Chàng Sơn là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với những chiếc quạt tay thủ công sáng tạo và tinh xảo. Mặc dù đã tồn tại hàng trăm năm nay, nhưng làng nghề Chàng Sơn luôn khéo léo chuyển mình theo sự phát triển của đất nước, vừa giữ gìn và kế nghiệp quê cha đất tổ, vừa phát huy mạnh mẽ tinh hoa văn hoá quê hương. Đến Chàng Sơn, bạn không chỉ được tham quan các quy trình sản xuất quạt tay truyền thống, mà còn được mục sở thị phong cảnh làng quê đậm nét cổ xưa mà người dân Chàng Sơn bao năm gắng mình gìn giữ trước sự thay đổi không ngừng của đất nước.
Ngày nay, Việt Nam trên con đường đổi mới đã có không ít những sản phẩm công nghệ tiện dụng, thay thế hoàn hảo công năng quạt mát cho những chiếc quạt tay. Ấy vậy mà vẫn còn đó những giá trị lịch sử, những giá trị thẩm mỹ người ta chỉ có thể tìm thấy ở những chiếc quạt thủ công Chàng Sơn, mãi mãi không có thiết bị công nghệ nào có thể thay thế được.
Cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Tây bắc, lọt thỏm giữa những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, Chàng Sơn chầm chậm hiện lên trước mắt du khách sinh động với cây đa, giếng nước, thuỷ đình, mái ngói, cổng làng cùng vô số những dải quạt giấy được phơi dọc các ngõ nhỏ trong làng.
Đình Tây Đằng ở làng nghề truyền thống Chàng Sơn - Ảnh: Mayxanh15
Những dải quạt giấy đang được phơi dọc các ngõ nhỏ trong làng - Ảnh: NHND80
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà Nội
Khi bước vào nhà của các nghệ nhân làm quạt trong làng nghề Chàng Sơn, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một gian hàng thủ công đầy mầu sắc, với sự góp mặt của đủ loại quạt: quạt giấy, quạt the, quạt lượt và cả quạt tranh.
Nghệ nhân Dương Văn Mơ đang phơi những chiếc quạt tranh trên sân thượng - Ảnh: Huy2k2
Những nguyên liệu làm nên một chiếc quạt thủ công ở Chàng Sơn cơ bản đều gồm có: tre, giấy hoặc vải, hồ và đinh suốt. Đầu tiên, để có được một chiếc quạt ưng ý, người nghệ nhân Chàng Sơn phải bỏ công chọn từng ống tre, đạt 3 chuẩn: dẻo, già, không mối mọt để làm nan quạt. Các ống tre này sẽ được chặt theo một tỷ lệ hợp lý và được đem ngâm kỹ trong nước từ 4 đến 5 tháng ở Chàng Sơn.
Các khúc tre sau khi được ngâm hơn 4 tháng - Ảnh: NHND80
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Tiếp theo, các khúc tre được chẻ nhỏ, vót thành nan trơn hay được chạm khắc cầu kỳ theo những yêu cầu của các đơn đặt hàng. Sau đó, các nghệ nhân Chàng Sơn sẽ suốt đinh những thanh tre vót mỏng và đều nhau thành hình vòng cung. Bao bọc các nan tre cẩn thận bằng tấm giấy dó hoặc vải đã được cắt sẵn và sử dụng hồ kết dính thật chắc chắn. Theo lời các nghệ nhân Chàng Sơn, khi vào giấy hay vải cho nan quạt phải khéo léo, tỷ mỷ, sao cho giấy không bị nhàu, nếp gấp phẳng, đều, tiện cho công việc gia công, trang trí.
Giai đoạn trét hồ kết dính giấy và nan tre lại với nhau - Ảnh: NHND80
Sau đó, các nghệ nhân Chàng Sơn sẽ trang trí quạt bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như đối với tranh giấy, họ sẽ vẽ tranh lên quạt, viết chữ thư pháp, gim những lỗ li ti trên quạt thành những hình hoa văn thú vị,... Còn đối với quạt vải thì các nghệ nhân Chàng Sơn thường thêu lên quạt hoặc ép những hình thêu vào giữa 2 lớp vải, thỉnh thoảng họ cũng vẽ lên quạt vải những bức hoạ ước lệ như ở quạt giấy.
Nghệ nhân Dương Văn Mơ đang trang trí những chiếc quạt của mình - Ảnh: Vietnamnet
Và cuối cùng là công đoạn phơi quạt, có hộ bắt sào phơi, có hộ xếp giá, hộ lại phơi sân, hộ xếp dọc ngõ làng khiến cho cả Chàng Sơn mỗi độ trưa nắng bừng lên những sắc màu rực rỡ. Đây là thời điểm đặc biệt hấp dẫn các nhiếp ảnh gia, họ tranh thủ di dọc các ngõ để bắt kịp những khoảng khắc tuyệt đẹp ở Chàng Sơn.
Một ngõ làng rực rỡ với những chiếc quạt Chàng Sơn - Ảnh: NHND80
Chiếc quạt ở Chàng Sơn là sản phẩm tinh tế của tư duy những người nghệ nhân nơi đây, không chỉ thuần túy với tính năng quạt mát mà với người Việt nó chứa cả những giá trị tinh thần sâu sắc. Quạt Chàng Sơn có thể dùng làm: quà tặng, công cụ múa, vật dụng trang trí, thời trang, triển lãm nghệ thuật, công cụ truyền thông,...
Quạt tranh dùng để cầm tay Chàng Sơn - Ảnh: Quatchangson
Quạt the và quạt lông ngỗng thường dùng để múa hát - Ảnh: Internet
Quạt lá được kết hoa để trang trí cho lễ hội - Ảnh: Wordpress
Quạt thóc thường dùng để quạt thóc khi sàng sảy thóc cho sạch trấu, thóc lép - Ảnh: Wordpress
Quạt mo cau của thằng Bờm - Ảnh: Worpress
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà Nội
Với lòng quyết tâm và sự cố gắng không mệt mỏi của nhiều nghệ nhân trong làng vào những năm đất nước đổi mới, tưởng chừng làng nghề Chàng Sơn sẽ mai một trong quên lãng, nay nghề làm quạt truyền thống ở Chàng Sơn lại từ nghề phụ trở thành nghề chính, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho dân làng. Giúp Chàng Sơn đạt được một số thành tựu nhất định như: tham gia triển lãm quạt tại lễ hội 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, sản xuất được chiếc quạt dài 9m, cao 4,5m, vẽ tranh chợ quê Hà Nội theo mẫu tranh phố Hàng Trống và kỷ lục lớn nhất Việt Nam, thị trường cung cấp quạt của Chàng Sơn được mở rộng sang các nước Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp,...
Một nghệ nhân làng Chàng Sơn đang vui vẻ đan quạt lá - Ảnh: Namlong
Chiếc quạt khổng lồ của nghệ nhân làng Chàng Sơn đạt kỷ lục Việt nam - Ảnh: Iamvietnamese
Bên cạnh những thành tựu xuất sắc đạt được trong nghề làm quạt, Chàng Sơn còn là một ngôi làng hoài cổ, đa tình và thuần khiết. Dân làng Chàng Sơn vừa là những nghệ nhân tài năng, vừa là những nghệ sĩ trong cuộc sống đời thường. Họ thưởng thức cái đẹp hoài cổ hằng ngày của làng quê mình và cố gắng gìn giữ, bảo vệ nét đẹp đó, những giá trị truyền thống đó trước những biến cố mà thời gian mang lại.
Chùa Chân long, thuộc xã Chàng Sơn - Ảnh: Internet
Một góc Đình Tây Đằng, xã Chàng Sơn - Ảnh: Mayxanh15
Gian nhà Gỗ Tiến Hiền - Ảnh: Quatchangson
Thuỷ đình, góc chợ, giếng nước, múa rối nước ở Chàng Sơn - Ảnh: Internet
Lễ hội làng Chàng Sơn vào 17 - 18/08 âm lịch hằng năm - Ảnh: Internet
Xem thêm: Các tour du lịch giá tốt ở Hà Nội
Bao mùa nắng đổ trên đất Việt Nam này, là bao lần đứa con tha phương cầu thực khắc khoải nhớ về hình ảnh mẹ mình đêm đêm ngồi quạt cho cả ba chị em được ngon giấc. Từng làn quạt tay mẹ đưa, chứa đựng biết bao tình thương yêu ấm áp, đầy chở che. Điều mà không có chiếc quạt máy nào có thể thay thế được. Tác giả vẫn luôn hy vọng làng nghề truyền thống Chàng Sơn sẽ phát triển hơn nữa, đạt được thành tích cao với thật nhiều những chiếc quạt muôn hình muôn vẻ, có giá trị thẩm mỹ cao, mang theo thương hiệu Việt Nam bay cao trên thị trường quốc tế, đem lại cuộc cuộc sống sung túc cho người dân ở ngôi làng hoài cổ Chàng Sơn. Cuối cùng, blog.mytour.vn xin chúc Bạn có một chuyến du lịch thật vui và thú vị nhé!
Tiểu Phụng - blog.mytour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền blog.mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
Chàng Sơn là một làng nghề truyền thống nằm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội, nổi tiếng với sản phẩm quạt nan.
Quạt nan là một loại quạt được làm từ sợi tre hoặc sợi rơm, được dệt thành các mảng vải rộng và dài, sau đó được gắn vào khung bằng gỗ hoặc kim loại.
Chàng Sơn nằm ở vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng tre và rơm, từ đó đã phát triển nghề dệt quạt nan truyền thống. Sản phẩm quạt nan của Chàng Sơn được đánh giá cao về chất lượng và độ bền, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm Hà Nội, đi khoảng 30km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A, rẽ trái vào đường Hồ Chí Minh, đi thêm khoảng 10km là đến làng Chàng Sơn.
Ngoài quạt nan, Chàng Sơn còn sản xuất các sản phẩm từ tre như giỏ, thùng, đũa, nắp đậy, vỏ chai, vỏ hộp, v.v. Các sản phẩm này cũng được đánh giá cao về chất lượng và độ bền.
1 Thích