Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộidu lịch mua sắmchợ Gạosông Lô Tịch
06/04/20231.4700

Chợ gạo năm 2024

Cửa sông Tô Lịch, chỗ đổ ra sông Hồng, là đất giáp Giang Nguyên thôn Hương Nghĩa tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm). Đoạn cuối sông Tô Lịch đó được lấp bằng vào khoảng cuối những năm thập niên chín mươi thế kỷ 19 (bản đồ Hà Nội năm 1890 còn vẽ sông Tô Lịch).

Chỗ sông lấp đó là một khu đất hình chữ nhật bề dài bảy lăm mét, bề rộng bốn mươi mét. Hai bên chiều dài là hai mặt phố chợ Gạo, một chiều rộng là một đoạn của phố Đào Duy Từ. Một phố nhỏ và ngắn, phố Đông Thái, nối góc Đông Nam chợ Gạo với phố Mã Mây. Ban đầu chỗ sông lấp này còn là một bãi trống rộng, trở thành nơi tập trung những người buôn bán ngũ cốc do thuyền các nơi chở đến đậu ở chỗ cửa sông cũ, trước kia cũng đã là một chợ thóc gạo.

Người Pháp sau khi lấp sông, đặt tên cho bãi trống họp chợ buôn bán thóc gạo này là Place du Commerce (Bãi rộng buôn bán). chung quanh là khu phố Hoa kiều có nghề cân đong và xay xát gạo, xuất cảng gạo, nên chợ gạo nhanh chóng sầm uất. Người ta dựng một cầu chợ khá rộng lợp tôn, không có tường, để mọi người tránh mưa nắng. Một hàng cây phượng vĩ được trồng ở hè đường Clémenceau (Trần Nhật Duật) cho bóng mát, mùa hè hoa nở đỏ ối.

Hai mặt phố chợ gạo là:

Dãy phố phía Bắc: đầu phố là Trường Ke, tường bên chiếm một quãng dài; tiếp đến một loạt mấy ngôi nhà nhỏ hai tầng có vẻ mới làm, của những gia đình buôn bán gạo (từ số 2 đến số 8); rồi đến khu đất đình Hương Nghĩa.

Dãy phố Nam chợ Gạo là một kho lớn chứa gạo, mặt chính quay ra phố Đào Duy Từ.

Chợ Gạo là một phố nhỏ ít nhà, nhưng là một địa điểm buôn bán sầm uất, bên trong lại thông với Hàng Buồm, nên có đông người dựa vào đây sinh sống: phu khuân vác gạo và hàng hoá khác cho các cửa hiệu bên Hàng Buồm - Đào Duy Từ; họ là dân trú ngụ ở ngoài bãi sông hoặc từ các làng ngoại ô vào, một số khá đông là phu người Hoa kiều thì ở trong các ngõ Sầm Công; Lataste (Hàng Giấy), Galet (Lương Ngọc Quyến)

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /183