Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóakhám phá Hà Nội Tượng đức Phật Thích CaBồ tát Chuẩn Đềchùa Ấn Quang
06/04/20234.4660

Chùa Ân Quang năm 2025

Chùa tọa lạc ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.Vào năm 1948, Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào lập ngôi chùa nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên Ứng Quang.

 

Đến năm 1950, Hòa thượng Thích Trí Hữu đã giao quyền quản lý ngôi chùa cho Hòa thượng Thích Thiện Hòa để hoằng dương Phật pháp. Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm (Huế). Sau đó, Ngài cho xây tăng xá, giảng đường và nhà trù.

 

Năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã vận động các trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Chùa Ứng Quang được đổi tên thành Ấn Quang, được chọn làm trụ sở của Phật học đường. Hòa thượng được bầu làm Tổng Giám đốc.

 

Ngày 14 và 15 tháng 7 năm Quý Tỵ (1953), chùa Ấn Quang tổ chức đại lễ khánh thành.

 

Năm 1955, Hòa thượng cho xây dãy lầu nhà Tổ và trai đường. Liên tục hai năm sau, Hòa thượng cho xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ Đề, thư viện, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương Đạo. Năm 1959, Ngài cho xây lại dãy lầu giảng đường. Đến năm 1966, chánh điện được tôn tạo. Năm sau, lầu tăng xá, nhà trai được tái thiết. Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện.

 

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca Mâu ni (do Phật tử Minh Dung tạc) và tháp Xá Lợi Phật. Phía sau đặt thờ hai tượng Hộ Pháp hai bên. Chùa có tượng Tổ sư Đạt Ma bằng gỗ và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền do nghệ nhân Trương Văn Thanh (Đại đức Minh Tịnh) thực hiện.

 

Trong hơn một phần tư thế kỷ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907-1978) đã dành trọn tâm trí và công sức để tôn tạo ngôi chùa, mở trường Phật học đào tạo lớp  tăng tài cho Giáo hội. Ngài thế danh Hứa Khắc Lợi, quy y thọ giới với Tổ Bửu Sơn ở chùa Long Triều (Chợ Lớn) năm 15 tuổi, xuất gia tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) năm 28 tuổi. Năm 1952, Ngài hướng dẫn phái đoàn Giáo hội Tăng già Nam Việt tham dự Đại hội Thống nhất Tăng già Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), được suy cử làm Trị Sự Trưởng Giáo hội Tăng già Toàn quốc. Năm 1965, Ngài được bầu làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh Kiến thiết Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1973, Ngài được suy tôn Phó Tăng Thống cho đến ngày viên tịch. Chùa là một trung tâm đào tạo nhiều tăng tài cho Phật giáo Việt Nam hiện đại, là trụ sở của Giáo hội Tăng già Nam Việt, văn phòng Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây.

 

Hiện nay, chùa đặt văn phòng 1 Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh (văn phòng 2 đặt tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình). Chùa đã tổ chức trùng kiến xây dựng nhà Tổ và tăng xá vào ngày 07-3-2006. Trong khuôn viên chùa có phòng phát hành kinh sách và nhà tang lễ.

 

Chùa là nơi đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách đến sinh hoạt, tham quan, lễ Phật thường xuyên. Cùng xem những hình ảnh về chùa Ân Quang:      

                                                        

anquang-1.gif

 Chùa Ấn Quang - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch tại TP.Hồ Chí Minh

 

anquang-2.gif

 Mặt tiền chùa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-3.gif

 Điện Phật - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Quận 10

 

anquang-4.gif

 Điện Phật trang nghiêm - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

anquang-5.gif

 Tượng đức Phật Thích Ca - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-6.gif

Chư Tăng và Phật tử Tụng kinh - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-7.gif

Các Phật tử cùng nhau niệm kinh - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-8.gif

Các Phật tử ngồi kín hết cả đại điện - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-9.gif

Tượng đức Phật A Di Đà - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-10.gif

 Tượng Bồ tát Di Lặc - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-11.gif

Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-12.gif

 Bàn thờ Bồ tát Chuẩn Đề - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-13.gif

Tượng thờ 1 trong tứ đại thiên vương - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-14.gif

Tượng Hộ Pháp - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-15.gif

Bàn thờ Tổ đường - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-16.gif

 Đại hồng chung - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-17.gif

Mặt tiền nhà Truyền thống Văn hóa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-18.gif

 Phòng chính nhà Truyền thống Văn hóa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang 19.gif

Tủ Đại Tạng kinh - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-20.gif

Đại giới đàn Thiện Hào - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-21.gif

Hòa thượng Thích Trí Quảng và đoàn thiếu nữ dâng hoa tại lễ đài Phật đản - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-22.gif

Hòa thượng Thích Trí Quảng giảng pháp trong ngày lễ Phật đản - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-23.gif

 Sinh viên Trường Đại học Hùng Vương tìm hiểu về lịch sử chùa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-24.gif

 Khách nước ngoài viếng chùa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-25.gif

Trang trí kiểu tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) ở cổng chùa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-26.gif

 Kiến trúc mái và nóc ngôi chánh điện - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-27.gif

Hoa tạng trên mái chùa - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại TP.Hồ Chí Minh

 

Sau đây là  ảnh tư  liệu do chùa cung cấp:

 

anquang-28.gif

Ảnh chụp ngôi chùa từ cách đây rất lâu - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-29.gif

Những nhà sư đầu tiên của chùa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-30.gif

Số lượng Phật tử theo chùa ngày càng đông - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-32.gif

Hòa thượng Thích Thiện Hòa - Ảnh: sưu tầm

 

anquang-33.gif

Hòa thượng Thích Thiện Hoa - Ảnh: sưu tầm

blog.mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Ân Quang là gì?
Chùa Ân Quang là một ngôi chùa nằm tại số 242/22 đường Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Lịch sử của Chùa Ân Quang như thế nào?
Chùa Ân Quang được xây dựng vào năm 1955, do sư cô Thích Nữ Như Tâm và các Phật tử thành lập. Trong suốt quá trình phát triển, chùa đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và được nhiều Phật tử yêu mến.
Chùa Ân Quang có những hoạt động gì?
Chùa Ân Quang thường xuyên tổ chức các hoạt động như lễ Phật, lễ Vu Lan, lễ Quan Âm, lễ Tết Nguyên Đán, các khóa tu và các buổi thuyết giảng về Phật pháp. Ngoài ra, chùa còn có các lớp học Phật pháp và các hoạt động từ thiện như cứu trợ đồng bào miền Trung bị thiên tai.
Chùa Ân Quang có những đặc điểm nổi bật gì?
Chùa Ân Quang có kiến trúc độc đáo, với nhiều tòa tháp và đài phong thái được trang trí tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam, cao 10m và nặng 120 tấn.
Làm thế nào để đến Chùa Ân Quang?
Bạn có thể đến Chùa Ân Quang bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể chọn các tuyến số 03, 04, 11, 13, 14, 28, 33, 51, 54, 58, 60, 102, 106, 139, 145, 152, 156, 172, 175, 184, 193, 600.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /531