Mytour blog
Tags:
khám phá Quảng Namsông Hoài Chùa Cầu Hội An
06/04/20234.1490

Chùa Cầu Hội An - không chỉ là một cây cầu nối năm 2024

Nhắc đến Hội An là nhắc đến một trong những thành phố cũ kĩ với những con hẻm rêu phong, những mái nhà ngói san sát nhau, với những đốm sáng rực rỡ của bao chiếc đèn lồng. Nhưng với một số người, đọng lại về chuyến du lịch Hội An là hình ảnh Chùa cầu nằm lặng yên trầm mặc vào buổi sáng, lung linh muôn ánh đèn lúc đêm xuống. Hơn cả một cây cầu nối, Chùa Cầu đã trở thành cây cầu mời gọi du khách từ khắp các vùng miền viếng thăm, trở thành một biểu tượng tâm linh gắn bó với nếp sinh hoạt của người dân nơi đây. Hãy cùng Mytour ghé thăm linh hồn của Hội An này nhé.

 

Chùa Cầu được người Nhật xây dựng vào thế kỉ 17 với mục đích ban đầu là giao lưu buôn bán với người Hoa. Trải qua nhiều lần tu sửa, giờ đây, cây cầu khoác lên mình vẻ cổ kính như chứng nhân của hàng trăm năm lịch sử ở chốn phố cổ Hội An này. Bao nhiêu biến động của thời gian không gian và của chính con người, vật đổi sao dời, song cây cầu vẫn đứng đó, lặng lẽ nối liền hai bờ của dòng sông, nối liền những miền văn hóa khác nhau.

 

chùa cầu  hội an

Vẻ đẹp đã nhuốm màu thời gian - Ảnh: hhungha90.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Nam

 

Không chỉ đơn thuần là cây cầu nối như đúng nghĩa đen của nó, chùa Cầu còn là nơi để nối liền những miền văn hóa khác nhau, đó là sự giao thoa của Việt-Nhật-Hoa. Chùa Cầu cũng là đại diện cho sự đa dạng văn hóa ở nhiều thế kỉ trước ở đây, khi Hội An còn là một trong những thương cảng sầm uất nhất. Chùa Cầu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến du lịch Hội An để ngắm nhìn một trong những kinh đô tấp nập người buôn bán ngày xưa, một khu phố rực rỡ sắc màu ngày nay.

 

chùa cầu  hội an

Bắc ngang sông hoài, Chùa Cầu trở thành cầu nối cho sự giao thoa -  Ảnh: Trung Hiếu.

 

Hơn cả một cây cầu, chùa Cầu còn cho nhiều du khách được thỏa sức mường tượng về những chuyện tình của hai ba thế kỉ trước: “Một lái buôn người Nhật lén lút yêu đương với một tiểu thư người Hoa định cư ở Hội An. Gia đình hai bên cấm cản, họ lén lút hẹn hò nhau mỗi buổi sáng sớm tinh mơ ở chân cầu này, rồi cùng vào chùa cầu xin cho nhân duyên được thành…”  Chùa Cầu không còn chững kiến những câu chuyện buồn nữa, mà đã trở thành địa điểm chứng giám cho tình yêu của bao cặp đôi. Nhiều đôi tình nhân đã chọn nơi đây là địa điểm chụp ảnh cưới, ghi lại khoảnh khắc chỉ có một lần trong đời.

 

chùa cầu  hội an

Nắng sớm đậu trên vai em gầy - Ảnh: DYLV

 

chùa cầu  hội an

Tình mình nồng thắm trong mắt anh và em - Ảnh: Phan Nhật Huy

 

Khi đến với mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, nhiều du khách trầm trồ trước vẻ đẹp của tạo hóa cũng như vẻ đẹp tâm linh của con người nơi đây. Du lịch đến Đà Nẵng thì có chùa Linh Ứng với tượng Quan Âm to lớn như chở che cho dân xứ biển chống lại mọi thiên tai bão tố. Đến với Hội An lại bắt gặp Chùa Cầu, biểu tượng của sự cầu chúc bình an, mưa thuận gió hòa.

 

Gọi là chùa nhưng lại không hề thờ Phật mà thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ, vị thần bảo hộ cho xứ sở. Giống như chính nguồn gốc của cây cầu này được xây dựng, tựa một thanh kiếm yểm huyệt nơi lưng con Cù, không cho nó hoành  hành, đem lại yên ấm cho người dân phố hội.

 

chùa cầu  hội an

Tượng gỗ bên trong chùa Cầu - Ảnh: Huyen Nguyen

 

Dần dần đi vào thế giới tâm linh của những người dân nơi đây cùng du khách thập phương, còn có hình ảnh của tượng khỉ và tượng chó ở hai đầu cây cầu. Như hai vị gác cồng canh gác, chống lại cái ác, bảo vệ sự bình yên.

 

chùa cầu  hội an

Người gác cổng thầm lặng - Ảnh: hhungha90

 

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Nam giá rẻ

 

Từ một chiếc cầu bắc ngang, giờ đây Chùa Cầu đã trở thành một trong những điều thu hút du khách đến với Hội An để chiêm ngưỡng một trong ba cây cầu lợp ngoái của Việt Nam. Cùng Mytour ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp và đầy sức quyến rũ của Chùa Cầu. Nơi đây có vẻ đẹp lúc thì mộc mạc như chính những con người nơi đây, giản dị mà thân thuộc.

 

chùa cầu  hội an

Vẻ đẹp bình yên sáng lúc sáng sớm - Ảnh: Crio Kid’s

 

Song lại có lúc rực rỡ, lung linh ảo dịu như đưa người ta vào cõi mơ thực lẫn lộn. Phải chăng đây là cây cầu lúc ban sáng?

 

chùa cầu  hội an

Muôn ánh hoa đăng, muôn lời nguyện cầu - Ảnh: Selda Eigler

 

Một trong những điểm thu hút khi du lịch Hội An mà du khách không thể bỏ qua đó là thả hoa đăng. Những chiếc hoa đăng trôi đi, lung linh như muôn vạn ngôi sao xa, mang theo những ước nguyện về hạnh phúc, về sự bình yên và tròn đầy.

 

Vượt qua những giá trị khác, giờ đây Chùa Cầu đã trở thành một phần không thể thiếu trong nếp sinh hoạt của người dân Hội An. Không chỉ đơn thuần là câu cầu nối hai bờ sông, Chùa Cầu được xem như là một biểu tượng gợi nhắc đến phố cổ, đối với du khách phương xa đến mà cả với những người con xa quê đang một lòng nhớ về cái thành phố nhỏ này.

 

chùa cầu  hội an

Qua cầu nhanh để kịp về cơm chiều - Ảnh: Jonh Quintero

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hội An

 

Không chỉ là cây cầu nối mà hơn thế nữa, Chùa Cầu Hội An gắn với bao giá trị tinh thần, lịch sử và tâm linh sâu sắc. Đúng như cái tên “Lai Viễn Kiều”, cầu đón khách phương xa mà Chúa Nguyễn Phúc đặt nên nhân một dịp chu du ra Hội An, Chùa Cầu đang chào đón biết bao du khách đến thăm quan, để cùng trải nghiệm, khám phá. Còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên và có chuyến du lịch đến Hội An, đến với Chùa Cầu, nhìn ánh đèn rực rỡ nơi xa xa, trên cầu thì khói hương nghi ngút, lắng nghe những sự tích kể lại, du khách sẽ cảm nhận hết được rằng, thực sự Chùa Cầu không chỉ là một cây cầu....

 

Thu Huyền - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Cầu Hội An là gì?
Chùa Cầu Hội An là một cây cầu cổ được xây dựng vào thế kỷ 17, nối liền hai bờ sông Hoài và là biểu tượng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Tại sao Chùa Cầu Hội An lại được gọi là chùa?
Chùa Cầu Hội An được gọi là chùa bởi vì trên cây cầu có một ngôi đền nhỏ được dựng lên để thờ các vị thần và bảo vệ cây cầu.
Cây cầu này có ý nghĩa gì đối với người dân địa phương?
Cây cầu này có ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương vì nó là biểu tượng của thành phố Hội An và cũng là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất của Việt Nam. Nó cũng là nơi để người dân và du khách tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của địa phương.
Có những điều cần lưu ý khi tham quan Chùa Cầu Hội An không?
Khi tham quan Chùa Cầu Hội An, du khách cần lưu ý không được đốt nhang hay hút thuốc trên cây cầu. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh và tránh làm hư hại các tài sản trên cây cầu.
Chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt?
Chùa Cầu Hội An có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng gỗ và đá vôi. Nó cũng là nơi để thờ các vị thần và bảo vệ cây cầu. Ngoài ra, cây cầu còn có nhiều huyền thoại và truyền thuyết liên quan đến lịch sử và văn hóa của địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /276