Bảo tàng lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 8 năm 1979. Tiền thân của bảo tàng này là “ Bảo tàng Blanchard de la Brosse” (từ 1929-1956) và “ Viện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” (từ 1956-1975) với nội dung trưng bày chủ yếu về mỹ thuật cổ của một số nước châu Á.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Sau ngày Miền Nam giải phóng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM được thành lập theo quyết định 235/QĐ-UB 28.08.1979 của ủy Ban Nhân Dân TP.HCM. Hơn một phần tư thế kỷ hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM đã sưu tầm được hơn 25.000 hiện vật. Xây dựng 10 kho bảo quản hiện vật, với diện tích 996 m2Hiện nay bảo tàng đươc mở rộng thêm và thay đổi cơ bản về nội dung hoạt động thành một bảo tàng vừa mang tính lịch sử của dân tộc vừa thể hiện các đặc trưng văn hoá của các dân tộc phía Nam và văn hóa một số nước trong khu vực để phục vụ các đối tượng công chúng và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Một cửa của bảo tàng
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh
Bảo tàng được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Delaval. Phần giữa tòa nhà có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.
Phòng trưng bày hiện vật các nước Đông Nam Á
Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với 2 lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.
Theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, ban đầu Bảo tàng Nam kỳ có tính chất là một bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc học, đặt dưới quyền kiểm soát của thống đốc Nam Kỳ; Viện Viễn Đông Bác cổ chỉ có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn.
Đến năm 1956, sau khi đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam, chủ yếu nơi đây trưng bày mỹ thuật của dụng trong thời kỳ Pháp tiến chiếm Việt Nam. Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách, báo và tài liệu; rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học...
Khẩu đại bác của thực dân Pháp
Xem thêm: khách sạn giá rẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Và buổi đầu, bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật (chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé, mua lại với giá 45.000 đồng) thì nay chỉ tính đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 16.000 hiện vật...
Theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, ban đầu Bảo tàng Nam kỳ có tính chất là một bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc học, đặt dưới quyền kiểm soát của thống đốc Nam Kỳ; Viện Viễn Đông Bác cổ chỉ có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn.
Bình phong bằng gỗ của triều đình Huế
Đến năm 1956, sau khi đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam, chủ yếu nơi đây trưng bày mỹ thuật của dụng trong thời kỳ Pháp tiến chiếm Việt Nam. Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách, báo và tài liệu; rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học...
Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Và buổi đầu, bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật (chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé, mua lại với giá 45.000 đồng) thì nay chỉ tính đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 16.000 hiện vật...Trong đó có 1 xác ướp.
Sọ người với khuyên tay hình đầu thú cách đây khoảng 2000 năm
Xem thêm: tour du lịch giá ưu đãi tại thành phố Hồ Chí Minh
Một xác ướp còn nguyên vẹn cách đây hơn trăm năm đang được lưu trữ và trưng bày ở bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP. HCM, khiến không ít du khách đến tham quan tò mò.
Hơn 17 năm trước, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ song táng (gồm hai quan tài) tại xóm Củi thuộc phường 8, Q. 5, TP. HCM. Ngôi mộ được xây rất vững chắc bằng một số vật liệu như vôi sống giã nhỏ từ san hô, cát, mật đường mía, than hoạt tính… Khi khai quật ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc quan tài gỗ dài 2,2m, cao 50cm, bên trong còn nguyên vẹn xác một người phụ nữ khoảng 60 tuổi, cao 1,52m bó nhiều lớp vải nằm trong dung dịch màu nâu đỏ. Còn quan tài khác là một người nam nhưng không còn nguyên vẹn, chỉ còn một ít xương và các đồ tùy táng.
Nhờ được phủ một lớp sơn tốt giống như hắc ín bên ngoài quan tài nên nước bên ngoài không thể ngấm vào được áo quan và ngược lại nước bên trong cũng không thể nào thoát ra ngoài được. Điều này đã giữ cho xác ướp bằng những dược liệu nằm bên trong quan tài còn nguyên vẹn. Khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lá triệu bằng lụa ghi lại tiểu sử và lai lịch của xác ướp. Những dòng chữ này do bị phai mờ theo thời gian nên không thể đọc được nhiều. Tuy chỉ có thể đọc vài chữ nhưng các nhà khảo cổ vẫn xác định được thân phận, tên tuổi của người đã khuất. Xác ướp là của bà Trần Thị Hiệu, một nữ quý tộc dưới thời nhà Nguyễn, bà mất khi được khoảng 60 tuổi.
3 Thích