước.
 

1. CHỢ BẾN THÀNH

 

Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
 
 
Ba ngôi chợ đặc sắc nhất Việt Nam
Chợ Bến Thành - Ảnh: Sưu tầm
 
Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay.

 

Ba ngôi chợ đặc sắc nhất Việt NamChính chợ - Ảnh: Sưu tầm

 

Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh. Hẳn nhiên, du khách đến chợ không chỉ đơn thuần để tìm mua những hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm ở đó chút hình ảnh riêng, một cá tính đặc trưng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất.


Ba ngôi chợ đặc sắc nhất Việt NamGian hàng tại chợ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Nhắc đến chợ Bến Thành thì không thể bỏ qua khu ẩm thực với sự góp mặt của đầy đủ các món ăn truyền thống khắp mọi miền đất nước. Cuối tháng 1-2012, chợ Bến Thành đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh, chính là lời khẳng định hùng hồn cho sự phong phú đó.

 

2. CHỢ ĐÔNG BA

 

Chợ Đông Ba nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía bắc. Chợ Đông Ba là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực.
 
Ba ngôi chợ đặc sắc nhất Việt Nam
Chợ Đông Ba - Ảnh: Sưu tầm
 
Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (tức cửa Ðông Ba theo cách gọi dân gian) dưới thời Gia Long có một cái chợ lớn mang tên "Qui giả thị". Tên cái chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Thời Quang Toản loạn lạc, nhân dân chạy tứ tán, đến đầu triều Nguyễn Thái Bình, nhân dân trở lại từ khắp nơi. Qui Giả là ngôi chợ của những người trở về. Gần một thế kỷ sau, mùa hè năm 1885, Kinh đô thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp đốt sạch. Ðầu thế kỷ 20, chợ Ðông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ. Ðến năm 1967, chính quyền Sài Gòn cho triệt hạ chợ cũ và xây lại chợ mới. Công trình đang dang dở thì bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân 1968 bắn phá tan tành. Sau đó chính quyền Sài Gòn cho sửa chữa tạm để buôn bán. Ðến năm 1987, chợ Ðông Ba được đại trùng tu. 
 
Những tinh tuý văn hoá vật chất của Thừa Thiên - Huế còn giữ được cho đến nay đều có thể tìm thấy ở chợ Ðông Ba như: nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván...Chợ Ðông Ba đã trở thành trung tâm cung cấp những sơn hào hải vị cho các nhà hàng, khách sạn quốc tế, bán các món đặc sản Huế cho khách du lịch từ bốn bể năm châu đến tham quan di sản thế giới tại Huế.
 

Ngày nay chợ Ðông Ba giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ngoài nhiệm vụ cung cấp thực phẩm và hàng tiêu dùng cho thành phố, chợ Ðông Ba còn là nơi tạo việc làm cho hàng ngàn người thất nghiệp và đóng vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng tiền thuế. Chợ Ðông Ba, cầu Trường Tiền cùng với sông Hương là biểu tượng của xứ Huế thơ mộng.

 

3. CHỢ ĐỒNG XUÂN

 

Khi nhắc tới Hà Nội, du khách sẽ nhớ đến Đồng Xuân - một chợ ra đời và gắn liền quá trình phát triển thương mại của đất Thăng Long. Nơi đây không đơn thuần là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa.

Khi người Pháp xây dựng cầu Long Biên thì buôn bán phát triển nhanh do có vị trí đắc địa về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Năm này qua năm khác, chợ Đồng Xuân ngày càng phát triển trở thành điểm thăm thú của người dân Hà thành và người nơi khác đến Hà Nội. Từ khi ra đời, chợ Đồng Xuân đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất ở Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua. ở góc Tây Bắc của chợ có đài Cảm tử, kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến.
 
Ba ngôi chợ đặc sắc nhất Việt Nam
Chợ Đồng Xuân - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Hiện nay không chỉ những người mua bán hàng hoá tìm đến chợ Đồng Xuân để giao thương, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch ở Hà Nội thường đến thăm quan và mua sắm ở chợ Đồng Xuân. Khu chợ nằm ngay trong khu phố cổ, không xa các phố nổi tiếng bán đồ lưu niệm, hàng thời trang, như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai…Lại gần khu di tích Đền Ngọc Sơn… rất tiện cho một chuyến thăm quan ở khu trung tâm thành phố.
 
Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân Kẻ Chợ xưa và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội. Hay nói như nhà văn Băng Sơn: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”.
 
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /115